Hàng loạt ngoại ngữ vào trường học
Tiếng Nhật, Hàn, Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức sẽ được đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông tại Hà Nội, TP.HCM.
Theo đề án “Dạy tiếng Nhật trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2016-2026″, đến năm 2026, sẽ có khoảng 300 trường tiểu học và 10.000 học sinh tiểu học được học tiếng Nhật.
Tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật là ngoại ngữ thứ nhất
Từ ngày 15/9, 4 trường tiểu học của Hà Nội và 1 trường tiểu học của TP.HCM bắt đầu khai giảng lớp học tiếng Nhật dành cho học sinh lớp 3.
Đó là các trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm), tiểu học Khương Thượng (quận Đống Đa), tiểu học Chu Văn An (quận Tây Hồ), tiểu học Quốc tế Gateway (trường tư thục) ở Hà Nội và một trường ở TP.HCM là trường Quốc tế Việt Úc.
Các trường này sẽ dạy tiếng Nhật như một môn ngoại ngữ thứ nhất với thời lượng 4 tiết mỗi tuần. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), môn tiếng Nhật sẽ lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.
Một số trường đẩy mạnh việc học ngoại ngữ trong năm học mới. Ảnh minh hoạ.
Bà Bùi Thị Diệu Ngọc – hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội) – cho hay trường này hiện thí điểm dạy tiếng Nhật với 2 lớp 3.
“Bước đầu chưa thể nói gì nhiều nhưng tôi tin học sinh sẽ hào hứng với ngoại ngữ mới này. Các cô giáo của đề án ngoại ngữ 2020 đều rất nhiệt tình với học sinh” – bà Ngọc nói.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – hiệu trưởng trường Tiểu học Khương Thượng (Hà Nội) – cho biết trước khi chính thức tham gia thí điểm dạy tiếng Nhật, lãnh đạo nhà trường đã họp với toàn bộ phụ huynh học sinh 2 lớp 3 tham gia thí điểm chương trình.
“Chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc của phụ huynh về việc học này có ảnh hưởng đến các môn khác không, có nặng quá với các em hay tham gia thí điểm thì có quyền lợi gì…? Sau khi giải đáp các thắc mắc thì gần như 100% học sinh tham gia” – bà Hà cho biết.
Hiệu trưởng này cũng nói thêm hiện hai lớp thí điểm đã học được 4 giờ tiếng Nhật đầu tiên, các giáo viên rất nhiệt tình và học sinh thì khá hứng thú.
Nói thêm những băn khoăn về chất lượng giáo viên cũng như giáo trình học, bà Hà cho hay toàn bộ giáo viên tham gia thí điểm đều có được Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tuyển chọn.
“Chúng tôi chỉ ký hợp đồng với giáo viên về thời lượng và nội dung, còn chi phí cho giáo viên trong năm đầu tiên thì Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 sẽ chi trả. Tóm lại trong năm đầu tiên, giáo viên và sách giáo khoa chúng tôi được miễn phí.
Video đang HOT
Nếu năm sau không còn bao cấp mà chương trình vẫn triển khai thì chúng tôi sẽ tiến hành xã hội hóa, tất nhiên là phải được sự đồng ý của phụ huynh học sinh” – bà Hà nói.
Theo lộ trình của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ nhất. Bên cạnh việc thí điểm dạy tiếng Nhật từ năm học 2016-2017, Bộ GD&ĐT đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017.
Bộ cũng sớm thẩm định và ban hành chương trình này để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ việc dạy và học trong trường phổ thông.
Thí điểm dạy tiếng Hàn, Pháp, Đức
Theo Bộ GD&ĐT, tiếng Hàn, tiếng Pháp sẽ được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai. Năm học 2016-2017, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP.HCM.
Giai đoạn 2017-2025, ngoại ngữ này sẽ lần lượt được triển khai ở các lớp tiếp theo của cấp THCS và cấp THPT. Sau thí điểm, các trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ hai.
Từ năm học 2016-2017, Bộ GD&ĐT cũng sẽ chuẩn bị triển khai dạy học thí điểm chương trình tiếng Đức như ngoại ngữ thứ hai, để tới năm sau triển khai dạy tiếng Đức từ lớp 6 ở các địa phương đang tiến hành giảng dạy môn này (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng), sau đó lần lượt mở rộng tới các địa phương khác.
