Hàng loạt lãnh đạo và người nhà Chương Dương (CDC) muốn thoái sạch vốn
Công ty cổ phần Chương Dương (mã CDC – HOSE) vừa thông báo loạt giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến Phó Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản trị.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Tú Oanh, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và người nhà đã đăng ký bán toán bộ số cổ phiếu đang nắm giữ là 1,5 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 10%.
Trong đó, bà Tú Oanh sở hữu 766.620 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 4,88%, người nhà của bà Tú Oanh gồm ông Nguyễn Văn Đức (chồng) sở hữu 35.620 cổ phiếu, ông Nguyễn Quý Ngọc (em ruột) sở hữu 20.000 cổ phiếu và ông Trần Trung Anh (con ruột) sở hữu 722.170 cổ phiếu.
Tương tự, bà Hoàng Thị Hoài Linh, Thành viên Hội đồng quản trị và người nhà đăng ký bán gần 2,6 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 16%.
Trong đó, bà Hoài Linh đăng ký bán hết 580.034 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 3,69%, người nhà của bà Hoài Linh cũng lần lượt đăng ký thoái vốn gồm ông Nguyễn Mạnh Tòng (chồng) bán 985.006 cổ phiếu, 2 người con trai là ông Nguyễn Hoàng Minh và ông Nguyễn Hoàng Trí cùng bán 1 triệu cổ phiếu.
Thời gian dự kiến thực hiện tất cả giao dịch trên từ ngày 22/12/2020 đến 20/01/2021. Nếu giao dịch thành công, cả 2 gia đình trên sẽ không còn là cổ đông lớn tại CDC.
Đáng chú ý, ngay sau khi thông tin dàn lãnh đạo và người nhà muốn thoái vốn được công bố, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/12, thị giá cổ phiếu CDC tăng trần lên mức 25.500 đồng/cổ phiếu, tăng 6,92%.
Trước đó, Chương Dương thông báo sẽ phát hành gần 6,3 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ chia thưởng là 40%, nhằm tăng vốn điều lệ từ 157 tỷ lên gần 220 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, doanh thu thuần CDC đạt 266 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng và một số loại chi phí giảm đã giúp lợi nhuận trước thuế đạt 38,5 tỷ đồng, tăng gần 35%, tương ứng đạt 45% và 90% kế hoạch năm 2020.
Năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu đạt 586 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước, lợi nhuận trước thuế 40 tỷ đồng, giảm 6%, kế hoạch chia cổ tức ở mức 15%.
Gỗ Trường Thành (TTF) và nhóm cổ phiếu nguy cơ nhận án hủy niêm yết
Dù nỗ lực tái cơ cấu, nhưng khả năng thoát lỗ trong năm 2020 của Công ty cổ phần Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành vẫn thật mong manh, dẫn đến nguy cơ bị hủy niêm yết.
Video đang HOT
Quý III, mảng kinh doanh chính của Gỗ Trường Thành âm trở lại sau hai quý đầu năm có lãi. Ảnh: Lê Toàn.
Lỗ lũy kế chiếm tới 95% vốn điều lệ
Sự nhập cuộc mạnh mẽ của nhà đầu tư F0 đã giúp thị trường chứng khoán thăng hoa, ngay cả những cổ phiếu đối diện nguy cơ hủy niêm yết cũng bùng nổ, tiêu biểu là mã chứng khoán TTF của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành.
Nếu như đầu năm, cổ phiếu TTF chỉ giao dịch vùng 2.700 đồng/cổ phiếu, thì tính tới 18/11 là 5.500 đồng/cổ phiếu, tăng 104% so với đầu năm. Trước đó, cổ phiếu tăng đạt đỉnh ngắn hạn ngày 22/10 là 8.590 đồng/cổ phiếu, tăng tới 218% so với đầu năm. Đây có thể xem là cổ phiếu thuộc Top tăng nóng nhất sàn trong năm 2020.
