Hàng loạt thí sinh con cán bộ Giáo dục sửa điểm thi vẫn được các trường ĐH lớn giữ lại học, lý do là gì?
“Đối với 12 thí sinh có điểm chấm thẩm định không thấp hơn điểm trúng tuyển thì trước mắt, trong quá trình điều tra, các trường đang cho tiếp tục theo học. Tuy nhiên, khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu em nào bị kết luận có tham gia vào quá trình gian lận thì sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.”
Sau khi hàng loạt thí sinh nâng điểm bị phanh phui, nhiều trường Đại học lớn trên cả nước trả về các thí sinh gian lận, chính thức đuổi học thì thêm một điều khiến dư luận quan tâm không kém đó là các thí sinh được sửa điểm, sau khi hạ đủ điểm chuẩn vẫn được nhà trường giữ lại học. Dù điểm thật của thí sinh đó cap hơn điểm chuẩn vào trường vài điểm hay chỉ 0.05 điểm.
Trao đổi với báo chí ngày 22/4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho rằng, tất cả các hành vi gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia nói riêng và bất cứ kỳ thi nào khác đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Đối với 12 thí sinh có điểm chấm thẩm định không thấp hơn điểm trúng tuyển thì trước mắt, trong quá trình điều tra, các trường đang cho tiếp tục theo học. Tuy nhiên, khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu em nào bị kết luận có tham gia vào quá trình gian lận thì sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Quan điểm của Bộ Giáo dục là xử lý nghiêm khắc, xem xét cho thôi học những thí sinh có kết luận liên quan đến gian lận thi cử.
Tính đến thời điểm hiện tại, những trường vẫn giữ lại thí sinh gian lận thi THPT Quốc gia 2018 là Đại học Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương, Sư phạm, Y Hà Nội…
Con Phó Giám đốc Sở GD Sơn La vẫn được giữ lại Đại học Sư phạm Hà Nội
Thí sinh N.H.C (đến từ Sơn La) vẫn được tiếp tục học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội dù có tên trong danh sách thí sinh Sơn La được nâng điểm. Theo đó, ngành Sư phạm Ngữ văn khối C00 năm 2018 có điểm chuẩn là 24. Điểm ban đầu của thí sinh N.H.C là 27 điểm, sau chấm thẩm định giảm xuống còn 24, vẫn đủ điểm đỗ vào ngành Sư phạm ngữ văn (chưa kể điểm ưu tiên, khu vực).
N.H.C là con của ông N.D.H. – Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Sơn La. N.H.C được bạn bè học chung phổ thông đánh giá là có lực học tốt và khá bất ngờ trước thông tin N.H.C nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm thi.
Con của trưởng phòng giáo dục Trung học Sơn La được giữ lại Đại học Kinh tế Quốc dân
Thí sinh N.Y.K có bố là trưởng phòng giáo dục Trung học, Sở GD&DT Sơn La và mẹ là giáo viên trường THPT Chuyên Sơn La. Sau khi chấm thẩm định lại kết quả thi THPT Quốc gia, điểm của thí sinh này vẫn thừa 0.05 điểm so với điểm chuẩn của trường nên vẫn đủ điều kiện học tiếp.
N.Y.K. có điểm thật môn Toán là 7, Hoá 7.4 nhưng được sửa thành 9.6 ở cả 2 môn. Tổng điểm nâng là 4.8.
Video đang HOT
Nếu chưa kể điểm ưu tiên, khu vực, thí sinh này nằm trong top 2 thí sinh có điểm đầu vào cao nhất ngành Sư phạm Ngữ văn, chỉ sau thí sinh T.P.T đến từ Hòa Bình (trong khi T.P.T đã bị phát hiện được nâng 6,25 điểm/3 môn khối C).
Còn nếu tính cả điểm ưu tiên, khu vực, N.H.C là thí sinh có điểm đầu vào cao nhất ngành Sư phạm Ngữ văn, với tổng cộng 29,75 điểm (được cộng 2 điểm ưu tiên và 0,75 điểm khu vực).