Môn tiếng Pháp cũng được xác định giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai theo hướng: đổi mới chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến THPT theo hướng tinh giản và hiện đại hóa; hoàn thiện bộ sách tiếng Pháp ngoại ngữ 2 quyển 1 với sự hợp tác của tổ chức quốc tế Pháp ngữ phù hợp với bối cảnh Việt Nam; tiếp tục củng cố và phát triển 4 chương trình giảng dạy tiếng Pháp: ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2, chuyên ngữ và song ngữ…
Hiện nay tại TP.HCM, các trường phổ thông đang dạy ngoại ngữ thứ hai các môn tiếng Pháp, Đức, Nhật, Trung và nay thêm tiếng Hàn. Riêng tiếng Hàn có khoảng hơn 500 học sinh theo học tiếng Hàn trong 4 trường, gồm THCS Hoa Lư (quận 9), THCS Bình Thọ (quận Thủ Đức), trường THPT Thủ Đức và trường THPT Bùi Thị Xuân.
Từ năm học 2016-2017, TP.HCM bắt đầu thí điểm dạy tiếng Hàn trong các trường THCS và THPT. Tuy nhiên, việc thí điểm dạy tiếng Hàn trong các trường phổ thông ở TP.HCM hiện vẫn gặp nhiều khó khăn như chưa có biên chế chính thức về giáo viên tiếng Hàn như là ngoại ngữ thứ hai, sĩ số lớp học đông, các trường chưa có phòng học chuẩn cho dạy ngoại ngữ thứ hai, chưa biết cách tính điểm tiếng Hàn thế nào cho hợp lý…
Theo bà Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Phó trưởng Ban Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD&ĐT), tùy theo tình hình thực tế của mỗi trường, các trường có thể chọn lựa cách tính điểm tiếng Hàn cho học sinh như một môn học bình thường của học sinh trong bậc phổ thông hoặc cũng có thể cộng điểm ưu tiên vào ngoại ngữ thứ nhất (tiếng Anh) khi học sinh học thêm tiếng Hàn.
Theo báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 của Sở GD&ĐT TP.HCM, việc tổ chức dạy học tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung tiếp tục nhận được sự quan tâm và phát triển. Năm học 2015-2016, đã phối hợp với Đại sứ quán Đức và tổ chức ZFA triển khai dạy học ngoại ngữ thứ nhất tiếng Đức (5 tiết/tuần) cho 42 học sinh khối 6 trường THCS Lê Quý Đôn.
Tùy tình hình mỗi tỉnh để dạy ngoại ngữ
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trước mắt tập trung vào nâng cao chất lượng tiếng Anh và khuyến khích các tỉnh tùy vào tình hình thực tế để dạy học thêm các ngoại ngữ khác.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng nhấn mạnh việc học ngoại ngữ muốn tiến triển nhanh thì người học cần phải được mở rộng giao lưu với giáo viên bản ngữ, sinh viên nước ngoài. Học tiếng gì phải tiếp cận với người nói tiếng đó.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết kinh phí để thực hiện thí điểm giảng dạy các ngoại ngữ trên là kinh phí thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phần cấp ngân sách hiện hành và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Theo Yến Anh – Đặng Trinh/Người Lao Động
Giáo viên mầm non có thể được hưởng thêm một số phụ cấp
Bộ GD&ĐT đang đề xuất lên Chính phủ một số chính sách, phụ cấp cho giáo viên mầm non để khuyến khích, động viên họ gắn bó với nghề.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT.
- Là một nhà giáo lâu năm, ông đánh giá như thế nào về công việc của giáo viên mầm non?
- Giáo viên mầm non có những khó khăn, vất vả đặc thù. Nhiều người thường nói: Giáo viên mầm non là nghề "không đội nón". Họ ra khỏi nhà từ khi mặt trời chưa mọc nhưng chiều về thì mặt trời đã lặn.
Về thời gian, giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực. Khi mọi người chưa đi làm thì họ đã phải đến trường sớm trước 30 phút. Thường các cô phải là việc tới 9-10 tiếng/ngày. Buổi trưa, các cô giáo cũng không được nghỉ, khi trẻ ngủ, họ vẫn phải trông nom săn sóc và còn tranh thủ soạn bài, làm đồ dùng đồ chơi.
Trong suốt ngày dài, các cô giáo phải chăm sóc hàng chục trẻ nhỏ trong một lớp, ngoài giáo dục, còn cho trẻ ăn bữa trưa, bữa chiều, hỗ trợ trẻ vệ sinh..., công việc có thể nói là luôn chân, luôn tay, luôn mắt.
Chiều về, khi phụ huynh đón các cháu cuối cùng thì giáo viên vẫn phải ở lại để dọn dẹp sắp xếp phòng học. Tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số, cô giáo thường phải đưa đón trẻ vì cha mẹ bận đi làm, nhiều nơi giáo viên còn phải tắm cho trẻ trước khi ra về.
