Hàng loạt đề thi Ngữ văn ra trùng đề khiến giáo viên ngao ngán
Nhiều đề thi học sinh giỏi Ngữ văn được lấy sẵn từ sách tham khảo hoặc sao chép trên mạng khiến giáo viên rất buồn lòng. Vừa qua, một Phòng giáo dục và Đào tạo (xin không nêu tên) tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn.
Đáng chú ý, Câu 2 (12 điểm) của đề thi cho một nhận định văn học của nhà văn Lưu Quang Vũ và yêu cầu học sinh bàn luận.
“Bàn về thơ, Lưu Quang Vũ từng viết:
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu.”
( Liên tưởng tháng hai)
Anh/chị hiểu thế nào về ý thơ trên và làm sáng tỏ qua một bài thơ trong chương trình đã học.”
Nhìn nội dung đề thi, giáo viên không khó để nhận ra rằng, đề này rất quen thuộc vì đã từng xuất hiện trong một số kì thi học sinh giỏi môn Ngữ văn ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Cô N.T.T., giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở tỉnh Thanh Hóa cho biết, đề thi Ngữ văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo này không xa lạ với giáo viên luyện thi học sinh giỏi.
Để minh chứng, cô giáo cung cấp cho chúng tôi đề văn được cô sưu tầm có phần ngữ liệu giống với đề thi học sinh giỏi của Phòng này (kèm ảnh minh chứng)
“Lưu Quang Vũ viết:
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu.
( Liên tưởng tháng hai, Lưu Quang Vũ)
Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, hãy viết về một bài thơ “Mỗi bài thơ của chúng ta/Phải như một ô cửa/Mở tới tình yêu.”
Hai đề thi Ngữ văn có phần nội dung giống nhau.
Rõ ràng, hai đề đã dẫn tuy có câu lệnh khác nhau một chút nhưng về bản chất thì nội dung như nhau.
Chúng tôi kiểm tra đề thi này trên Google thì cho ra 9.080.000 kết quả chỉ trong 0,61 giây với 7 đường link hiển thị nội dung ở trang 1.
Tiếp đến là đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn (Câu 2) cấp huyện (xin không nêu tên) ra đề như sau:
“Bàn về những vấn đề liên quan đến văn học, Mác-xen Prust cho rằng:
‘Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới’.
Qua một vài tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9, Tập 1, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.”
Cũng theo cô N.T.T., đề thi này có phần ngữ liệu giống với một đề thi học sinh giỏi được cô sưu tầm trước đó (kèm ảnh minh chứng).
Cụ thể:
Video đang HOT
“Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”.
Bằng hiểu biết về tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9, tập 1) liên hệ với truyện ngắn “Lão Hạc” (Ngữ văn 8, tập 1) của Nam Cao em hãy làm rõ quan điểm về sáng tạo nghệ thuật của Mác-xen Pruxt.
Chúng tôi kiểm tra đề thi này trên Google thì cho ra (khoảng) 7 kết quả trong vòng 0,44 giây với 5 đường link hiển thị nội dung ở trang 1.
Ngoài ra, đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 (Câu 1) của một Sở Giáo dục và Đào tạo (xin không nêu tên) cũng có nội dung rất cũ:
“HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh)
Anh/chị hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trên bằng một bài văn nghị luận.”
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc trung học phổ thông hoàn toàn không xa lạ với phần ngữ liệu (bài thơ) của đề thi này.
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc trung học phổ thông hoàn toàn không xa lạ với phần ngữ liệu (bài thơ) của đề thi này.
Bởi, đây là ngữ liệu được Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở Trường trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội đưa ra cho học sinh luyện tập (đọc hiểu) trước kì thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 2013.
Sau đó, ngữ liệu này được rất nhiều giáo viên sử dụng đề ra đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi.
Được biết, bất cứ Phòng hay Sở Giáo dục nào cũng đều có ngân hàng đề thi học sinh giỏi.
Đề thi được những giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên mạng lưới biên soạn rồi gửi vào ngân hàng này. Sau đó, chuyên viên Phòng, Sở sẽ lựa chọn những đề tốt nhất dùng cho kì thi học sinh giỏi.
Ở đây có hai điều đáng bàn về những đề thi học sinh giỏi như thế này.
Thứ nhất, giáo viên ra đề thiếu đầu tư nên thường copy đề thi học sinh giỏi trên mạng cho nhanh, sau đó chỉnh sửa lại chút ít. Cũng có thầy cô không cần chỉnh sửa gì cả, cứ thế nộp cho Phòng, Sở nên mới xảy ra chuyện trùng đề như đã phân tích.
Thứ hai, chuyên viên Phòng, Sở làm việc tắc trách khi thẩm định đề quá sơ sài, thiếu kiểm chứng. Cũng có thể những chuyên viên này chưa vững chuyên môn nên không nhận diện được những đề trùng nhau, giống nhau một phần hoặc cách ra đề quá cũ.
Điều này dẫn đến sẽ có nhiều thí sinh “trúng tủ” vì đã được tiếp cận với đề trước đó, khiến kì thi thiếu công bằng khách quan.
Hơn nữa, giám khảo gặp những đề thi này thường rất ngao ngán vì quanh đi quẩn lại cũng chỉ chừng đó nội dung, không có gì mới.
Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn những người có trách nhiệm và liên quan hãy nghiêm túc rà soát lại nội dung đề thi của các kì thi học sinh giỏi để rút kinh nghiệm.