Con của Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) được giữ lại Đại học Luật Hà Nội
Thí sinh Ngô L.B.Ng – cựu học sinh lớp 12 chuyên Sử Trường THPT chuyên Sơn La có điểm thi THPT Quốc gia 2018 là Ngữ văn 8.75; Lịch sử 7.5 và Địa lí 8.25; Toán 9.8, Ngoại ngữ 9.8, Giáo dục công dân 8. Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, điểm của thí sinh này giảm 11 điểm, trong đó, Toán còn 5.8, Ngoại ngữ 2.8 và Ngữ văn 8.25. Các môn khác điểm vẫn giữ nguyên.
Ông Trần Quang Huy – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nói rằng thí sinh này xét tuyển vào Đại học Luật Hà Nội bằng tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa). Tổng điểm 3 môn này chỉ giảm 0.5 nên vẫn tiếp tục được theo học ở trường.
Bố của Ngô L.B.Ng – Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) – ông D. cho biết: “ Con tôi không bị ảnh hưởng gì, cháu đỗ đại học đàng hoàng. Cháu xét tuyển bằng tổ hợp xã hội và đang học luật ở Hà Nội. Môn nâng điểm là môn tự nhiên, không ảnh hưởng gì đâu.
Thấy dư luận đồn như thế, tôi vẫn chờ kết quả điều tra của công an xem thế nào, rồi tính sau”.
Mẹ của thí sinh này cũng là một cán bộ công an tỉnh Sơn La. Trong mùa thi THPT Quốc gia 2018, Ngô L.B.Ng từng gây xôn xao dư luận thi bảng điểm thi thử rất thấp nhưng điểm thi thật lại cao chót vót.
Điểm thi thử của thí sinh này là: Toán 5.0; Ngữ văn 4.0; Lịch sử 6.25; Địa lí 6.25; Giáo dục công dân 5.25; Tiếng Anh 1.2. Điểm trung bình chỉ là 4.66.
Nhiều thí sinh khác được giữ lại Đại học Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân, Y Hà Nội
Tại Đại học Ngoại thương, thí sinh N.T.N. số điểm chấm lần đầu gồm Toán: 8.8 điểm; Ngoại ngữ: 9.6 điểm và Văn 8.5 điểm. Sau khi chấm thẩm định lại, điểm của thí sinh này bị hạ còn Toán: 7.2 điểm; Ngoại ngữ 9.4 và Văn 8.5.
Năm 2018, điểm chuẩn của ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại thương là 24.1 điểm. Sau khi chấm thẩm định, tổng điểm của thí sinh này là 25.1 vẫn đủ điểm để trúng tuyển và được tiếp tục theo học tại trường ngành Kinh doanh quốc tế.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân, tổng cộng trường có tất cả 12 sinh viên được sửa điểm thi, gian lận thi THPT Quốc gia 2018 đang theo học tại trường. Cụ thể, có 7 thí sinh đến từ Sơn La và 5 thí sinh đến từ Hoà Bình.
Trong 7 thí sinh Sơn La, có 5 thí sinh điểm thấp hơn so điểm chuẩn trúng tuyển nên bị đuổi học, 2 thí sinh còn lại có điểm cao hơn điểm trúng tuyển nên vẫn được học bình thường.
Trong 5 thí sinh Hòa Bình, trường cũng đã đuổi 2 sinh viên, giữ lại 3 sinh viên đủ điểm chuẩn theo quy chế tuyển sinh năm 2018 của nhà trường.
Đại học Y Hà Nội có 3 trường hợp đỗ vào ngành Y đa khoa có số điểm thấp hơn sau khi chấm thẩm định rất nhiều. Trong đó có một thí sinh ở Sơn La và một thí sinh khác ở Hòa Bình chắc chắn sẽ bị thôi học do điểm chấm lại thấp hơn điểm trúng tuyển. Thí sinh còn lại vẫn được giữ lại trường.
Đại học Hà Nội có 1 thí sinh Hòa Bình trúng tuyển vào ngành ngôn ngữ Trung với 35,8 điểm, nhưng điểm sau chấm thẩm định bị giảm còn 32,2 điểm. Điểm chuẩn ngành ngôn ngữ Trung là 30,37 điểm, nên khi trả về điểm thật, thí sinh vẫn đủ điểm trúng tuyển. Theo quy định và hướng dẫn chung, thí sinh này vẫn được tiếp tục theo học tại trường.