Đặc thù của việc chăm sóc trẻ mầm non là đối tượng trẻ còn nhỏ, non nớt, chưa phát triển đầy đủ về ý thức và chưa biết cách bảo vệ nên rất dễ xảy ra tai nạn thương tích.
Do đó, các giáo viên mầm non rất vất vả khi vừa phải giảng dạy, chăm sóc trẻ trong một lớp học có đông sĩ số, mà luôn luôn chịu một áp lực rất cao đó là phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ.
Mặc dù công việc của giáo viên mầm non rất vất vả nhưng mức lương của họ còn thấp, chưa đáp ứng được cuộc sống.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT).
- Như ông đề cập, mặc dù công việc của giáo viên mầm non rất vất vả nhưng mức lương của họ còn thấp. Để tháo gỡ khó khăn cho họ, Bộ GD&ĐT đã và đang đề xuất lên Chính phủ những giải pháp gì trọng tâm nhất, thưa ông?
- Trong 5 năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non, Quyết định số 60 quy định: Giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non.
Giáo viên được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc thực hiện chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập đã góp phần nâng cao đời sống, nâng cao vị thế, giúp giáo viên yên tâm gắn bó, tâm huyết với nghề.
Một số địa phương đã ban hành thêm một số văn bản quy định chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên (hỗ trợ tiền trực trưa, hỗ trợ giáo viên mới vào nghề...).
Tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do ngành giáo dục tổ chức, góp phần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Các chính sách đối với đội ngũ đã góp phần nâng cao rõ rệt chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, hiện nay, giáo viên mầm non vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu chính sách đặc thù.
Đối với giáo viên dạy lớp ghép nhiều độ tuổi và ghép nhiều trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các vùng miền núi, dân tộc thiểu số, công việc giáo viên thực hiện vất vả hơn rất nhiều nhưng giáo viên chưa được hưởng chế độ phụ cấp, trong khi đó giáo viên tiểu học đã được hưởng chế độ phụ cấp khi dạy lớp ghép.
Qua quá trình khảo sát, lấy ý kiến của các địa phương, cùng với việc chỉ đạo giám sát việc thực thi các chính sách đối với giáo viên, Bộ GD-ĐT đề xuất ban hành một số chính sách mới cho giáo viên mầm non trong thời gian tới.
Thứ nhất, có chính sách phụ cấp đối với những giáo viên dạy lớp ghép ở các trường mầm non ở những vùng, miền khó khăn.
Thứ hai, có chính sách phụ cấp đối với những giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số, thực hiện tăng cường tiếng Việt.
- Thưa ông, nhiều địa phương đang thừa giáo viên và có chủ trương tinh giản biên chế. Trong khi đó, hầu như ở các tỉnh, thành lại thiếu giáo viên bậc mầm non. Trước thực tế trên, Bộ GD&ĐT có đưa ra giải pháp nào để tháo gỡ, thưa ông?
- Hiện nay, các địa phương có tình trạng thừa giáo viên THCS và THPT, hầu hết các địa phương đều thiếu giáo viên mầm non. Nếu tính theo Thông tư 06, toàn quốc thiếu trên 52.000 giáo viên mầm non.
Trong bối cảnh chúng ta đang thắt chặt biên chế, chỉ tiêu biên chế mà Bộ Nội vụ phê duyệt cho các địa phương không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng các địa phương khó khăn trong việc bố trí đủ giáo viên/lớp và áp lực công việc lại dồn lên vai giáo viên mầm non.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên mầm non, chúng ta không thể nhanh chóng giải quyết trong thời gian ngắn mà phải có lộ trình cụ thể. Các địa phương phải lập đề án, có lộ trình bổ sung giáo viên gửi Bộ Nội vụ là cơ quan phê duyệt chỉ tiêu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nếu cứ trông chờ vào ngân sách nhà nước, chờ chỉ tiêu biên chế thì không thể giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non, chúng ta cần có cơ chế huy động tài chính ngoài ngân sách nhà nước để các địa phương có thể chủ động hợp đồng giáo viên thì mới giải quyết được vấn đề này.
Theo Bích Lan/VOV
Khung gỗ hóa đá trang trí nhà Điểm mới của kỳ thi THPT năm nay là tỉnh nào cũng có điểm thi do trường đại học chủ trì. Thay vì thí sinh và người nhà phải di chuyển, giờ đến lượt giám thị phải di chuyển. Các trường đại học được giao trọng trách chủ trì cụm thi, đặc biệt là ở các tỉnh xa như khu vực Tây Nguyên,...