Hàng chục ‘trí thức trẻ’ đối diện nguy cơ mất việc
Theo ông Trần Hữu Anh, những chính sách đối với trí thức trẻ hoàn thành nhiệm vụ chỉ là những ‘ưu tiên trong công tác tuyển dụng’ chứ không thuộc diện ‘được tuyển dụng đặc biệt nào’.
Các trí thức trẻ vẫn đang làm việc dù hơn 3 tháng chưa nhận được đồng lương nào – ẢNH: THANH LỘC
Anh Phạm Hưng (35 tuổi, quê ở H.Triệu Phong, sinh sống ở H.Hướng Hóa, một trí thức trẻ tăng cường ở xã Tà Long, H.Đakrông, cùng tỉnh Quảng Trị) kể tháng 12.2010 anh cùng 38 người vừa tốt nghiệp đại học, trở thành những trí thức trẻ theo chính sách thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30A của Chính phủ. Sau đó, UBND H.Đakrông đã tổ chức tuyển dụng và ký hợp đồng lao động về công tác tại 13 xã thuộc địa bàn huyện.
Nhưng theo anh Hưng, ngày anh hoàn thành nhiệm vụ, sau 10 năm bám bản, cũng là lúc anh đối diện với nguy cơ… mất việc. “UBND huyện và Phòng Nội vụ đến nay vẫn chưa có hướng dẫn gì thêm về việc chúng tôi có được giữ lại hoặc bố trí công việc khác không, nên chúng tôi vẫn thấp thỏm đến nhiệm sở dù hơn 3 tháng, không nhận một đồng lương”, anh Hưng nói.
Còn trí thức trẻ Lê Quang Tố (35 tuổi, quê ở H.Triệu Phong, làm cán bộ xóa đói giảm nghèo ở UBND xã Mò Ó, H.Đakrông) cũng khó khăn trong công việc. Vợ của anh Tố cũng là một trí thức trẻ, nhưng nghỉ việc từ đầu năm 2020. Anh Tố cho biết anh đang lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” bởi nhiều tháng không có lương.
Video đang HOT
Không chỉ anh Hưng, anh Tố mà nhiều trí thức trẻ sau 10 năm vật lộn với núi rừng Đakrông hiện đang đứng trước khó khăn việc làm…
Ông Đoàn Quang Anh, Trưởng phòng Nội vụ H.Đakrông, cho biết đối với những trí thức trẻ tình nguyện đang là vấn đề nan giải. “Chúng tôi ghi nhận những công hiến của trí thức trẻ, chúng tôi cũng không muốn bị mang tiếng “đem con bỏ chợ” nhưng thẩm quyền của cấp huyện đối với sự việc này rất khó. Chúng tôi đã có văn bản gửi về Sở Nội vụ xin ý kiến và chờ phía tỉnh có trả lời”, ông Anh nói.
Ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch UBND H.Đakrông, cũng cho biết huyện vẫn cần đến sự đóng góp của các trí thức trẻ, đồng thời cho rằng không nên gia hạn thời gian công tác cho các trí thức trẻ trong thời gian ngắn (6 tháng – 1 năm) sẽ không có ích lợi gì, mà phải lựa chọn hoặc ưu tiên xét tuyển hoặc chấm dứt hợp đồng, đi kèm với những ưu đãi chấp nhận được.
Tương tự, ông Trần Hữu Anh, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị, cho rằng sau 10 năm công tác, đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện đã có bước trưởng thành và góp phần hỗ trợ các xã thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết số 30A của Chính phủ.
“Chúng tôi đã rất lưu ý đến các nhân sự này và cũng gửi văn bản xin ý kiến ra Bộ Nội vụ, tuy nhiên theo văn bản trả lời của Bộ Nội vụ mà tôi vừa nhận hôm 12.4 thì những trí thức trẻ này sẽ chỉ được áp dụng chế độ, chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện đã hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 3 Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg”, ông Trần Hữu Anh nói.
Đáng chú ý trong đó, các trí thức trẻ hoàn thành nhiệm vụ sẽ được trợ cấp bằng 2 tháng tiền công trong thời gian công tác tại tổ công tác; được cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển vào công chức, viên chức theo quy định của pháp luật…
Theo ông Trần Hữu Anh, những chính sách trên đối với trí thức trẻ hoàn thành nhiệm vụ chỉ là những “ưu tiên trong công tác tuyển dụng” chứ không thuộc diện “được tuyển dụng đặc biệt nào”. “Thương thì tôi cũng biết vậy, nhưng chế độ chính sách, người ta không cho vận dụng nữa, phải cho họ nghỉ việc chứ biết làm sao”, ông Trần Hữu Anh nói.
Già làng, trưởng bản ở Yên Bái tích cực tuyên truyền về bầu cử
Công tác tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tỉnh Yên Bái đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, đến từng tổ dân phố, thôn, bản.
Trong đó, phải kể đến vai trò của đội ngũ già làng, trưởng thôn bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư hàng ngày đến với bà con để hướng dẫn, tuyên truyền.
Những ngày này, già làng Giàng A Páo ở thôn Khấu Ly, xã Bản Mù đều đặn đến từng hộ dân tuyên truyền, hướng dẫn những kiến thức về bầu cử. Đặc biệt là những hộ dân chưa tham dự được các cuộc họp thôn, những hộ dân chưa nắm kỹ các nội dung về bầu cử.
Sử dụng tiếng Mông để tuyên truyền, già làng cũng dành nhiều thời gian cho những người cao tuổi, ít được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, hay những phụ nữ "hay lam hay làm", bận bịu việc ruộng nương, chẳng mấy khi có thời gian ở nhà.
Già làng Giàng A Páo (áo xanh ngồi giữa)
Già làng Giàng A Páo cho biết: "Khi được xã triển khai công tác bầu cử, tôi và trưởng thôn đã tổ chức cuộc họp dân để tuyên truyền cho bà con về ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm của những công dân đủ 18 tuổi trở lên trong bầu cử. Những hộ dân chưa rõ hay chưa đi họp thì mình đến tận nhà tuyên truyền cho bà con và hướng dẫn bà con đúng ngày đi bầu cử thể quyền và nghĩa vụ của mình, không được đi bầu thay. Chúng tôi mong muốn bầu chọn được những đại biểu có đủ tiêu chuẩn về trình độ, có đức có tài, có năng lực, nhiệt tình giúp đỡ bà con người Mông phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo".
Cùng với các già làng, trưởng các thôn bản cũng đã chủ động gặp gỡ, tiếp xúc, đến từng hộ dân để tuyên truyền cho cử tri hiểu về Luật Bầu cử; tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyền và nghĩa vụ của người ứng cử, quyền và nghĩa vụ của cử tri và các quy định về bầu cử.... Đồng thời nhắc nhở các gia đình có con em đi làm ăn ở xa sớm trở về nhà trước ngày 23/5 để đi bầu cử.
Ông Giàng A Mua, trưởng thôn Khấu Ly nói: "Tuyên truyền về cuộc bầu cử để nhân dân đều hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong bầu cử, với tinh thần trách nhiệm cao thì khi nào đến ngày bầu cử thì người dân sẵn sàng đi bầu cử đầy đủ".
Khi được tuyên truyền, hầu hết những người dân trong thôn đã hiểu được ý nghĩa cũng như vai trò, trách nhiệm cử tri của mình. Chị Tráng Thị May, người dân thôn Khấu Ly cho biết: "Khi được già làng và trưởng thôn đến tuyên truyền về công tác bầu cử, tôi và gia đình đã hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. Hôm nào đến ngày bầu cử thì vợ chồng chúng tôi sẽ cùng nhau đi bầu cử tại địa điểm bầu cử đã được thông báo. Mong muốn bầu được những người tốt, những người có trách nhiệm, có uy tín".
Ông Hoàng Văn Đông, Bí thư Đảng ủy xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu cho biết: Thời gian qua, tranh thủ buổi tối hàng ngày khi người dân đi nương rẫy về, các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong xã đã đến từng hộ tuyên truyền, vận động nhân dân về cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ông Hoàng Văn Đông cho biết: "Những năm qua các già làng, trưởng bản đã góp phần rất lớn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, với tinh thần trách nhiệm cao trong cộng đồng, các già làng, trưởng bản, người có uy tín tại các thôn bản đã đóng góp rất lớn trong công tác tuyên truyền về bầu cử".
Với trên 95% dân số là đồng bào dân tộc, trong đó có gần 80% là đồng bào Mông, huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã đẩy mạnh tuyên truyền về ngày bầu cử, đặc biệt là tuyên truyền trực tiếp một cách ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu để mọi cử tri nắm rõ, xác định được quyền và trách nhiệm của mình, bằng lá phiếu lựa chọn được những người đủ đức, đủ tài, nhiều tâm huyết với đồng bào vùng cao vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới.
Xã biên giới thu tiền tỷ từ nuôi trâu vỗ béo Xã biên giới Quang Hán, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) tập trung phát triển mô hình nuôi trâu vỗ béo, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho người chăn nuôi. Mô hình vỗ béo trâu của ông Bế Văn Định, xóm Vững Bền, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Công Hải. Theo chân...