Hàng loạt sai phạm ở trường ĐH Hùng Vương
Mỗi năm chi tiền thuê mặt bằng đến hơn 42 tỉ đồng nhưng nhiều mặt bằng đã không được sử dụng. Lập nhiều loại quỹ không rõ ràng với số tiền hơn 16 tỉ đồng
Sau khi Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận yêu cầu Sở Nội vụ TP trình quyết định cho UBND TP về việc tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT và ông Lê Văn Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương, theo những tài liệu thu thập được, chúng tôi phát hiện hàng loạt sai phạm tại trường này diễn ra trong nhiều năm qua.
Chi, thu không rõ ràng
Trường ĐH Hùng Vương được thành lập từ năm 1995 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2006, trường được chuyển từ hình thức dân lập sang tư thục có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Từ năm 2008 đến nay, mỗi năm Trường ĐH Hùng Vương thu về không dưới 50 tỉ đồng từ học phí, lệ phí… của sinh viên. Đây là một khoản thu không nhỏ, thế nhưng không hiểu nhà trường đã sử dụng khoản thu này thế nào mà khoản chi ra cũng xấp xỉ, trong đó chi nhiều nhất là thuê cơ sở vật chất để giảng dạy.
Từ khi thành lập đến tháng 8/2011, hầu hết các cơ sở đào tạo của trường đều được thuê lại của các cá nhân với nhiều hình thức như thuê nhà, nhà xưởng và thuê quyền sử dụng đất… Cụ thể, năm học 2008-2009, trường này thu được 46,954 tỉ đồng nhưng đã chi ra 42,541 tỉ đồng, trong đó chi cho việc thuê cơ sở để giảng dạy và khấu hao sửa chữa lên đến hơn 16 tỉ đồng.
Ngoài ra, một số mặt bằng trên đường Võ Thị Sáu (quận 3), Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), dù được trường sử dụng và trả tiền thuê đất nhưng có nhiều thời điểm không được ký hợp đồng như quy định. Ngược lại, một số mặt bằng dù đã được trường ký hợp đồng nhưng chưa tiếp nhận và đưa vào sử dụng như mặt bằng trên đường Nguyễn Trãi (quận 5), mặt bằng lô 46 Công viên Phần mềm Quang Trung…
Ngoài vung tay trong việc chi tiền thuê cơ sở giảng dạy, Trường ĐH Hùng Vương còn lập ra nhiều loại quỹ không rõ ràng với số tiền rất lớn, được lập ra từ chênh lệch thu chi, như quỹ bảo tồn vốn, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi và có cả quỹ… hiệu trưởng. Chỉ riêng ba loại quỹ: dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng phúc lợi, tính đến ngày 31/12/2009, số dư đã hơn 16 tỉ đồng.
Video đang HOT
Sinh viên nộp phí bảo hiểm tại Trường ĐH Hùng Vương
Nợ thuế Nhà nước
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 8/1995 nhưng đến tháng 5/2008, hiệu trưởng của trường mới đăng ký kê khai nộp thuế với tổng doanh thu chưa đăng ký kê khai nộp thuế từ năm 1995 đến năm 2006 là hơn 115 tỉ đồng, chênh lệch thu chi khoản 20 tỉ đồng. Trong đó, năm học 2007-2008, 2008-2009 và 2009-2010, qua thanh tra, Thanh tra Cục Thuế TP đã yêu cầu nhà trường phải nộp khoảng 5,5 tỉ đồng tiền nợ thuế (trong đó thuế truy thu là 3,7 tỉ đồng, tiền phạt thuế hơn 1,7 tỉ đồng). Hiệu trưởng trường đã trích từ quỹ dự phòng tài chính để nộp cho thanh tra.
Ngoài việc nợ thuế, Trường ĐH Hùng Vương còn tự ý giữ lại tiền sau khi trích nộp theo quy định mà không kê khai với số tiền hơn 6 tỉ đồng doanh thu từ năm học 2007-2008 đến nay của hai đơn vị trực thuộc là Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực với số tiền gần 5 tỉ đồng và Khoa Quản trị bệnh viện với số tiền hơn 1,2 tỉ đồng. Chưa kể, số tiền 470 triệu đồng doanh thu từ hoạt động liên kết đào tạo với Trường CĐ Cộng đồng Sóc Trăng năm học 2007-2008 và 2009-2010 cũng không được kê khai.
Cổ đông ảo Ngoài những sai phạm liên quan đến tài chính, từ khi chuyển sang mô hình tư thục, việc góp vốn của cổ đông còn nhiều mập mờ. Trong một số giai đoạn, số tiền góp vốn và số cổ đông không khớp thực tế, thậm chí có cả cổ đông ảo. Công tác quản lý tài chính của trường này cũng bị thả nổi, cụ thể: Không lập hóa đơn đối với các khoản thu từ hoạt động liên kết đào tạo, thu học phí của các lớp ngắn hạn, lệ phí cấp chứng chỉ, cấp giấy chứng nhận; không theo dõi, hạch toán nguồn thu, chi phí phát sinh từ tiền tài trợ học bổng vào báo cáo tài chính của trường dẫn đến việc giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường tự ý quản lý và sử dụng nguồn thu trên tài khoản cá nhân với số tiền trên 126 triệu đồng. Điều đáng ngạc nhiên là trung tâm này còn tự ý vay tiền cá nhân với lãi suất cao để chi học bổng, trợ cấp sinh viên cho hai năm học 2007-2008 và 2008-2009 với số tiền không nhỏ
Theo NLĐ
Hàng loạt trường sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 3
17h chiều nay 15/9 là kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển NV2 ĐH, CĐ năm 2011. Có lẽ thất bại trong đợt xét tuyển này vẫn là các trường ĐH ngoài công lập, có trường chỉ nhận lượng hồ sơ bằng nửa số chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT giao nên sẽ tiếp tục xét NV3.
