Hàng loạt ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất tiền gửi
Thông thường vào những tháng cuối năm, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng sẽ tăng nhằm thu hút vốn phục vụ nhu cầu vay của khách, nhưng hiện tại một số ngân hàng từ đầu tháng 11, lãi suất tiền gửi lại giảm.
VTV cho biết, điển hình là VietCapital Bank từ đầu tháng 11, lãi suất kỳ hạn 7 tháng từ 7,8% mỗi năm đã giảm xuống còn 7,6%/năm, các kỳ hạn khác cũng giảm 0,1%/năm.
Tương tự, Eximbank công bố biểu lãi suất mới hiệu lực từ 7/11, trong đó điều chỉnh giảm kỳ hạn 15 tháng, 18 tháng tại quầy giảm 0,2 điểm phần trăm xuống mức 8,1%/năm.
Lãi suất tiền gửi diễn biến trái chiều giữa các ngân hàng.
Tại VPBank, biểu lãi suất áp dụng từ 8/11 cũng thay đổi một số kỳ hạn. Theo đó, khách gửi tại quầy 6 tháng, lãi suất giảm 0,1 điểm phần trăm xuống 7,2 – 7,5% một năm. Tương tự, khi gửi online, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng cao nhất là 7,5% mỗi năm, thấp hơn so với mức 7,6% một năm trước đó.
Theo Vietnamnet, trên thị trường có một số ngân hàng lại thực hiện động thái tăng lãi suất huy động. Chẳng hạn như NCB tăng mạnh lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dưới 24 tháng từ 0,1 – 0,8 điểm phần trăm. Theo đó, kỳ hạn 6 tháng được nhà băng này nâng từ 7,4% lên 8% mỗi năm, kỳ hạn 9 tháng tăng từ 7,5% lên 8,1% một năm, kỳ hạn 12 tháng từ mức 8% lên 8,2% và kỳ hạn 24 tháng tăng vọt từ 8% lên 8,7% một năm.
Video đang HOT
Ngoài ra, trước đó nhiều ngân hàng cũng liên tục tăng lãi suất tiền gửi và ghi nhận nhiều mốc cao mới. Hiện với kỳ hạn 13 tháng, lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 9,4% mỗi năm thuộc về Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) dành cho các khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng. Tiếp đến là Ngân hàng Sài Gòn (SCB) áp dụng mức lãi cao nhất lên tới 8,76 một năm với số tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên…
Nhìn nhận về diễn biến trái chiều của lãi suất huy động giữa các ngân hàng, nhiều chuyên gia cho rằng, việc các nhà băng thay đổi lãi suất huy động có lẽ xuất phát từ nhu cầu về vốn khác nhau. Một số giảm nhẹ lãi suất tiền gửi là để cơ cấu lại nguồn vốn, trong khi số khác tăng lên có thể do nhu cầu cho vay lớn, nên họ tăng cường hút vốn. Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, và đã có nhiều ngân hàng nâng lãi suất lên sát 9% một năm.
Theo báo cáo của SSI Research, trong ngắn hạn từ giờ đến cuối năm, lãi suất trên thị trường 1 vẫn khó giảm do tính mùa vụ. Dù một số nhà băng công bố điều chỉnh giảm nhẹ 0,1- 0,2 điểm phần trăm trên biểu lãi suất nhưng mức lãi suất thực tế không có nhiều thay đổi và mức giãn cách giữa các nhóm ngân hàng vẫn rất rộng.
P.V (tổng hợp)
Theo baodansinh.vn
Ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất tiền gửi
Một số ngân hàng có động thái giảm lãi suất tiền gửi, điều hiếm thấy trong dịp cuối năm
Ngân hàng TMCP Bản Việt công bố biểu lãi suất huy động mới theo hướng giảm nhẹ so với biểu lãi suất cũ từ 0,1%-0,2%/năm. Cụ thể, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng còn 7,3%/năm; kỳ hạn 8-11 tháng còn 7,8%/năm... Mức lãi suất cao nhất đang áp dụng tại Bản Việt là 8,5%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm từ 24-60 tháng.
Tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), trong biểu lãi suất huy động mới vừa công bố, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 15-18 tháng tại quầy giảm xuống 8,1%/năm từ mức 8,3%/năm trước đó; lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm 0,1%/năm xuống còn 7,7%/năm.
Hay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), biểu lãi suất vừa áp dụng từ ngày 8-11, khách hàng gửi tại quầy kỳ hạn 6 tháng lãi suất từ 7,2%-7,5%/năm, giảm 0,1%/năm so với trước; hay khi gửi online cùng kỳ hạn này lãi suất cao nhất cũng chỉ 7,5%/năm thấp hơn so với mức 7,6%/năm trước đó...
Lãi suất biến động trái chiều ở một số ngân hàng. Ảnh: Linh Anh
Đại diện một ngân hàng cho biết việc điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất nhằm phù hợp nhu cầu vốn của ngân hàng ở từng thời điểm, cũng nhằm đi đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại khác tiếp tục nhích nhẹ lãi suất để tăng cường huy động vốn, chuẩn bị cho mùa kinh doanh cuối năm.
Cụ thể, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang triển khai chương trình khuyến mại nhằm thu hút người gửi tiết kiệm trực tuyến. Khách hàng gửi kỳ hạn 6-12 tháng sẽ hưởng lãi suất cao nhất tới 7,9%/năm, với mức lãi suất cộng thêm tới 0,8%/năm so với biểu lãi suất thông thường. Đối với kỳ hạn từ 13 tháng trở lên, khách hàng sẽ được cộng thêm 0,5 - 0,8%/năm tùy kỳ hạn; lãi suất cao nhất 8%/năm.
Theo Tổng giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê, hiện các ngân hàng trên thị trường đang đẩy mạnh huy động vốn, đặc biệt là các kỳ hạn dài nhằm đón đầu cơ hội kinh doanh tiếp tục khởi sắc trong những tháng cuối năm.
Trong báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô 10 tháng năm 2019 của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, các chuyên gia phân tích cho biết tháng 10, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động nhằm hút tiền gửi, nhất là kỳ hạn dài khiến mặt bằng lãi suất ước tăng khoảng 0,4%/năm so với đầu năm,
Nguyên nhân lãi suất đầu vào tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, nhất là tín dụng trung dài hạn thường tăng cao dịp cuối năm; đáp ứng các yêu cầu về hệ số an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2 năm 2020 và quy định giảm dần vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn...
Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành cũng nhìn nhận xu hướng lãi suất đầu vào nhích lên trong những tháng cuối năm là khó tránh, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng thương mại phải tuân thủ và đáp ứng các quy định mới của cơ quan quản lý. Câu chuyện ngân hàng tăng lãi suất huy động thời điểm này không phải nguyên nhân từ thanh khoản.
Dù vậy, điểm đáng lưu ý theo các chuyên gia kinh tế, là mặt bằng lãi suất cho vay vẫn khá ổn định.
Thái Phương
Theo Nld.com.vn
Giảm lãi suất có dễ? Mới đây, trong bài phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt mục tiêu giảm ít nhất 0,5% lãi suất cho vay trong năm 2020, nhất là đối với những lĩnh vực ưu tiên. Trên thị trường, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) bước vào đợt tăng lãi suất huy động mới. Trong khi đó, lãi suất cho vay...