Mặc dù Gỗ Trường Thành vẫn đang cho thấy những nỗ lực trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, cũng như thu được khoản tiền bồi thường từ cựu Chủ tịch Võ Trường Thành nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi mà doanh nghiệp gặp phải.
Tính tới 30/9/2020, Gỗ Trường Thành đang âm vốn chủ sở hữu tới 569,96 tỷ đồng. Công ty bắt đầu âm vốn chủ sở hữu từ năm 2019, với mức âm 631,8 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế lên tới 2.952,7 tỷ đồng, chiếm 95% vốn điều lệ (3.112 tỷ đồng).
Xét riêng về câu chuyện lỗ lũy kế của Gỗ Trường Thành, con số 2.952,7 tỷ đồng là hậu quả của nhiều năm liên tục Công ty thua lỗ lớn. Năm 2015, lỗ lũy kế của Công ty là 154,6 tỷ đồng thì đến năm 2016 tăng lên 1.417,6 tỷ đồng.
Năm 2017, lỗ lũy kế giảm nhẹ về 1.406,8 tỷ đồng, nhưng đến năm 2018 tăng lên 2.122 tỷ đồng và vọt lên 3.019,1 tỷ đồng vào năm 2019.
9 tháng đầu năm nay, lỗ lũy kế của Công ty giảm về 2.952,7 tỷ đồng nhờ khoản lãi 52,1 tỷ đồng.
Được biết, theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp bị huỷ niêm yết bắt buộc trong các trường hợp: kết quả sản xuất - kinh doanh bị thua lỗ 3 năm liên tục, hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét; hoặc tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết.
Mong manh khả năng thoát lỗ 2020
Mặc dù báo lãi trở lại trong 9 tháng đầu năm nay sau hai năm liên tục thua lỗ và 5 năm liên tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng báo cáo tài chính của Công ty lại cho thấy bức tranh kinh doanh chưa hẳn đã khởi sắc.
Cụ thể, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của Công ty âm 112 tỷ đồng, cùng kỳ 2019 vẫn dương 54,3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2020, Gỗ Trường Thành ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 40,8 tỷ đồng, nhưng sang quý III/2020 lại bắt đầu ghi lỗ hoạt động kinh doanh 16,1 tỷ đồng.
Lợi nhuận chỉ tăng nhờ vào lợi nhuận khác, Công ty không thuyết minh nhưng nhiều khả năng đây là số tiền ông Võ Trường Thành đền bù cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy, sự cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty không bền vững.
Trong quý cuối năm, nếu không còn khoản lợi nhuận khác, doanh nghiệp khó giữ được lợi nhuận dương. Chỉ cần thêm một quý lỗ trên 52,1 tỷ đồng, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình huống có 3 năm liên tục thua lỗ.
Ngày 29/8/2020 Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết, tiếp tục giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu TTF do kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 có lãi nhưng đang lỗ luỹ kế lớn tương đương 95% vốn điều lệ và chưa khắc phục được tình trạng âm vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, trong báo cáo soát xét bán niên năm 2020 của Công ty, kiểm toán viên nhấn mạnh: "Vào ngày 30/6/2020, nhóm công ty gánh chịu khoản lỗ luỹ kế với số tiền là 2.965,9 tỷ đồng và cũng vào ngày này, tổng nợ phải trả và nợ phải trả ngắn hạn vượt tổng tài sản và tài sản ngắn hạn với số tiền lần lượt là 559,3 tỷ đồng và 779,7 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty đã trình bày các khoản vay với ngân hàng và bên thứ ba đã quá hạn phải trả với tổng số tiền là 126,2 tỷ đồng. Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty".
Trước đó, trong báo cáo kiểm toán năm 2019, kiểm toán viên cũng đưa ra ý kiến tương tự.
Việc âm vốn chủ sở hữu và có khoản vay quá hạn tại ngân hàng lên tới 126,2 tỷ đồng sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vốn mới từ các ngân hàng của doanh nghiệp.
