Hàng loạt bệnh truyền nhiễm đe dọa: 1/7 bắt đầu kiểm soát 3 sân bay
Cục trưởng Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết đến thời điểm này Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính tại vùng Trung Đông MERS-CoV.
Bệnh MERS-CoV có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam qua đường du lịch
Ông Phu cho biết, bệnh MERS-CoV toàn cầu ghi nhận 703 trường hợp nhiễm, ít nhất 250 tử vong. Phần lớn các trường hợp bệnh được ghi nhận tại Ả rập Xê út. Đa số các trường hợp mắc là cư dân, số ít trường hợp nhiễm bệnh là khách du lịch.
Nhằm ngăn chặn kịp thời dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số: 3839/BYT-DP chỉ đạo các Sở Y tế Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với tất cả các hành khách nhập cảnh Việt Nam đi trên các chuyến bay xuất phát từ 09 quốc gia vùng Trung Đông (Ả rập Xê út, Quata, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Cô oét, Lebenon, Jordan và Iran).
Việc triển khai áp dụng tờ khai y tế này được được thực hiện tại 03 sân bay quốc tế gồm Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng kể từ 0 giờ ngày 01/07/2014.
Video đang HOT
Cũng theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, đối với cúm A(H5N1), từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hai trường hợp tử vong tại Bình Phước và Đồng Tháp. Các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh.
Đối với bệnh tay chân miệng, theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 31.139 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; trong đó có hai trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu.
So với cùng kỳ năm ngoái, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng cả nước giảm 7,6% và số tử vong giảm chín trường hợp. Tuýp virus gây bệnh lưu hành là EV 71 (57,6%) và các EV khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm nay, sốt xuất huyết vẫn lưu hành ở mức cao tại nhiều quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận được 11.148 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42 tỉnh, thành phố.
Trong số đó, có bảy trường hợp tử vong. Cụ thể, tại TP.HCM ba trường hợp, Bình Dương,Cà Mau, Bình Phước và Phú Yên mỗi tỉnh một trường hợp. So với cùng kỳ năm 2013, số trường hợp mắc giảm 45,2%.
Về bệnh viêm não virus, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 319 trường hợp mắc, trong đó bốn trường hợp tử vong. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ xét nghiệm dương tính với viêm não Nhật Bản trong số viêm não virus là khoảng 9%, so với cùng kỳ năm ngoái, số mắc giảm 20,1%.
Đặc biệt, từ đầu năm 2014 đến 19/6/2014 cả nước ghi nhận 9.084 trường hợp sốt rét, 21 trường hợp sốt rét ác tính, 01 trường hợp tử vong tại Gia Lai.
Thời gian tới, ngành y tế tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh sửa đổi Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết và bệnh liên cầu lợn ở người; hoàn chỉnh kế hoạch phòng chống dịch; đẩy mạnh và tăng tỷ lệ tiêm vắcxin trong dự án tiêm chủng mở rộng.
Ngành y tế đồng thời chuẩn bị triển khai kế hoạch tiêm vắcxin sởi-Rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi (dự kiến vào tháng Chín năm nay); triển khai phần mềm giám sát dịch bệnh truyền nhiễm tại 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước; triển khai đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi Sumilarv tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại các tỉnh, thành phố trọng điểm; thường xuyên theo dõi, rà soát các trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, đảm bảo cung ứng đủ vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng; tăng cường công tác tuyên truyền về những khuyến cáo của Bộ Y tế đối với các dịch bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết phòng chống dịch bệnh hiệu quả, truyền thông phải đi trước một bước, trong đó đặc biệt chú trọng vào truyền thông dự phòng giúp người dân biết cách và tự mình phòng các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, truyền thông phải chủ động cung cấp thông tin về các dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo mạng, truyền hình) hoặc tại các buổi tọa đàm.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tuyên truyền thiết thực nhất là làm thế nào để người dân ý thức được vai trò của việc vệ sinh cụ thể là rửa tay. Người dân không phải ai cũng có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi rời khỏi nhà vệ sinh. Vì vậy, để người dân tạo được thói quen này, truyền thông phải đi trước. Khi người dân ai ai cũng biết vai trò của việc rửa tay đảm bảo vệ sinh không lây các bệnh truyền nhiễm thì sẽ giảm được nhiều bệnh truyền nhiễm.
