Hàng loạt trường trung cấp, cao đẳng ‘thoi thóp’
Năm học 2015-2016, nhiều trường cao đẳng (CĐ), trung câp chuyên nghiệp (TCCN) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối mặt nguy cơ đóng cửa vì thiếu sinh viên.
Nhiều công trình được đầu tư hàng chục tỷ đồng đành đóng cửa phơi nắng, nhiều hạng mục xuống cấp chỉ sau vài năm sử dụng.
Tại Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Đức Minh (số 85 đường Nguyễn Quý Đức), mặc dù trường mới xây dựng năm 2005 nhưng chỉ hoạt động dạy học ổn định được hai năm. Liên tiếp những năm sau đó, trường luôn trong tình trạng thiếu hụt thí sinh.
Tòa nhà đồ sộ 5 tầng đóng cửa im lìm, nhiều hạng mục xuống cấp, hoen ố do phơi nắng lâu dài. Phía ngoài cổng trường treo một bảng thông tin với nội dung trường tạm ngừng hoạt động.
Liên hệ với ông Nguyễn Ngọc Ánh, Trưởng phòng Đào tạo của trường, được biết trường chính thức ngưng hoạt động từ ba năm nay do lượng thí sinh đăng ký học chỉ vài chục người.
Video đang HOT
Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Đức Minh đóng cửa ba năm nay do không tuyển đủ thí sinh. Anh: Tiên Phong.
Ông Ánh cho biết, việc đóng cửa hoạt động của trường là thực tế chung nhiều trường hiện nay, dù không muốn nhưng cũng đành chấp nhận.
Trong khi đó, tại trường Cao đẳng Đức Trí, lãnh đạo trường đang phải “đỏ mắt” tìm thí sinh. Ông Lương Duy Thảo – Phó hiệu trưởng trường CĐ Đức Trí cho biết, năm nay, trường đặt chỉ tiêu tuyển sinh hơn 1.500 chỉ tiêu nhưng đến thời điểm này, số lượng đăng ký mới chỉ đạt 150 sinh viên, chưa kể thí sinh ảo.
Để thu hút thí sinh, trường tung ra các “chiêu” thu hút như miễn phí chi phí ở ký túc xá, cam kết có việc làm ngay cho sinh viên sau khi ra trường… nhưng cũng không khả quan.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng GDCN-GDTX (Sở GD&ĐT Đà Nẵng), cho biết, tính đến nay, Đà Nẵng có 3 trường tạm ngừng hoạt động gồm Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Đức Minh, Trung cấp Nghề Việt Á, Kinh tế – Kỹ thuật miền Trung.
Hàng loạt các trường khác như Trung cấp Xây dựng miền Trung, CĐ Việt Tiến, Trung Cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Thăng Long,… cũng đang đối mặt nguy cơ đóng cửa.
Theo ông Dũng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng khan hiếm sinh viên là do nhiều trường ĐH hiện nay mở thêm nhiều ngành, nghề hệ trung cấp. Phụ huynh, thí sinh có tâm lý thích học hệ trung cấp trong trường ĐH hơn thay vì học chuyên ngành tại trường trung cấp.
Mặt khác, năm nay, việc xét chỉ tiêu các trường dựa theo học bạ, chỉ cần thí sinh đạt mức điểm trung bình là đậu, điều này sẽ dẫn đến tình trạng “cướp” các suất thí sinh tiềm năng cho các trường CĐ, TCCN.
Theo Đao Phan/Tiên Phong
Nữ sinh nhắn tin nhiều có thể học kém
Một nghiên cứu cho thấy, việc nhắn tin bằng điện thoại di động ảnh hưởng kết quả học tập của nữ sinh, song không tác động tới nam sinh.
Kelly Lister-Landman, tiến sĩ của Cao đẳng Cộng đồng Delaware tại Mỹ, cùng một số đồng nghiệp nghiên cứu ảnh hưởng của thói quen nhắn tin SMS tới khả năng hoàn thành các bài tập của học sinh, theo Dailymail.
Họ phân tích hành vi của 211 nữ sinh và 192 nam sinh từ lớp 8 tới lớp 11 tại 11 trường ở miền trung nước Mỹ. Các em cũng trả lời những câu hỏi liên quan kết quả học tập.
Nội dung của các tin nhắn cho thấy nữ sinh tỏ ra bốc đồng trong hành vi nhắn tin. Vì thế, việc nhắn tin khiến các em không thể hoàn thành bài tập và tập trung nghe giảng một cách trọn vẹn, dẫn tới điểm thấp.
Ngược lại, thói quen nhắn tin không tác động tới kết quả học tập của nam sinh.
Tiến sĩ Kelly nói rằng, mức độ bốc đồng tác động tới kết quả lớn hơn nhiều so với tần suất nhắn tin. Chẳng hạn, so với nam sinh, nữ sinh dễ nổi giận, buồn chán hoặc lo lắng hơn với nội dung của tin nhắn.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số biểu hiện để phụ huynh có thể xác định con của họ là người bốc đồng khi nhắn tin hay không.
Chẳng hạn, phụ huynh nên can thiệp khi trẻ sẵn sàng bỏ việc nhà để dành thêm thời gian cho việc nhắn tin; nội dung tin nhắn dài; trẻ trở nên cảnh giác hoặc giận dữ khi ai đó hỏi chúng về tin nhắn; trẻ mất ngủ vì nhắn tin và luôn kiểm tra tin nhắn trước khi làm bất kỳ việc gì.
"Trong giai đoạn cơ thể phát triển mạnh, nữ thiếu niên dành nhiều thời gian để nói chuyện với bạn cùng giới hơn so với nam sinh. Các em cũng suy ngẫm về nội dung tin nhắn nhiều hơn. Vì thế, kết quả học tập của chúng cũng chịu tác động tiêu cực của tin nhắn nhiều hơn", Kelly bình luận.
Theo Zing
Nhiều trường cao đẳng mất hy vọng tuyển đủ sinh viên Mặc dù được kéo dài thời gian xét tuyển đến 21/11 nhưng các trường cao đẳng còn chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung dường như đã mất hết hy vọng tuyển đủ. Chỉ tiêu "khủng" Thống kê của Bộ GD&ĐT tới ngày 25/9 chỉ có 14 trường cao đẳng (CĐ) tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3, nhưng trên thực tế,...