Hàng loạt địa phương tạm dừng dạy và học mùa hè
Trước diễn biến mới của dịch, Nghệ An, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Đà Nẵng yêu cầu các cơ sở mầm non, nhóm trẻ tạm dừng giữ trẻ trong hè.
Dịch Covid-19 tái phát ở một số tỉnh miền Trung khiến học sinh, phụ huynh lo lắng. Dù trong giai đoạn nghỉ hè nhưng nhiều địa phương đã cho tạm dừng tất cả hoạt động giáo dục.
Nhiều tỉnh thành dừng hoạt cộng của các cơ sở mầm non, nhóm trẻ, các trung tâm kỹ năng sống, ngoại ngữ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Dừng gửi trẻ mầm non, hoạt động hè
Chiều 29/7, trao đổi với Zing, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho hay sở vừa yêu cầu tạm dừng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các ngày nghỉ, ngày hè đối với bậc mầm non.
Các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng sống được tổ chức cho học sinh cũng được thông báo tạm dừng. Sở khuyến cáo phụ huynh thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch cho trẻ em, học sinh, không di chuyển, tiếp xúc nơi đông người. Riêng học sinh lớp 12 vẫn ôn thi tại trường THPT.
“Dù Nghệ An chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh, với diễn biến chung của các địa phương khác, chúng tôi cũng lên phương án đề phòng. Nghệ An tạm dừng tất cả hoạt động giáo dục trong 2 tuần để xem xét tình hình dịch bệnh, sau đó sẽ có thông báo tiếp”, ông Thành nói.
Sở GD&ĐT Nghệ An cũng tạm dừng việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham quan, học tập, công tác tại Đà Nẵng và các tỉnh thành có dịch.
Tương tự, các cơ sở nhóm trẻ gia đình, trung tâm gia sư, trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở dạy thêm của Quảng Ngãi đều tạm dừng hoạt động từ ngày 27/7.
Chỉ riêng các trường THPT được hoạt động dạy học, ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 nhưng phải đảm bảo giãn cách.
Trong nội dung trả lời báo Thanh Niên, bà Trương Thanh Nhuận, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long, thông báo tạm ngưng việc học hè ở các trường mầm non và mẫu giáo trong toàn tỉnh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 từ ngày 27/7.
“Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các học sinh mầm non và mẫu giáo chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe nên là đối tượng dễ lây nhiễm nhất khi có dịch. Vì vậy, Sở GD&ĐT Vĩnh Long đã chỉ đạo các trường mầm non và mẫu giáo trong tỉnh tạm ngưng tổ chức dạy hè cho trẻ năm học 2019-2020. Riêng học sinh khối lớp 12 vẫn ôn tập bình thường để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT”, bà Nhuận cho hay.
Với những trường đã tổ chức dạy hè, sở sẽ kết hợp với chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi, tùy tình hình thực tế sẽ có chỉ đạo sau.
Là địa phương đầu tiên ghi nhận ca nhiễm Covid-19 khi dịch bùng phát trở lại, ngay từ chiều 26/7, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã thông báo tạm dừng toàn bộ hoạt động giáo dục trên địa bàn.
Video đang HOT
Học sinh trường THPT Chu Văn An, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đeo khẩu trang trong lớp học tập phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: M.Hoàng.
Dự phòng nhiều phương án thi tốt nghiệp THPT
Về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tình hình mới, ông Thái Văn Thành cho biết sở đã yêu cầu mỗi điểm thi chuẩn bị thêm 5 phòng dự phòng để đảm bảo giãn cách trong trường hợp cần thiết.
“Chúng tôi cũng yêu cầu các trường nắm bắt tình hình di chuyển của thí sinh và người nhà trong thời gian gần đây để có phương án chủ động giải quyết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhắc các trường chú ý công tác truyền thông với thí sinh, phụ huynh, tránh tâm lý hoang mang”, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An nói.