Theo Infonet
Bảo hiểm y tế trả chi phí thuốc cho trẻ bị sởi
Chiều 19.4, Bộ Y tế có cuộc họp phòng chống dịch sởi. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tiêm vét vắc xin sởi hiện mới đạt hơn 57%, trong khi theo kế hoạch, trong tháng 4 phải ít nhất đạt 95%. Một số địa phương chưa nỗ lực tiêm sởi do chủ quan vì địa phương có ít bệnh nhân mắc sởi. Trong tuần, các đoàn của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đi kiểm tra các địa phương, đốc thúc thực hiện chiến dịch tiêm sởi.
Quá tải làm tăng nguy cơ nhiễm sởi và các bệnh truyền nhiễm (ảnh chụp tại BV Nhi T.Ư) - Ảnh: Liên Châu
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), cho biết thuốc gamma globulin vừa cập nhật trong phác đồ điều trị bệnh sởi (ban hành ngày 18.4) sẽ được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán, kể cả trường hợp không có BHYT. Đây là thuốc chi phí lớn, giúp nâng miễn dịch cho trẻ trong các trường hợp sởi biến chứng.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết mặc dù số ca nhiễm sởi chéo trong bệnh viện (BV) Nhi T.Ư đã giảm, nhưng vẫn ghi nhận thêm 10 ca trong ngày 19.4 (là các trường hợp điều trị bệnh khác nhưng lại mắc thêm sởi trong quá trình nội trú tại BV này), nâng tổng số nhiễm chéo trong 3 ngày qua lên 82 trường hợp. Lây nhiễm chéo sởi có thể gây biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao hơn. Trong ngày 19.4 tiếp tục cập nhật thêm một bệnh nhi tử vong liên quan đến sởi tại BV Bạch Mai và một ca nặng xin về (tại BV Nhi T.Ư), nâng số ca tử vong liên quan đến sởi lên 116 ca kể từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, đã ghi nhận một số ca sởi điều trị trong BV bị mắc thêm tiêu chảy do vi rút rota.
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, cho biết tỷ lệ tiêm vắc xin sởi của Hà Nội hiện đã đạt 83%, nhưng số mắc mới vẫn ở mức cao với hàng chục ca mỗi ngày. Số bệnh nhân sởi ghi nhận là 1.232 ca trong vòng hơn 3 tháng qua tại 30 quận, huyện. Đầu tuần tới, Hà Nội sẽ triển khai điểm tiêm phòng sởi miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi. Còn tại TP.HCM, đoàn của Bộ Y tế do Thứ trưởng Lê Quang Cường dẫn đầu đã đến kiểm tra các BV, thị sát hoạt động phòng chống dịch sởi. Tại BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, theo đánh giá chung số ca mắc sởi không tăng vọt nhưng chưa có dấu hiệu dừng lại. Trước tình hình số ca mắc sởi tại các BV chủ yếu do lây nhiễm, chiếm đến 90%, các BV đã tự đặt ra phương pháp để hạn chế tối đa lây lan bệnh. BV Nhi đồng 2 thiết lập sẵn một bộ phận các điều dưỡng có kinh nghiệm để nhận diện và hướng dẫn các ca nghi mắc sởi sang các phòng khám chuyên khoa. Các bác sĩ BV Nhi đồng 1 cập nhật số lượng mắc sởi hằng ngày sau đó phân bệnh và chuyển sang những khu riêng biệt dành cho sởi. Tại BV Bệnh nhiệt đới, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV, cho biết gần một nửa trẻ nhập viện vì gia đình quá lo lắng và BV "chỉ cho trẻ mắc sởi nhập viện khi có biến chứng, nếu không sẽ thuyết phục gia đình cho trẻ điều trị tại nhà".
Theo TNO
Hơn 30 trẻ bị lây sởi trong bệnh viện "Hiện tại chúng ta đã có dịch sởi, 61/63 tỉnh thành đã ghi nhận có ca mắc sởi. Số tử vong liên quan đến sởi là 112 ca, trong đó 25 ca mắc sởi", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết như vậy tại cuộc họp báo chiều 18.4. Ông Long cho biết: "Chúng ta chưa công bố dịch vì...