Rủi ro cổ phiếu mất thanh khoản
Nếu Gỗ Trường Thành không thoát lỗ trong năm nay sẽ phạm vào điều khoản bị hủy niêm yết theo Nghị định 58. Điều gì sẽ chờ đợi cổ đông của Gỗ Trường Thành?
Theo thống kê của HOSE, trong giai đoạn từ năm 2017 tới tháng 6/2020, có 19 mã chứng khoán bị huỷ niêm yết trên HOSE, có 16 mã chuyển sang UPCoM và 3 mã trở về thị trường giao dịch phi tập trung (OTC).
Trong số 16 mã giao dịch trên UPCoM, chỉ có cổ phiếu VNA (của Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship) là có thanh khoản, với khối lượng khớp lệnh trung bình 20 phiên gần nhất đạt 111.000 đơn vị, các cổ phiếu còn lại thanh khoản không đáng kể. Mới đây nhất, cổ phiếu LMH (của Công ty cổ phần Landmark Holding) cũng bị huỷ niêm yết và không hề có thanh khoản.
Như vậy, cho dù cổ phiếu đang có thanh khoản tốt trên sàn niêm yết thì khi bị huỷ niêm yết chuyển sang UPCoM, việc giao dịch sẽ rất hạn chế.
Đối với sàn OTC, đây là nơi giao dịch phi tập trung mà người mua và người bán phải tự tìm lấy nhau nên thanh khoản càng thấp.
Chỉ những cổ phiếu của doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tăng trưởng và có câu chuyện kỳ vọng chuyển lên sàn niêm yết tập trung thì hoạt động mua - bán mới diễn ra dễ dàng hơn.
Nhìn rộng ra sàn niêm yết, ngoài Gỗ Trường Thành, một số doanh nghiệp khác cũng đang cận kề nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc.
Chẳng hạn, Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG) đã lỗ 2 năm liên tiếp, năm 2018 lỗ 656,1 tỷ đồng, năm 2019 lỗ 2.444,4 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2020 lỗ 701,9 tỷ đồng.
Nếu như quý IV/2020, Công ty không có lãi trên 701,9 tỷ đồng, doanh nghiệp sẽ có 3 năm lỗ liên tiếp.
Đáng chú ý, trong báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2019 của HNG, công ty kiểm toán tiếp tục đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn (tồn tại từ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017 và thêm ý kiến ngoại trừ liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp).
Công ty cổ phần Thép Việt Ý (mã VIS) cũng đã có hai năm liên tiếp thua lỗ. Năm 2018, Công ty lỗ 326,3 tỷ đồng, năm 2019 lỗ 218,7 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm lãi 8,9 tỷ đồng.
Tính tới 30/9/2020, mức lỗ luỹ kế của VIS là 534,7 tỷ đồng. Công ty phải duy trì được con số lợi nhuận dương trong năm nay nếu không muốn bị rơi khỏi sàn chứng khoán chính thức.
Sau hai năm liền thua lỗ, Công ty cổ phần An Trường An (mã ATG) báo lỗ 1,5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Tương tự, Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc (DTL) đã lỗ liên tục từ năm 2018 tới nay. Với bối cảnh kinh doanh của ngành còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó có thể thay đổi cục diện trong quý còn lại của năm.
Việc đu theo sóng tăng của các cổ phiếu có nguy cơ cao rơi vào diện bị hủy niêm yết tiềm ẩn rủi ro lớn cho nhà đầu tư chẳng may "kẹt hàng".
Vợ Tổng giám đốc Đông Hải Bến Tre (DHC) vừa bán thành công 300.000 cổ phiếu Người thân của lãnh đạo cao cấp tại Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (Mã chứng khoán: DHC - sàn HOSE) vừa thông báo kết quả giao dịch. Theo đó, bà Nguyễn Thị Thủy vừa bán ra 300.000 cổ phiếu DHC để giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,79% về còn 6,25% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ...