Hàng hóa Trung Quốc tăng vọt gây căng thẳng cho đường sắt Nga
Giá vận tải biển tăng mạnh buộc các nhà sản xuất Trung Quốc phải tìm con đường khác để xuất khẩu hàng hóa đến châu Âu và lựa chọn hàng đầu là đường sắt Nga.
Các container xếp tại một cảng thương mại ở Vladivostok (Nga). Ảnh: Reuters
Tuy nhiên diễn biến này đang gây quá tải và căng thẳng cho đường sắt Nga.
Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), với việc các quốc gia đẩy mạnh bổ sung kho dự trữ và xuất khẩu hàng hóa kể từ khi phục hồi sau đại dịch, các cảng biển toàn cầu đang hoạt động hết công suất. Điều này phần nào khiến đường sắt trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn.
Công ty Đường sắt Nga cho biết tổng lưu lượng container quá cảnh Nga đã tăng 40% trong 9 tháng đầu năm 2021 lên 782.000 TEU (tương đương container dài 6 m) và có thể đạt kỷ lục 1 triệu TEU trong năm nay.
Doanh nghiệp nhà nước này bổ sung: “Ở giai đoạn đầu năm, giá vận chuyển hàng hóa trong container qua đường sắt giữa châu Á và châu Âu rẻ gấp đôi vận chuyển bằng đường biển. Hiện giờ mức giá thậm chí còn thấp hơn 3,5 lần”.
Video đang HOT
Phần tăng trưởng mạnh nhất là dọc tuyến đường Trung Quốc-Nga-châu Âu nơi lưu lượng vận chuyển trong 9 tháng đầu năm đã tăng 47% lên 568.700 TEU. Tuy nhiên, nhiều nhà vận hành và nhà phân tích cho rằng tăng trưởng nhanh đồng thời đã bộc lộ vấn đề cơ sở hạ tầng có thể gây hạn chế. Ông Alexey Bezborodov tại công ty phân tích dữ liệu vận tải và cơ sở hạ tầng Infraproject (Mỹ) cho biết một trong những vấn đề này bao gồm thiếu nhân lực.
Reuters đưa tin rằng dòng vận chuyển hàng hóa đã gặp trở ngại bởi năng suất thấp tại các tuyến đường sắt cũng như tắc nghẽn gần các cảng biển và cửa khẩu.
Chính phủ Nga đã đưa ra kế hoạch dài hạn tăng năng lực ngành đường sắt nước này. Vào năm 2018, Tổng thống Vladimir Putin đề nghị đến năm 2024 tăng số container vận chuyển lên 1,7 triệu TEU, gấp 4 lần so với mức năm 2017.
Để đạt được mục tiêu này, công ty Đường sắt Nga đầu tư 2,8 tỷ USD trong giai đoạn từ 2019 đến 2024 với dự án “Vận chuyển trong 7 ngày” nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ biên giới phía Đông đến biên giới phía Tây nước này chỉ còn trong 1 tuần thay vì 11-14 ngày như thông lệ.
Tàu hộ vệ Việt Nam tranh tài với chiến hạm Nga, Trung
Tàu 016 Quang Trung sẽ thi đấu với các tàu hộ vệ hiện đại của Nga, Trung Quốc trong nội dung Cúp biển thuộc hội thao Army Games 2021.
Lễ khai mạc nội dung thi đấu Cúp biển diễn ra tại cầu cảng của Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga tại Vladivostok hôm qua, với sự góp mặt của chỉ huy và kíp tàu tham gia thi đấu.
Kíp tàu Việt Nam trong lễ khai mạc Cúp biển ở Vladivostok, Nga, hôm 22/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga .
Các nội dung thi đấu chính sẽ diễn ra từ ngày 23-27/8 ở vùng biển ngoài khơi thành phố Vladivostok của Nga và biển Caspian giáp Iran, với sự góp mặt của 7 đội tuyển gồm Việt Nam, Nga, Trung Quốc, Azerbaijan, Iran, Myanmar và Kazakhstan.
Tàu hộ vệ 016 Quang Trung của Việt Nam sẽ tranh tài với hộ vệ hạm Sovershennyy thuộc Đề án 20380 của Nga và tàu Guangyuan thuộc lớp Type-056 Trung Quốc ở Vladivostok. Tàu của các nước khác tranh tài tại biển Caspian.
Theo kết quả bốc thăm, thứ tự thi đấu tại nội dung bắn mục tiêu trên biển bằng pháo AK-176 là Nga, Việt Nam, Trung Quốc, tại nội dung bắn mô hình mìn nổi bằng súng máy 14,5 mm là Nga, Việt Nam, Trung Quốc, tại nội dung kỹ năng hàng hải là Trung Quốc, Việt Nam, Nga.
Việt Nam cử biên đội tàu 015 và 016 để thi đấu môn Cúp biển trong khuôn khổ Hội thao Quân sự Quốc tế (Army Games) 2021 do Nga chủ trì tổ chức. Đây là lần đầu tàu chiến Việt Nam tranh tài ở hội thao quốc tế, cũng như mang vũ khí thi đấu với chính nước sản xuất ra các vũ khí này.
Thiếu tá Mã Nguyên Thanh, thuyền trưởng tàu 015 Trần Hưng Đạo, cho biết Army Games là cơ hội để kiểm chứng kết quả huấn luyện, năng lực, khả năng sẵn sàng chiến đấu, trình độ chuyên môn của cán bộ chiến sĩ, khả năng làm chủ vũ khí, khí tài mới, cũng như sức mạnh và vị thế của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Pháo AK-176MA trên tàu hộ vệ Việt Nam khai hỏa trong đợt thực hành hôm 13/8. Ảnh: Báo Hải quân .
Môn thi Cúp biển có các nội dung thi đấu gồm kỹ năng hàng hải (điều động và cố định tàu bằng neo, buộc lái tàu vào phao cố định), đấu tranh chống chìm tại cơ sở huấn luyện trên bờ và sử dụng phương tiện cứu hộ (thực hành trên biển), thi bắn pháo tàu (bắn mục tiêu trên biển, trên không và mục tiêu là mìn nổi).
Đội tuyển Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hoàn tất giai đoạn huấn luyện nâng cao tại Nga, sẵn sàng thi đấu với quyết tâm giành thành tích cao trong lần đầu tiên tranh tài tại đấu trường quốc tế Army Games.
Chưa khắc phục xong hậu quả lũ lụt, Trung Quốc lại sắp hứng bão lớn Trung Quốc đã đóng cửa các cảng và đường sắt vào ngày 24.7 để chuẩn bị cho bão In-Fa trong bối cảnh nhiều khu vực vẫn đang chật vật khắc phục hậu quả sau lũ. Một người đàn ông ngồi trên chiếc xe bị mắc kẹt dưới nước sau trận mưa lớn ở Trịnh Châu, Hà Nam vào ngày 22.7. Ảnh REUTERS Theo...