Hôm nay 15/9, kết thúc xét tuyển NV2 nhưng hàng chục trường vẫn thiếu nhiều chỉ tiêu xét tuyển kể cả công lập và dân lập như các trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Xã hội nhân văn - ĐH QG Hà Nội, trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Xã hội nhân văn - ĐH QG TP.HCM, ĐH Công Đoàn, ĐH Thái Nguyên, ĐH Hồng Đức, ĐH Hùng Vương, Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, ĐH Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn...
Nhiều trường ĐH ngoài công lập còn thiếu đến nửa chỉ tiêu như Trường ĐH Tân Tạo là trường đưa ra mức học bổng khuyến khích nhập học rất lớn là tất cả thí sinh trúng tuyển đều nhận được học bổng toàn phần cho năm thứ nhất. Học bổng này sẽ tài trợ hoàn toàn chi phí học tập, ký túc xá, ăn uống và chăm sóc sức khỏe, một máy laptop trong thời gian học tập năm thứ nhất tại trường. Tuy nhiên, trường đưa ra mức điểm chuẩn khá cao là 17 điểm trở lên. Tính đến ngày 13/9, Trường ĐH Tân Tạo mới nhận được 60 hồ sơ ĐKXT NV2 dù trường có 471 chỉ tiêu NV2. Riêng các tỉnh Long An, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Quảng Nam và Quảng Ngãi trường áp dụng điểm chuẩn là 15 điểm cho cả hai khối A và D1.
Trường ĐH Thành Tây có 800 chỉ tiêu ĐH và 200 chỉ tiêu CĐ. Trường đưa ra chính sách ưu đãi miễn 1 tháng học phí đầu tiên cho các sinh viên ĐH, CĐ nhập học vào năm học 2011 - 2012 nhưng tính đến ngày 13/9 trường mới nhận được 168 hồ sơ ĐKXT.
Trường ĐH Hòa Bình theo thống kê đến ngày 14/9 nhận được 584 hồ sơ ĐKXT NV2 cả 2 hệ ĐH và CĐ, trong khi chỉ tiêu là hơn 2.000 ở các trình độ đào tạo.
Tính đến ngày 12/9, Trường ĐH Đại Nam vẫn còn 700 chỉ tiêu NV2 dù trường đã đưa ra nhiều mức học bổng có giá trị từ 5 triệu đồng đến 100% học phí cả 4 năm học để chiêu sinh.
Nhận định trước được tình hình sẽ thiếu nguồn nên trong xét tuyển NV2 nhiều trường ĐH ngoài công lập đã thông báo xét tuyển NV3.
Ngay cuối tháng 7/2011, Trường ĐHDL Đông Đô đã thông báo tuyển sinh, xét tuyển NV2, NV3. Điểm xét tuyển vào trường bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT (kể cả điểm ưu tiên).
Trường ĐH Nguyễn Trãi ngay từ cuối tháng 3/2011 cũng thông báo xét tuyển các nguyện vọng 1, 2 và 3. Trường đã thông báo xét tuyển hơn 200 chỉ tiêu NV3.
Trường ĐH Thành Đô đã thông báo với thí sinh ngay từ thời điểm xét tuyển NV2 về thời gian nhận hồ sơ xét tuyển NV3: Từ ngày 15/9 đến 30/9/2011.
Do thiếu chỉ tiêu nên hàng loạt trường ngoài công lập sẽ tiếp tục xét tuyển NV3. Thời gian xét tuyển NV3 từ ngày 20/9 đến 17.00 giờ ngày 10/10. Đây là đợt xét tuyển vào ĐH, CĐ cuối cùng trong năm 2011.
Để xác định xét tuyển NV3, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường cao đẳng, các trường đại học có đào tạo hệ cao đẳng và các trường cao đẳng thuộc các đại học còn chỉ tiêu xét tuyển NV3 cần xác định rõ nguồn tuyển đối với thí sinh đã dự thi đại học hoặc dự thi cao đẳng theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.
Điều kiện xét tuyển NV3 (chỉ tiêu cần tuyển, mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển và nguồn tuyển NV3) theo từng khối thi và ngành đào tạo.
Theo DT
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc không nhận SV ĐHQG! Nhiều sinh viên hộ khẩu tại Vĩnh Phúc tốt nghiệp loại khá, giỏi hai trường ĐH Giáo dục, ĐH Sư phạm Ngoại ngữ (ĐHQGHN) bị từ chối khi nộp hồ sơ xét tuyển. Phân biệt đối xử? Hàng trăm sinh viên có hộ khẩu tại Vĩnh Phúc, tốt nghiệp hai trường đại học nói trên với kết quả khá, giỏi, tuy nhiên, khi...