Ông Đỗ Văn Phu, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, cho biết thêm căn cứ tình hình thực tế, các trường phân loại thí sinh theo mức độ nguy cơ lây nhiễm để bố trí điểm thi, phòng thi, cán bộ làm tổ chức thi sao cho phù hợp, bảo đảm an toàn và quyền lợi thí sinh.
Các điểm thi sẽ được nhân viên y tế phun thuốc khử trùng, tiêu độc, trang bị nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt, đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra an toàn.
Ngành GD&ĐT Quảng Ngãi dự kiến chuẩn bị tối đa 6 phòng thi với 15 cán bộ tổ chức thi cho các thí sinh thuộc diện F1.
Trong công văn khẩn chiều 29/7, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu ngành giáo dục tỉnh nhà bố trí điểm thi dự phòng trong tình huống khẩn cấp.
Luật cho phép các trường tư thục chủ động hoạt động trong hè
Ngoài chương trình của Bộ thì các trường tư thục còn thực hiện chương trình nhà trường do đó "trường tư vẫn muốn 1 năm học kéo dài 39 tuần như hiện nay".
Sau Tết Nguyên đán, vì dịch Covid-19 nên 3 tháng liền học sinh không đến trường, khiến các trường tư thục rơi vào cảnh chao đảo bởi không có nguồn thu, nhiều trường số lượng học sinh lớn thì thất thu 50-70 tỷ đồng còn các trường khác thì rơi vào khoảng chục tỷ đồng.
Khi học sinh đi học trở lại vào ngày 4/5 nhiều niềm vui vỡ òa, giúp các trường giảm bớt khó khăn về tài chính để cầm cự.
Thế nhưng vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hai cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ được điều chỉnh thời gian thực học còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) để tăng thời gian hoạt động trải nghiệm và nghỉ hè cho giáo viên, học sinh.
Từ năm học 2020-2021, các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng, thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9 thay vì 1/8 như hiện nay.
Và Bộ sẽ sửa Thông tư 13/2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục khiến các trường tư thục lo lắng.
Tại buổi tọa đàm ngày 29/7 về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của khối trường ngoài công lập, nhiều đại diện nhà trường tư thục ở Hà Nội đã bày tỏ quan điểm, ý kiến về những vấn đề của trường tư thục theo Luật Giáo dục 2019.
Tọa đàm ngày 29/7 về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của khối trường ngoài công lập (ảnh: Trần Tùng)
Theo Khoản 3, Điều 60, Luật Giáo dục 2019 đã nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường là:
"Trường dân lập, tư thục tự chủ và tự chịu trách nhệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng, quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục".
Từ nội dung này, thầy Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng cho rằng, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường tư thục sẽ thực hiện như thế nào khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương yêu cầu các trường phổ thông phải cho học sinh nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng.
Bởi lẽ, mới đây Bộ thông báo "từ nay về sau việc tựu trường hàng năm sẽ thực hiện như năm 2020-2021, mỗi năm học sinh nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng (6,7,8)". Bộ cũng thông báo tới đây sẽ sửa Thông tư 13/2011.
Trong khi bản chất và sứ mệnh của các trường tư thục là phải đáp ứng nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh.
"Luật nêu ra quyền tự chủ như vậy nhưng nếu chỉ đạo cụ thể từ Bộ, Sở sai lệch 1 ly khiến chúng ta sai cả vạn dặm bởi nếu nghỉ hè 3 tháng thì trường tư khó phát triển, nhiều nguy cơ", thầy Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường trung học cơ sở- Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm nói.
Các đại biểu tham dự tọa đàm (ảnh: Trần Tùng)
Còn theo quan điểm của thầy Nguyễn Tùng Lâm học sinh trường tư thục nếu là học sinh yếu hơn các trường công lập thì nhà trường phải có thời gian để rèn luyện học sinh cho bằng với trình độ học sinh các trường công lập.
Những trường tư thục thu hút được học sinh khá giỏi lại phải đáp ứng nhu cầu để học sinh có thể theo chuẩn của các chương trình quốc tế, cũng phải có thời gian để thực hiện những chương trình hợp tác với các trường quốc tế.