Nói thật, gặp những đề thi thế này, giáo viên chúng tôi ngao ngán lắm thay…
Bài và ảnh: Cao Nguyên
Theo giaoduc.net
Kì lạ, đề thi học sinh giỏi Ngữ văn cấp tỉnh giống đề Olympic như đúc
Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 12 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trùng với đề thi Olympic 30 tháng 4 năm 2013.
Đề thi giống từng dấu chấm, dấu phẩy
Ngày 11/12/2019, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh, trong đó có môn Ngữ văn.
Sau kì thi, đề Ngữ văn lớp 12 của tỉnh này lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của giáo viên và học sinh.
Nhiều giáo viên khen đề thi hay, độc đáo, xứng tầm là một đề thi dành cho học sinh giỏi.
Thế nhưng, đọc kĩ đề thi này, chúng tôi phát hiện Câu 1 (8 điểm) trùng với câu Nghị luận xã hội lớp 10 của kì thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XIX năm 2013.
Theo đó, Câu 1 đề thi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàucó nội dung như sau:
Suy nghĩ của anh/chị về hai ý kiến sau:
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi..." (Trích lời bài hát Cát bụi của Trịnh Công Sơn).
"Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác." (Xukhômlinxki)
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Ảnh do tác giả cung cấp)
Đề Olympic 30 tháng 4 năm 2013. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Còn câu Nghị luận xã hội (8 điểm) của kì thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XIX năm 2013 có nội dung:
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi..." (Trích lời bài hát Cát bụi của Trịnh Công Sơn).
"Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác." (Xukhômlinxki)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai ý kiến trên.
So sánh hai đề thi, có thể nhận thấy, đề thi của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàunăm 2019 hoàn toàn trùng với đề thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XIX năm 2013 từ hình thức đến nội dung.
Điều đáng nói, đề thi Ngữ văn Olympic này được đưa vào sách "Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XIX - 2013 Ngữ văn" do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành. Sách này được phát hành trên toàn quốc và đã tái bản nhiều lần.
Như vậy, học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàucó thể "trúng tủ" đề nếu các em đã đọc sách này hoặc được giáo viên luyện tập.
Và, với cách ra đề thế này, liệu có công bằng cho tất cả thí sinh hay không?
Hơn nữa, giáo viên ra đề thường là những thầy cô dạy giỏi, có kinh nghiệm hoặc chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo. Lẽ nào thầy cô thiếu đầu tư chuyên môn hoặc bất cẩn đến thế?
Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi (như đã phân tích) hai đề thi giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy thì không có chuyện "tư tưởng lớn gặp nhau".
Đáp án đề thi Olympic 30 tháng 4
Chúng tôi nhận thấy, câu Nghị luận xã hội của đề thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XIX năm 2013 hay, có tính phân loại cao. Vì vậy, chúng tôi đăng kèm đáp án để bạn đọc có thêm một kênh tham khảo. (Nguồn: "Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XIX - 2013 Ngữ văn" trang 45, 46).
Suy nghĩ về hai ý kiến của Trịnh Công Sơn và Xukhômlinxki.
* Giải thích.
- Ý kiến thứ nhất: nhấn mạnh sự nhỏ bé mong manh, hư vô của kiếp người.
- Ý kiến thứ hai: khẳng định giá trị của con người - chính là từ sự " in dấu", những đóng góp của họ cho cuộc đời.
Hai ý kiến trên bộc lộ quan điểm sống trái ngược nhau.
* Bàn luận.
- Ý kiến thứ nhất: xuất phát từ sự suy nghĩ nhỏ bé, hữu hạn của con người trong cuộc đời, lối sống tiêu cực, thiếu niềm tin; không có động lực, ý chí để vươn lên...
- Ý kiến thứ hai: tin tưởng vào giá trị của con người trong cuộc sống. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa khi con người biết "in dấu" qua những cống hiến, đóng góp cho cuộc đời và bằng tình cảm nhân ái...
- Phê phán những người có cách nghĩ bi quan, tiêu cực về cuộc sống, biểu dương những đóng góp; những " in dấu" giản dị, chân thành có ý nghĩa với chuẩn mực của xã hội, của đạo lí dân tộc.
- Về sâu xa hai ý kiến này có mối quan hệ với nhau chính vì con người chỉ là hạt bụi nhỏ bé trong vũ trụ bao la, sự tồn tại của con người là ngắn ngủi nên càng phải sống có ý nghĩa, sống tích cực để làm một "hạt bụi tuyệt vời".
(Lưu ý: Học sinh dùng dẫn chứng thực tế để chứng minh)
* Bài học nhận thức và hành động.
- Cần có nhận thức đúng đắn, tích cực về cuộc sống.
- Xác định và rèn luyện lối sống đẹp, hướng thiện...
Tài liệu tham khảo:
Ban tổ chức kì thi (2013), Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XIX - 2013 Ngữ văn, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Cao Nguyên
Theo giaoduc.net
Tuyển dụng viên chức giáo dục Hà Nội: Yêu cầu các giáo viên tự đối chiếu các tiêu chuẩn, điều kiện của mình Hà Nội đề nghị các đơn vị rà soát, yêu cầu các giáo viên tự đối chiếu các tiêu chuẩn, điều kiện của mình với Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ và tiêu chuẩn Thành phố đã hướng dẫn, trên cơ sở đó, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo giải quyết dứt điểm trong năm 2019. Thông tin được đưa ra tại...