Hàng loạt sai phạm “động trời” của Trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP HCM
Tuyển dụng chưa đúng quy định, xét tuyển không đạt điểm sàn, vượt chỉ tiêu; chuyển 280 nghìn USD tài trợ vào tài khoản cá nhân, làm hợp đồng mua bán thiết bị, phụ lục ảo gần 6 tỷ đồng…là những sai phạm “động trời” của trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP HCM.
Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa có kết luận thanh tra hành chính với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa có kết luận thanh tra hành chính với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (ĐHSPKT). Việc thanh tra được thực hiện từ tháng 7/2017.Theo kết luận Thanh tra, trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP HCM đã có hàng loạt sai phạm, trong đó có những sai phạm nghiêm trọng về vấn đề tuyển sinh, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; đặc biệt là sai phạm về tài chính, việc tiếp nhận tiền tài trợ.
Cụ thể những sai phạm được kết luận như sau: Từ năm 2015 đến 2017, trường tuyển dụng 75 viên chức nhưng chưa thực hiện đúng quy trình theo quy định của Bộ Nội vụ. Cũng trong khoảng thời gian này, trường ĐHSPKTTP HCM đã xét tuyển đặc cách nhiều trường hợp chưa đúng quy định; có sai sót trong việc bổ nhiệm cán bộ là 4 trưởng khoa, trưởng bộ môn.
“Trong 3 năm liên tiếp (từ 2015 đến 2017), về công tác đào tạo, trường đã sai phạm tuyển vượt chỉ tiêu. Thực hiện liên kết đào tạo với 24 đơn vị nhưng chưa có văn bản cho phép của Bộ GD-ĐT”, kết luận Thanh tra nêu rõ.
Kết luận này cũng chỉ ra sai phạm của trường ĐHSPKT TP HCM trong việc xét trúng tuyển thí sinh không đạt điểm sản trong kỳ thi tuyển sinh Đại học với chương trình liên kết nước ngoài. Với chương trình đào tạo thạc sĩ, trường cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức môn học trình độ sau Đại học chưa đúng quy định.
Về tài chính, trường ĐHSPKT TP HCM có sai phạm liên quan đến việc tiếp nhận tài trợ phòng dạy học số. Trường không thực hiện đúng quy định của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà trài trợ.
Video đang HOT
Cụ thể, trường Đại học bang Arizone (Mỹ) tài trợ số tiền 280 nghìn USD cho trường trang bị phòng dạy học số. Tuy nhiên, số tiền tài trợ nói trên không được chuyển về tài khoản của trường mà “chạy vào” tài khoản ngoại tệ cá nhân của Trưởng khoa Đào tạo chất lượng cao theo đề nghị của hiệu trưởng trường ĐHSPKT TP HCM. Điều đáng nói là số tiền hàng trăm nghìn USD tài trợ này không được nhập vào sổ sách tiền tài trợ, không báo cáo về viện trợ nước ngoài và sử dụng số tiền trên.
Ngoài ra, một sai phạm nghiêm trọng khác là trường ĐHSPKT TP HCM đã thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và hợp đồng phụ lục ảo giá trị lên đến 5,8 tỷ đồng không tổ chức đấu thầu, không có biên bản giao nhận thiết bị…
Theo Kiến Thức
Năm 2018 nới rộng xét tuyển đại học
Bộ GD&ĐT khẳng định từ kỳ tuyển sinh năm 2018 sẽ không còn điểm sàn. Vì vậy, nhiều trường đại học vừa công bố đề án tuyển sinh theo hướng mở rộng điều kiện xét tuyển.
ảnh minh họa
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, xác nhận năm 2018, trường sẽ tổ chức kỳ kiểm tra năng lực để tuyển sinh cùng với các hình thức tuyển sinh khác như năm 2017.
Kiểm tra năng lực cơ bản
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết kỳ thi kiểm tra năng lực mà trường sẽ tổ chức trong năm 2018 là kết quả của "Đề án xây dựng và tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ công tác tuyển sinh - cao đẳng tại ĐH Quốc gia TP.HCM", được xây dựng từ năm 2016.