Bởi "giáo dục phải tới từng học trò do đó sẽ có phương pháp riêng, cách làm khác nhau giữa những đối tượng chứ không phải rải đều.
Chính vì vậy quyền tự chủ của các trường tư thục chính là được thực hiện hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh giúp họ phát triển thì tại sao nay Bộ lại định "bó chân" các trường tư bằng cách bắt "mặc đồng phục" thời gian năm học giống trường công lập". Vậy quyền tự chủ của khối trường tư thục là gì?", thầy Lâm đặt câu hỏi.
Ngoài ra, theo thầy Lâm, giáo viên trường tư thục chỉ có thể đảm bảo giáo viên có lương 1 tháng hè chứ không thể trả lương giáo viên theo kiểu bao cấp như các trường công lập là được nhà nước trả đủ 3 tháng hè.
"Vậy tiền lương của mấy chục nghìn giáo viên các trường tư thục liệu nhà nước có giao cho Bảo hiểm xã hội chi trả được không? Nhà nước thì không bao cấp, tài sản, cơ sở vật chất các trường tư thục lại bỏ lãng phí, giáo viên thì không biết bám vào đâu để sống.
Đồng tình với quan điểm này thầy Nguyễn Trọng Vĩnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Tiểu học-Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Siêu (Hà Nội) nhìn nhận:
Dù đến nay Bộ chưa sửa Thông tư 13/2011 và cũng ra chưa văn bản nào yêu cầu các trường tư thục không được tựu trường trong tháng 8 tuy nhiên đầu vào trường tư thục thấp hơn trường công do đó cần có thời gian để kéo dài chương trình giúp học sinh tiếp thu và đạt hiệu quả.
"Nguyên tắc của trường tư là được thỏa thuận với phụ huynh, với mô hình trường Nguyễn Siêu lâu nay 1 năm học kéo dài 10 tháng, phụ huynh nào chấp thuận thì vào học, không thì phụ huynh tìm trường khác, học phí tính theo năm", thầy Vĩnh nói.
Còn với quan điểm của nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Lômônôxốp nhìn nhận, điểm a, Khoản 2, Điều 60, Luật giáo dục 2019 quy định:
"a) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường.
Việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ;"
"Rõ ràng, Luật Giáo dục không nhắc đến trường ngoài công lập, khi Luật không cấm tại sao các trường lại không được làm", thầy Cường nói.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Lômônôxốp (ảnh: Trần Tùng)
Đặc biệt, theo thầy Cường, không phải trường đến học ngày nào tính tiền ngày đó mà cha mẹ cần hiểu rằng, muốn học chương trình ở trường A, B hay C thì phải đóng học phí ngần này, ngần kia dù học trực tiếp hay online, nhà trường tính học phí theo chương trình chứ không phải tính theo buổi học.
"Nhà trường dạy theo chương trình học do đó tư duy so sánh học trung tâm ngần này buổi thì đóng tiền ngần này tiền của phụ huynh áp lên nhà trường là hoàn toàn sai", thầy Cường nhấn mạnh.
Dưới góc nhìn của thầy Nguyễn Xuân Khang- Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội, ngoài chương trình của Bộ thì các trường tư thục còn thực hiện chương trình nhà trường do đó "trường tư vẫn muốn 1 năm học kéo dài 39 tuần như hiện nay".
Sau buổi tọa đàm, tiếp thu ý kiến của các thầy cô ở tọa đàm, ban chủ nhiệm các trường ngoài công lập ở Hà Nội sẽ hoàn thiện văn bản kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Thật khó có một mùa hè vui... Sở GDĐT TP HCM vừa có kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2020 cho các em học sinh. Thời gian sinh hoạt hè của các em bắt đầu từ ngày 19/7 đến 16/8, ngắn hơn các năm trước, do năm học 2019-2020 kết thúc sau ngày 15/7. Ảnh minh họa Chủ đề sinh hoạt hè tại TP HCM là "Hè vui,...