Đại học Y Hà Nội có 3 trường hợp đỗ vào ngành Y đa khoa có số điểm thấp hơn sau khi chấm thẩm định rất nhiều. Trong đó có một thí sinh ở Sơn La và một thí sinh khác ở Hòa Bình chắc chắn sẽ bị thôi học do điểm chấm lại thấp hơn điểm trúng tuyển. Thí sinh còn lại vẫn được giữ lại trường.
Theo Helino
Sinh viên sư phạm thấy bị xúc phạm trước quy định "bị đuổi học nếu "bán hoa" 4 lần"
"Nếu "bán hoa", dẫu chỉ là lần đầu đã khó chấp nhận. Quy định "bán hoa" 4 lần mới bị đuổi học, hơn nữa còn chỉ mặt điểm tên riêng sinh viên sư phạm rất phản cảm. Thậm chí, em còn cảm thấy bị xúc phạm trước dự thảo "trời ơi đất hỡi" này" - Phạm Thị Ngọc (sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội) bày tỏ.
Ảnh minh họa
Quy định gây sốc!
Mạng xã hội vẫn đang "dậy sóng" trước nội dung về việc sinh viên "bán hoa" 4 lần sẽ bị buộc thôi học, được quy định trong Dự thảo quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy, do Bộ GDĐT soạn thảo.
Đặc biệt, sinh viên sư phạm - những "khổ chủ" trong dự thảo tỏ ra ngỡ ngàng, bức xúc.
Nguyễn Xuân Xuân (Ngành Sư phạm Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: "Em cảm thấy rất sốc trước nội dung dự thảo này. Quy định "bán hoa" đến 4 lần mới bị đuổi học rất bất hợp lý, chẳng khác nào gật đầu tặc lưỡi cho sinh viên qua mấy lần đầu".
Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Anh (Khoa Công tác Xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội) bức xúc: "Sinh viên sư phạm cũng giống như sinh viên trường khác. Việc ra dự thảo với riêng sinh viên sư phạm là không công bằng".
Không chỉ ngao ngán trước dự thảo "trời ơi đất hỡi" này, Đào Thùy Linh (Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cảm thấy thất vọng và buồn. Đồng thời, đặt ra hàng loạt băn khoăn: Tại sao không phải cấm ngay lần thứ nhất vi phạm? Tại sao dự thảo không áp dụng với sinh viên nói chung mà lại chỉ mặt điểm tên sinh viên sư phạm? Dự thảo này rồi sẽ đi về đâu, giảng viên hay ai sẽ đi đếm được số lần "bán hoa" của sinh viên đây?
Đưa dự thảo cần chứng minh tiền lệ xấu
Đa số sinh viên sư phạm đều cho rằng việc đưa dự thảo này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của những nhà giáo tương lai.
"Quy định chỉ mặt điểm tên riêng sinh viên sư phạm rất phản cảm. Thậm chí, em còn cảm thấy bị xúc phạm trước dự thảo "trời ơi đất hỡi" này.
Bản thân em thấy chưa có tiền lệ xấu về tệ nạn này trong đời sống của sinh viên sư phạm. Về nề nếp tác phong, sinh viên ngành sư phạm được đào tạo bài bản. Việc gắn mác sinh viên sư phạm luôn khiến chúng em biết tự điều chỉnh bản thân mình sống đúng đạo đức, mà không hiểu sao lại được đưa vào dự thảo một cách bất đắc dĩ như vậy" - Phạm Thị Ngọc (sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội) bày tỏ.
Cũng chung quan điểm đó, Đặng Mỹ Linh (Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng từ trước đến nay, sinh viên sư phạm luôn được đánh giá ngoan ngoãn, mẫu mực, lối sống giản dị. Mỹ Linh kiến nghị nên rút lại dự thảo vì còn nhiều điểm bất hợp lý, gây ra dư luận xấu đối với sinh viên sư phạm.
AN AN
Theo laodong
Cho người trẻ quyền được thi trượt và thất bại Rời trường vì gian lận thi cử là hình phạt khủng khiếp đối với những đứa trẻ mới bước vào đời. Lỗi của họ là đồng lòng để cha mẹ nâng đỡ bước đi trên con đường đầy "hoa hồng". Ngày 16/4, T.P.T - thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội - bị phát hiện được nâng 14,85 điểm, đã xin thôi...