Hàng loạt mèo chết bí ẩn ở đảo mèo Nhật Bản
Đảo mèo là khu vực sinh sống nổi tiếng của những chú mèo tại Nhật Bản, nơi số lượng mèo luôn áp đảo người. Nhưng thời gian gần đây, cư dân trên đảo phát hiện số lượng mèo đang giảm không ngừng.
Hòn đảo nhỏ Umashima, nằm cách Kitakyushu, tỉnh Fukuoka, Nhật Bản 10km là một hòn đảo rất nổi tiếng với biệt danh đảo mèo. Nơi đây là địa điểm sinh sống của hơn 90 con mèo vào năm 2014.
Hòn đảo mèo nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch tới đây tham quan, chụp ảnh. Khách tham quan có thể trông thấy mèo ở khắp mọi nơi trên đường phố, trên mái nhà hay cảng biển…
Tuy nhiên, cư dân trên đảo phát hiện ra rằng, số lượng mèo không những không tăng lên mà có dấu hiện giảm đáng kể. Đến nay, trên đảo Umashima chỉ còn lại khoảng 30 cá thể mèo.
Video đang HOT
Người dân địa phương lo sợ rằng, những con mèo trên đảo đã bị nhiễm độc sau khi ăn một loại cá có vết màu xanh bí ẩn trên cơ thể. Cá lạ xuất hiện ở nhiều nơi.
Theo tờ The Guardian, Sachie Yamazaki – một thành viên của Scat, một nhóm phi lợi nhuận địa phương hoạt động bảo vệ động vật cho biết, cảnh sát địa phương đang phân tích các mẫu cá để biết liệu có chất độc hay không.
Người dân tại đây cũng đã sơ tán những con mèo còn lại đến nơi khác đảm bảo an toàn cho chúng.
Theo Infonet
Australia: Bệnh nhân đầu tiên chấm dứt sự sống bằng luật trợ tử
Kerry Robertson, người Australia, đã chấm những ngày dài đau đớn của căn bệnh ung thư bằng phương pháp trợ tử. Các con gái của bà gọi đây là một "trải nghiệm đẹp đẽ, tích cực", The Guardian đưa tin.
Bà Robertson, 61 tuổi, một bà mẹ 2 con, đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15/7 vừa qua, tại thành phố Bendigo, miền Đông Nam Australia sau gần 10 năm đấu tranh với căn bệnh ung thư.
Robertson được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú vào năm 2010. Mặc dù được điều trị nhưng căn bệnh ung thư đã di căn đến xương, phổi và não của bà. Vào tháng 3/2019, căn bệnh di căn đến gan và do tác dụng phụ của hóa trị, bà quyết định ngừng tất cả các phương pháp điều trị.
Theo The Guardian, bà Robertson đã tự nguyện chấm dứt sự sống bằng phương pháp trợ tử sau khi quá trình điều trị bệnh không còn hiệu quả.
Bà Kerry Robertson (giữa) và hai cô con gái
Bà là bệnh nhân đầu tiên được được cấp giấy phép chấm dứt cuộc sống kể từ khi bang Victoria (Australia) áp dụng luật cho phép trợ tử có hiệu lực từ tháng 6/2019.
Chia sẻ về những giây phút cuối đời của mẹ mình, hai cô con gái của bà Robertson cho biết bà đã ra đi thanh thản sau những ngày dài phải sống trong đau đớn. Họ gọi đây là một "trải nghiệm đẹp đẽ, tích cực".
Trước đây, trợ tử từng được luật pháp tại Vùng lãnh thổ phương Bắc của Australia cho phép. Tuy nhiên, đến năm 1997, luật trợ tử đã bị bãi bỏ theo quyết định của Chính phủ Liên bang Australia.
Đến năm 2017, chính quyền bang Victoria đã thông qua luật cho phép trợ tử. Hiện một số bang của Australia đang xem xét thông qua luật này, mặc dù còn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Bạch Dương
Theo The Guardian/congly
Tháng 7/2019 đã viết lại lịch sử khí hậu thế giới: Là tháng nóng nhất, lật đổ mọi kỷ lục Khủng hoảng khí hậu là thứ con người đang đối mặt. Đáng buồn thay, chính chúng ta đang tự đào lỗ chôn mình vào hố sâu khủng hoảng này. Ảnh minh họa. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo giai đoạn từ 2015 đến 2019 sẽ là khoảng thời gian 5 năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử....