Hang động trên Mặt Trăng có thể làm nơi trú ẩn cho nhà thám hiểm?
Ngày 15/7, theo hãng tin AP, một nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học Italy dẫn đầu đã công bố bằng chứng về một hang động lớn trên Mặt Trăng, gần khu vực mà Neil Armstrong và Buzz Aldrin hạ cánh cách đây 55 năm, nơi này rất có thể trở thành nơi trú ẩn của các phi hành gia trong tương lai.
Hang động này nằm ở biển Tranquility, cách địa điểm hạ cánh của Apollo 11 khoảng 400 km.
Hang động này không xa khu vực mà Neil Armstrong và Buzz Aldrin hạ cánh cách đây 55 năm. (Nguồn: NASA)
Theo các nhà khoa học, hang động này được hình thành từ sự sụp đổ của các ống dung nham. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu radar từ tàu thăm dò Lunar Reconnaissance Orbiter của NASA và so sánh kết quả với các ống dung nham trên Trái Đất.
Dữ liệu radar chỉ tiết lộ phần đầu của hang động. Các nhà khoa học ước tính hang động này rộng ít nhất 40 mét và dài hàng chục mét, có thể còn dài hơn nữa.
Video đang HOT
Theo hai nhà nghiên cứu Leonardo Carrer và Lorenzo Bruzzone từ Đại học Trento: “Hang động trên Mặt Trăng đã là một bí ẩn trong hơn 50 năm. Vì vậy, thật thú vị khi cuối cùng có thể chứng minh sự tồn tại của một hang động”.
Hầu hết các hố này được cho là nằm ở các đồng bằng dung nham cổ đại trên Mặt Trăng. Ngoài ra, một số hố có thể tồn tại ở cực nam của Mặt Trăng, nơi dự kiến sẽ diễn ra các cuộc đổ bộ của phi hành gia NASA vào cuối thập kỷ này. Người ta tin rằng các hố luôn bị che khuất ở đó chứa nước đóng băng, có thể cung cấp nước uống và nhiên liệu tên lửa.
Trong chương trình Apollo của NASA, 12 phi hành gia đã hạ cánh xuống Mặt Trăng, những người đầu tiên thực hiện nhiệm vụ là Armstrong và Aldrin vào ngày 20/7/1969.
Những phát hiện mới này cho thấy có thể có hàng trăm hố và hàng nghìn ống dung nham trên Mặt Trăng. Những nơi này có thể đóng vai trò là nơi trú ẩn tự nhiên cho các phi hành gia, bảo vệ họ khỏi các tia vũ trụ, bức xạ mặt trời và các vụ va chạm của thiên thạch nhỏ.
Nhóm nghiên cứu cho biết, việc xây dựng môi trường sống từ đầu sẽ tốn nhiều thời gian và thách thức hơn, ngay cả khi tính đến nhu cầu gia cố các bức tường hang động để ngăn chặn sự sụp đổ.
Đá và các vật liệu khác bên trong những hang động này, không bị thay đổi bởi điều kiện khắc nghiệt qua nhiều thập kỷ, cũng có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách Mặt Trăng tiến hóa, đặc biệt là liên quan đến hoạt động núi lửa của nó.
Đài thiên văn 1.900 tuổi: Bí mật từ Kim tự tháp Mặt Trăng
Không chỉ chứa những bí mật rùng rợn, Kim tự tháp Mặt Trăng ở Teōtīhuacān còn ẩn giấu chi tiết kinh ngạc về một đài thiên văn cổ đại.
Khác với các kim tự tháp Ai Cập, công trình được gọi là "Kim tự tháp Mặt Trăng" ở thành phố cổ Teōtīhuacān không đơn giản là một mộ phần, theo nghiên cứu mới vừa được Heritage Daily trích dẫn.
Kim tự tháp Mặt Trăng được xây dựng trong giai đoạn II (năm 100 - 350 sau Công nguyên) của thành đô Teōtīhuacān, với sự bùng nổ về mặt dân số và một loạt công trình nổi bật.
Kim tự tháp Mặt Trăng ở Teōtīhuacān - Ảnh: HERITAGE DAILY
Kim tự tháp Mặt Trời, đại lộ Người Chết, đền thờ Quetzalcoatl... cũng được xây dựng trong thời điểm này. Qua hơn 1.900 năm, tất cả vẫn sừng sững giữa thành phố cổ.
Một nghiên cứu mới của Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) hợp tác với Đại học Tepeyac và Trường Nhân chủng học và lịch sử Quốc gia (ENAH) đã phát hiện ra một bí mật mới của Kim tự tháp Mặt Trăng: Nó đánh dấu trục định hướng thiên văn của Teōtīhuacān.
Các đỉnh của kim tự tháp được căn chỉnh theo hướng Đông Bắc với thời điểm Mặt Trời mọc vào ngày Hạ chí và theo hướng Tây Nam với thời điểm Mặt Trời lặn vào ngày Đông chí.
Vào ngày dài nhất trong năm (Hạ chí), từ đỉnh Kim tự tháp Mặt trăng, Mặt Trời sẽ hiện ra lúc bình minh trên núi lửa Xihuingo, từ lâu được biết đến là một đài quan sát để hiệu chỉnh lịch.
Thể tích của công trình này cũng phù hợp với một số tỉ lệ trong vũ trụ học, trong khi mặt tiền của nó kết hợp với mặt tiền một số tòa nhà khác tạo ra hình ảnh của một trục dọc.
Bố cục của cả vùng đô thị này cũng cho thấy sự tương ứng với một số tiêu chí thiên văn, cho thấy ngoài Kim tự tháp Mặt Trăng, một số công trình khác có thể cũng là một phần của đài thiên văn dạng mạng lưới lớn.
Phát hiện này góp thêm vào chuỗi bằng chứng cho thấy những người Toltec - chủ nhân thành phố cổ Teōtīhuacān - đã có một nền văn minh đáng kinh ngạc như thế nào.
Trước đó, vào năm 2018, một cuộc khảo sát khác của INAH đã phát hiện thêm một khoang ngầm bí mật bên dưới Kim tự tháp Mặt Trăng, chứa hài cốt của những người có hộp sọ bị biến dạng.
Điều này có thể tượng trưng cho một nghi lễ cổ đại tàn khốc mà các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ.
Cuốn sách kỳ lạ từ thời nhà Đường: Hơn 80.000 người ngoài hành tinh 'sửa chữa Mặt Trăng' và biết bí mật về Mặt Trăng trước Galileo 800 năm! Cuốn sách này ghi lại nhiều câu chuyện khó tin, và một trong những câu chuyện trong đó tiết lộ bí mật bí ẩn về người ngoài hành tinh và Mặt Trăng. Vào thời nhà Đường, có một cuốn sách rất nổi tiếng mang tên "Dậu Dương Tạp Trở" (Miscellaneous Morsels from Youyang), nội dung của nó dường như rất gần với những...