Hàng chục loài động vật được cứu từ bờ vực tuyệt chủng
Nếu không có các nỗ lực bảo tồn, ít nhất 28 loài chim và động vật có vú đã biến mất trên Trái Đất kể từ năm 1993.
Chim cà kheo đen (trái) và vẹt Puerto Rico. Ảnh: Creative Commons/AP.
Công bố được đưa ra vào hôm 9/9 sau khi các nhà nghiên cứu từ Đại học Newcastle và tổ chức bảo tồn BirdLife International của Anh tiến hành phân tích 73 loài động vật bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới. Trong số những loài được hồi sinh từ bờ vực tuyệt chủng, đáng chú ý có loài vẹt Puerto Rico, ngựa hoang Mông Cổ, linh miêu Iberia và chim cà kheo đen.
Các loài động vật bị đe dọa bởi nhiều yếu tố như mất môi trường sống, nạn săn bắt quá mức, dịch bệnh, hay biến đổi khí hậu. Các chiến lược bảo tồn thành công trong những trường hợp này bao gồm kiểm soát động vật xâm lấn, xây dựng các khu bảo tồn, tái tạo môi trường hoang dã và nhân giống.
Video đang HOT
Linh miêu Iberia. Ảnh: Migue llm.
Cũng trong một báo cáo vào tuần này, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) nhấn mạnh quần thể động vật hoang dã toàn cầu đã giảm hơn 2/3 kể từ những năm 1970. Nếu không có các nỗ lực bảo tồn, tỷ lệ tuyệt chủng có thể cao gấp 3 – 4 lần.
Theo tác giả chính của nghiên cứu Rike Bolam, chuyên gia về đa dạng sinh học tại Đại học Newcastle, khoảng 28 – 48 loài động vật đã được cứu khỏi nạn tuyệt chủng kể từ năm 1993, trong đó có 21 – 32 loài chim và 7 – 16 loài động vật có vú.
Mặc dù vậy, các nhà bảo tồn thừa nhận đã không hoàn thành mục tiêu do Liên Hợp Quốc đề ra cách đây một thập kỷ. Bên cạnh những loài được cứu, vẫn còn hàng chục loài chim và động vật có vú khác đã biến mất hoàn toàn hoặc bị nghi ngờ tuyệt chủng.
Một số loài trong khi đó chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuốt nhốt. Các nhà nghiên cứu vẫn hy vọng một ngày nào đó chúng có thể được đưa trở lại môi trường tự nhiên giống như trường hợp của ngựa hoang Mông Cổ.
Ngựa hoang Mông Cổ. Ảnh: EPA.
Loài thú đặc hữu tại thảo nguyên Mông Cổ này được báo cáo tuyệt chủng ngoài tự nhiên vào những năm 1960, nhưng nhờ các chiến dịch bảo tồn và nhân giống, quần thể loài đã tăng lên 760 con và được “tái hoang dã” vào năm 1996.
“Điều đáng khích lệ là một số loài mà chúng tôi nghiên cứu đang phục hồi rất tốt. Nghiên cứu đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng việc bảo tồn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tuyệt chủng ở động vật”, Bolam chia sẻ.
Rùa 'mặt cười' hồi sinh sau 20 năm tuyệt chủng
Rùa mái nhà Myanmar, loài rùa luôn có vẻ mặt như đang cười, được tái phát hiện và thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng nhờ nỗ lực nhân giống của các nhà nghiên cứu.
Rùa mái nhà Myanmar phục hồi sau nhiều năm vắng bóng. Ảnh: CBS.
Rùa mái nhà Myanmar là một trong những loài rùa nguy cấp nhất trên thế giới, theo Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS). Các chuyên gia bảo tồn của WCS, tổ chức Turtle Survival Alliance (TSA) và Bộ Lâm nghiệp Myanmar tái phát hiện loài rùa này trong tự nhiên vào đầu thập niên 2000. Những nghiên cứu về chúng ít ỏi tới mức mãi đến gần đây, một nghiên cứu trên tạp chí Zootaxa mới mô tả rùa non.
Theo nhóm nghiên cứu đến từ WCS, TSA, Global Wildlife Conservation và Đại học Georgetown, rùa mái nhà Myanmar là loài rùa ăn cỏ lớn sinh sống dưới nước, thường cư trú ở các hệ thống sông lớn của Myanmar. Sự sụt giảm về số lượng trong thời gian dài của chúng đến từ hoạt động thu thập trứng, săn bắt rùa trưởng thành, tình trạng mất môi trường làm tổ. Rùa mái nhà Myanmar trở thành ứng viên cho danh mục tuyệt chủng vào thập niên 1990. Tuy nhiên, một con rùa mái nhà Myanmar được mua lại ở chợ buôn bán động vật hoang dã Trung Quốc và thuộc quyền sở hữu của nhà sưu tập rùa người Mỹ đầu những năm 2000. Không lâu sau, giới nghiên cứu phát hiện hai quần thể ở sông Dokhtawady và thượng nguồn sông Chindwin ở Myanmar.
"Hiện nay, chúng tôi đang theo dõi các khu vực làm tổ của rùa cái ở bờ cát, sau đó thu thập trứng và ấp trong điều kiện tự nhiên ở cơ sở bảo vệ tại làng Limpha, vùng Sagaing, Myanmar", WCS cho biết. "Rùa non được thả trở về sông Chindwin".
Theo WCS, quần thể rùa mái nhà Myanmar nuôi nhốt đã đạt số lượng 1.000 con, có nghĩa chúng ít có nguy cơ tuyệt chủng sinh học. Các nỗ lực bảo tồn tập trung vào duy trì quần thể rùa hoang dã, bao gồm 5 - 6 con rùa cái trưởng thành và hai con đực. Đầu năm nay, nhóm chuyên gia bảo tồn của WCS và TSA tại Myanmar thông báo lần đầu tiên một con rùa mái nhà Myanmar cái chưa bao giờ đẻ trứng bất ngờ đẻ ổ trứng 19 quả, 14 quả trong số đó nở hồi tháng 5/2020.
Các nhà bảo tồn thu thập trứng do rùa cái hoang dã còn sót lại trong tự nhiên đẻ vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm, sau đó ấp trứng ở ngôi làng hẻo lánh ven sông. Trứng nở trong khoảng tháng 5 - 6 và rùa non được nuôi nhốt trong 5 - 6 năm trước khi thả về sông.
Tốc độ tuyệt chủng các loài trên Trái đất nhanh hơn dự báo Theo nghiên cứu mới nhất đăng trên tạp chí khoa học Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS), tốc độ tuyệt chủng trên Trái đất nhanh hơn nhiều so với mọi dự báo, nhất là trong vài thập niên gần đây. Nhiều chủng loài động vật đã biến mất trong giai đoạn ngắn - Ảnh minh họa Con người...