Hãng hàng không lâu đời thứ hai thế giới xin phá sản do tác động của COVID-19
Hãng hàng không Avianca của Colombia, hãng hàng không lâu đời thứ hai thế giới, đã đệ đơn phá sản lên quận nam New York, Mỹ do bị tác động chưa từng thấy bởi đại dịch COVID-19.
Hãng hàng không lâu đời thứ nhì thế giới đệ đơn xin phá sản
Avianca được thành lập vào năm 1919. Hãng hàng không này là hãng hàng không lâu đời thứ hai thế giới. Vào cuối năm ngoái, hãng này là hãng hàng không lớn thứ ba ở châu Mỹ La tinh dựa trên thị phần, sau hãng hàng không LATAM của Chile và GOL Linhas Aereas của Brazil.
Hãng hàng không Avianca cũng là một thành viên của Liên minh hàng không quốc tế Star Alliance, cùng với hãng hàng không Lufthansa của Đức và Singapore Airlines. Năm ngoái, một công ty liên kết với Mỹ đã mua phần lớn cổ phần của Avianca.
Avianca là hãng hàng không mới nhất bị thua lỗ bởi đại dịch COVID-19 với việc hủy nhiều chuyến bay và buộc phải cho các nhân viên nghỉ không lương.
Video đang HOT
Tháng trước, hãng Virgin của Australia đã sụp đổ sau khi không nhận được gói cứu trợ của chính phủ. Hồi tháng 3, hãng hàng không Flybe của Anh cũng cho biết, các thách thức tài chính quá lớn khiến họ không thể chịu đựng được trong đại dịch COVID-19 này.
Hãng hàng không Colombia này cho biết, họ đã bị ảnh hưởng lớn bởi lệnh phong tỏa khắp thế giới khi đại dịch COVID-19 có diễn biến xấu đi. Hãng cho biết, trong số các quốc gia nơi Avianca hiện đang hoạt động, 88% bị hạn chế đi lại toàn bộ hoặc một phần.
Quyết định nộp đơn xin phá sản được đưa ra với mục đích “bảo vệ và bảo toàn hoạt động” khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Avianca trực tiếp sử dụng 21.000 nhân viên trên khắp châu Mỹ Latinh, bao gồm hơn 14.000 ở Colombia.
Ngoài ra, công ty cũng có kế hoạch ngừng hoạt động kinh doanh tại Peru để cắt giảm chi phí và đổi mới tập trung vào các thị trường cốt lõi.
“Avianca đang đối mặt với cuộc khủng hoảng đầy thách thức nhất trong lịch sử 100 năm của chúng tôi khi chúng tôi bị tác động bởi đại dịch COVID-19″, CEO Anko van der Werff nói trong một tuyên bố.
“Chúng tôi tin rằng việc tái tổ chức là con đường tốt nhất để bảo vệ các dịch vụ vận chuyển hàng không và vận tải hàng không thiết yếu mà chúng tôi cung cấp trên khắp Colombia và các thị trường khác trên khắp châu Mỹ Latinh.”
Hãng cho biết, đội bay của họ có 189 chiếc máy bay, thực hiện khoảng 700 chuyến bay mỗi ngày. Nhưng năm nay, các chuyến bay chở khách của hãng đã bị tạm dừng kể từ giữa tháng 3 khiến doanh thu giảm hơn 80% và gây áp lực đáng kể lên dự trữ tiền mặt.
Các nhà phân tích lưu ý rằng, hãng hàng không này đã gặp khó khăn từ năm ngoái. Mùa hè năm ngoái, Avianca đã có một giai đoạn biến động trước việc một giám đốc điều hành của hãng đột ngột thôi việc.
Bloomberg: Dịch Covid-19 có thể khiến hầu hết các hãng hàng không phá sản cho tới tháng 5
Các hãng hàng không đang cạn kiệt lượng tiền mặt dự trữ một cách nhanh chóng bởi các máy bay hầu như phải nằm không.
"Đại dịch Covid-19 sẽ khiến hầu hết các hãng hàng không trên toàn thế giới phá sản tới cuối tháng 5 năm nay nếu như chính phủ và ngành công nghiệp này không tiến hành những động thái phối hợp cần thiết để tránh một tình huống như vậy", một chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực hàng không vừa đưa ra cảnh báo trên tờ Bloomberg.
Nhiều hãng hàng không có thể rơi vào tình trạng phá sản kỹ thuật hoặc vi phạm các giao ước về nợ - Trung tâm tư vấn hàng không có trụ sở tại Sydney nói trong tuyên bố vào ngày thứ 2. Các hãng vận chuyển đang cạn kiệt lượng tiền mặt dự trữ một cách nhanh chóng bởi các máy bay hầu như phải nằm không và không thể bay với hơn một nửa khoang trống.
"Cần có những hành động phối hợp giữa chính phủ và bản thân ngành công nghiệp này - ngay bây giờ - để tránh một thảm họa. "Nếu không, cuộc khủng hoảng sẽ nổi lên giống như bước vào một chiến trường tàn khốc, đầy thương vong".
Hầu hết các hãng vận chuyển lớn nhất tại Mỹ, Trung Quốc và Trung Đông sống sót là nhờ sự giúp đỡ của chính phủ hoặc sự hỗ trợ từ những chủ sở hữu của họ.
Các hãng hàng không là một trong số những nạn nhân lớn nhất của dịch Covid-19 do lượng khách bay đã giảm mạnh. Nhiều hãng từ America Airlines đến Qantas Airways của Australia đều đã giảm công suất, trong khi đó một vài đơn vị như SAS Ab của Thụy Điển thì tạm thời sa thải hầu hết nhân viên. Flybe - hãng hàng không lớn nhất châu Âu đã sụp đổ.
Các hãng hàng không có thể phải đối mặt với mức thiệt hại doanh thu lên tới 113 tỷ USD trong năm nay theo Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế ước tính.
Theo Trí thức trẻ
Báo cáo kiểm toán Vietjet 2019: sẵn sàng cho bật tăng trở lại sau dịch Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đã cho phép tất cả các đường bay nội địa và bắt đầu mở các đường quốc tế. CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính 2019 kiểm toán bởi KPMG với các số liệu tích cực, phản ánh kết quả tăng trưởng tốt mảng kinh doanh cốt lõi vận tải...