Khác với cách tiếp cận của kỳ thi THPT quốc gia, kỳ thi đánh giá năng lực chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh, như năng lực sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, phân tích, tổng hợp giải quyết vấn đề.
Các năng lực này được đánh giá thông qua bài thi tổng hợp gồm 100 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 150 phút. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản để đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thí sinh chứ không đánh giá khả năng học thuộc.
ĐH Quốc tế (thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM) dành 35% chỉ tiêu để xét tuyển theo kỳ thi đánh giá năng lực cùng với các hình thức xét tuyển khác như xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia, tuyển thẳng học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; xét tuyển thẳng học sinh giỏi của các trường THPT chuyên, năng khiếu.
Bên cạnh đó, trường dùng thêm kết quả kỳ kiểm tra năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức để xét tuyển. Các trường còn lại của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức. Tất nhiên, không phải tất cả ngành của các trường thành viên đều sử dụng kết quả này để xét tuyển.
GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM, cho hay năm nay, trường vẫn duy trì kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển cùng kết quả thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, trường đang trong quá trình rà soát mối liên hệ giữa điểm học bạ THPT và kết quả kiểm tra năng lực của các thí sinh 2 năm trước, nhằm đánh giá tác động của phương án tuyển sinh riêng để xác định tỷ trọng phù hợp.
Mở rộng điều kiện xét tuyển
Nếu như năm 2017, ĐH Tài chính Marketing tuyển thẳng học sinh giỏi trường, chuyên, năng khiếu thì năm 2018, trường mở rộng đối tượng tuyển thẳng dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT đối với học sinh các trường THPT trên toàn quốc có đủ 3 năm học THPT đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng ĐH Tài chính Marketing, cho biết kỳ tuyển sinh 2018 trường dành khoảng 25% chỉ tiêu để tuyển thẳng. Kỳ thi THPT quốc gia hàng năm vẫn chọn những thí sinh có điểm cao nhất để xét tuyển thì trường chọn phương án học sinh giỏi 3 năm để tuyển thẳng vẫn hợp lý. Trường vẫn tin tưởng vào việc đánh giá học lực học sinh của các trường THPT.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM, thông tin khác với những năm trước dùng mức điểm chung cho hầu hết ngành học, sau chương trình đại cương mới phân theo ngành, chuyên ngành tùy theo điều kiện. Năm nay, trường sẽ áp dụng mức điểm trúng tuyển riêng cho từng ngành, chuyên ngành để sinh viên theo suốt ngay từ đầu khóa học.
Ngoài ra, các trường cũng mở rất nhiều ngành mới tuyển sinh trong năm 2018. TS Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Sài Gòn, nói rằng năm 2018, trường có thêm chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh tiểu học (bậc ĐH). Ông Sơn cho hay trường vẫn tiếp tục tuyển sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Năm 2018, ĐH Công nghiệp Thực phẩm có ngành mới là Khoa học chế biến món ăn. ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng đổi tên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thành ngành Du lịch.
TS Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thông tin năm 2018, trường sẽ có thêm 6 ngành gồm thiết kế đồ họa, kiến trúc, quản lý xây dựng, năng lượng tái tạo, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, sư phạm công nghệ.
ĐH Kiến trúc TP.HCM đã được Bộ GD&ĐT cấp phép tuyển sinh thêm 2 ngành mới trong năm 2018 gồm: Mỹ thuật đô thị và quản lý xây dựng. ĐH Quốc tế dự kiến mở thêm 3 ngành: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật hóa học và Kỹ thuật cơ khí.
Theo Zing
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tuyển 2.670 chỉ tiêu dự kiến Năm 2018, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM sẽ tuyển 2.670 chỉ tiêu, trong đó có 2.060 chỉ tiêu chương trình đại trà, 510 chỉ tiêu chất lượng cao và 100 chỉ tiêu liên thông chính quy. Sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM trong giờ thực hành Theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH...