Hàng không tăng tần suất, giá vé ‘hạ nhiệt’
Từ ngày 1-12, các hãng bắt đầu tăng tần suất bay nội địa theo lịch phân bổ của Cục Hàng không Việt Nam.
Số lượng chuyến bay bắt đầu tăng trở lại, giá vé cũng theo đà “hạ nhiệt”.
Từ ngày 1-12, các hãng bay tăng tần suất các chuyến bay nội địa, hàng loạt vé giá rẻ – Ảnh: CÔNG TRUNG
Theo Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO), từ ngày 1-12 hãng sẽ thực hiện khoảng 140 chuyến bay mỗi ngày trên gần 40 đường bay nội địa.
Cụ thể, trên đường bay trục giữa Hà Nội và TP.HCM, Vietnam Airlines khai thác 5 chuyến/ngày, Pacific Airlines khai thác 2 chuyến/ngày. Từ ngày 15-12-2021, mỗi hãng dự kiến sẽ tăng thêm 1 chuyến/ngày.
Trên các đường bay giữa Đà Nẵng và Hà Nội, TP.HCM, Vietnam Airlines khai thác 5 chuyến/ngày và dự kiến tăng lên 6 chuyến/ngày từ ngày 15-12, trong khi Pacific Airlines khai 1 chuyến/ngày.
Đối với hầu hết các đường bay khác kết nối Hà Nội, TP.HCM với các địa phương, Vietnam Airlines khai thác từ 1-3 chuyến/ngày tùy từng đường bay. Trong đó, một số đường được dự báo có nhu cầu cao và khai thác 3 chuyến/ngày là giữa TP.HCM và Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Côn Đảo…
Vietjet cũng cho hay sẽ tăng tần suất các chặng bay kết nối Hà Nội – TP. HCM, Hà Nội – Đà Nẵng và TP. HCM – Đà Nẵng.
Từ 15-12 dự kiến sẽ tăng lên 6 chuyến khứ hồi/ ngày trên các đường bay trục chính này. Các đường bay khác vẫn duy trì khai thác ổn định, kết nối Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đến các tỉnh thành.
Với mạng bay quốc tế, Vietjet cho biết sau chuyến bay đầu tiên đưa khách quốc tế trở lại Phú Quốc, hãng dự kiến sẽ tiếp tục khai thác các chặng bay từ Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)… đến một số địa phương thí điểm mở cửa đón du khách quốc tế và khai thác trở lại các chặng bay quốc tế thường lệ ngay khi được cho phép.
Các hãng bay dần tăng tần suất trở lại, người dân cho nhiều lựa chọn khung giờ bay hoặc mua vé với giá phù hợp. Theo khảo sát trên website của các hãng, đường bay trục từ Hà Nội – TP.HCM, giá vé máy bay dao động từ 1,1 – 1,8 triệu đồng/vé.
Mức giá này, theo các đại lý bán vé là đã “hạ nhiệt” hơn so vài trăm ngàn đồng so với cách đây 1 tháng khi đường bay trục vẫn còn ít chuyến.
Thậm chí, với những đường bay đến các địa điểm du lịch như từ TP.HCM đến Đà Nẵng, Nha Trang, khách mua sát ngày bay cũng có giá rẻ đến bất ngờ khi chỉ 39.000 – 109.000 đồng/vé (chưa bao gồm thuế, phí).
Sau giai đoạn thí điểm, từ ngày 21-10 ngành hàng không đã mở lại toàn bộ đường bay nội địa song vẫn hạn chế tần suất bay.
Thống kê từ 21-10 đến 18-11, đường bay trục Hà Nội – TP.HCM đông khách nhất, đạt công suất ghế trên 90%, tiếp theo là Hà Nội – Đà Nẵng, Phú Quốc, TP.HCM đi Phú Quốc, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa với hệ số ghế 50-75%.
Quy định đi lại hàng không từ 1-12 như thế nào?
Theo quy định bổ sung của nhà chức trách, từ ngày 1-12, hành khách đi máy bay cần thực hiện khai báo y tế điện tử (mục Khai báo di chuyển nội địa) tại ứng dụng PC-COVID.
Trường hợp hành khách chưa thực hiện khai báo, các hãng sẽ bố trí nhân viên và thiết bị hỗ trợ, hướng dẫn hành khách cài đặt, khai báo trên ứng dụng. Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác,…
Ngoài ra, hành khách vẫn cần đáp ứng một trong các điều kiện sau để được vận chuyển: có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin, trong đó liều cuối cùng được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng trước ngày khởi hành; hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng trước ngày khởi hành; hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 72 giờ trước thời điểm khởi hành.
'Hà Nội buộc cách ly người từ TP.HCM, Bình Dương về là không hợp lý'
Chuyên gia dịch tễ cho rằng, quyết định bắt buộc cách ly với người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An của Hà Nội là không hợp lý và không đúng với tinh thần Nghị quyết 128.
Chiều tối qua, 16.11, UBND TP.Hà Nội bất ngờ ra quyết định điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch trong bối cảnh các ca nhiễm của thành phố những ngày qua ở mức từ 150 - 289 ca mắc mới mỗi ngày.
Điểm mới nhất là ngoài việc thí điểm cách ly F1 tại nhà, Hà Nội bắt buộc cách ly với người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, người về từ vùng 3, vùng 4 (vùng cam và vùng đỏ) đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Quyết định bất ngờ này của Hà Nội khiến nhiều người trở tay không kịp.
Chuyên gia dịch tễ cho rằng quyết định bắt buộc cách ly 7 ngày với người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về Hà Nội là bất hợp lý. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Anh Đ.T.Đạt (TP.HCM) công tác tại Hà Nội từ tháng 5 tới nay. Dự định về thăm nhà rồi quay lại Hà Nội làm việc, nhưng bất ngờ thấy thông tin từ TP.HCM ra phải cách ly 7 ngày, anh buộc phải thay đổi quyết định. "Tôi ở trọ, tự cách ly có thể không đảm bảo điều kiện lại phải đi cách ly tập trung. Trong trường hợp phải tự cách ly tại nhà cũng ảnh hưởng đến người xung quanh nên rất ngại", anh Đạt chia sẻ.
Covid-19 sáng 17.11: 1.045.397 ca nhiễm, 870.997 ca khỏi | TP.HCM cho nhiều ngành được hoạt động
Trao đổi với Thanh Niên sáng nay, 17.11, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng quyết định bắt buộc cách ly nêu trên của Hà Nội là không hợp lý.
"Người từ TP.HCM hay các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An khi ra ra Hà Nội nếu đi máy bay thì đều đã phải tiêm 2 mũi vắc xin và có xét nghiệm âm tính, vì sao còn phải cách ly. Hà Nội làm thế phải chăng vì lo tiêm 2 mũi vắc xin và xét nghiệm không hiệu quả?", ông Nga nêu vấn đề.
Chuyên gia này cũng cho biết trường hợp cụ thể của cháu ông từ TP.HCM dự định bay ra Hà Nội công tác, nhưng sau khi thấy quy định bắt buộc cách ly 7 ngày thì đã phải trả vé. Lý do chỉ ra làm việc 2 ngày nhưng buộc cách ly tới 7 ngày thì rất mất thời gian.
Trước lo ngại của thành phố về việc các ca nhiễm cộng đồng đang có xu hướng gia tăng mạnh so với trước đây, theo ông Nga, việc xuất hiện các ca nhiễm mới tại Hà Nội không phải do người từ nơi khác lây lan dịch. "Dịch đã lây lan trong cộng đồng rồi, không phải là người bên ngoài mang vào. Ngay cả hiện tại nếu khám tình cờ có thể rất nhiều người có vi rút, đặc biệt là những người đã tiêm vắc xin rồi, nhưng có vi rút chứ không phải có bệnh. Chúng ta đã xác định thích ứng linh hoạt thì chỉ những người có triệu chứng hoặc có bệnh nền thì mới phải chữa trị", ông Nga nhìn nhận.
Cũng theo chuyên gia này, TP.HCM hiện vẫn có hơn nghìn ca mắc mới mỗi ngày, song hôm qua đã cho mở lại nhiều dịch vụ hơn Hà Nội, đồng thời tính cả việc mở lại trường học trực tiếp. "Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin của 2 thành phố cao gần ngang nhau. Hà Nội không nên vì quá lo lắng mà có những quy định gây khó trong việc mở cửa, thích ứng linh hoạt, đặc biệt là với người nơi khác về thủ đô công tác, làm việc", ông Nga khuyến nghị.
Đặc biệt, TP.HCM và nhiều địa phương khác đã cho cách ly F1 tại nhà từ lâu, vì thế Hà Nội có thể triển khai mà không cần thí điểm. "Thí điểm cách ly F1 rồi cho người dân hay tổ dân phố canh gác tại nhà thì rất phản cảm và thiếu hiểu biết, không cần thiết phải làm việc này. Quan điểm của tôi là Hà Nội bỏ cách ly tập trung đi, bỏ phong toả rộng tại khu phố hay toà chung cư, chỉ phong toả hẹp trong gia đình thôi", chuyên gia này nhìn nhận.
Trước đó, theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 8.11, thành phố đã giám sát 12.027 người từ các tỉnh, thành trở về Hà Nội, qua đó, ghi nhận 100 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, tỷ lệ là 0,83%.
Bản tin Covid-19 ngày 16.11: Thêm 10.259 ca nhiễm mới | Việt Nam đã tiêm hơn 100 triệu liều vắc xin
Trong công điện chiều tối qua, UBND TP.Hà Nội yêu cầu: với người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc là F0 đã khỏi bệnh đi về từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (cấp độ 4 và cấp độ 3, tương ứng với màu đỏ và màu da cam) và các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai..., Hà Nội yêu cầu cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú (có quyết định cách ly của địa phương) trong vòng 7 ngày thay cho tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Những người này phải xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và thứ 7 thay vì 1 lần như trước đây.
Với người chưa tiêm đủ liều vắc xin đi về từ khu vực nguy cơ cao (cấp độ 3, tương ứng màu da cam): cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày (có quyết định cách ly của địa phương), tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện biện pháp 5K; xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và thứ 7 từ khi tới Hà Nội (thay cho việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà và không chỉ định xét nghiệm).
Những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 về Hà Nội đi về từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2): tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày, xét nghiệm 1 lần vào ngày đầu tiên.
Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vắc xin đi về từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2): tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày; xét nghiệm 2 lần.
Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương.
'Bình thường mới' vẫn gặp khó vì địa phương mở nửa vời Sau những ngày đầu tiên dè dặt "bình thường mới", nhiều tỉnh, thành đang có xu hướng thắt chặt trở lại. Song, theo các chuyên gia, Chính phủ đã xác định thích ứng linh hoạt, "sống chung" với dịch, địa phương không thể mở cửa nửa vời. Ngày 22.10, một ngày sau khi hàng không chính thức mở cửa hoàn toàn mạng bay...