Hàng chục linh dương quý hiếm bị thảm sát
Khoảng 40 con linh dương Ai Cập, loài có nguy cơ tuyệt chủng, đã bị giết và xẻ thịt bởi những kẻ săn trộm ở phía nam sa mạc Sahara.
Xác của các con vật cùng với bốn chiếc xe máy được phát hiện vào đêm 6/7 bên trong Khu bảo tồn Tự nhiên Termit và Tin-Toumma của Niger. “Đây là vụ thảm sát động vật hoang dã tồi tệ nhất từng xảy ra ở đây”, giám đốc môi trường Mamane Hamidou nhấn mạnh.
Bốn đối tượng tình nghi liên quan đến vụ săn trộm đã bị bắt giữ. Tất cả đều là công dân Niger sinh sống gần khu bảo tồn. “Những kẻ săn trộm đã xẻ thịt linh dương và cách tiến hành cho thấy chúng có ý định xuất khẩu chiến lợi phẩm”, Hamidou cho biết thêm.
Linh dương Ai Cập (Gazella dorcas). Ảnh: Wikimedia.
Linh dương Ai Cập có giá trị cao trên thị trường chợ đen. Ngoài nạn săn bắn lấy thịt, những con non còn bị bắt sống để làm thú cưng. Ở thủ đô Niamey, một con linh dương Ai Cập có thể được bán với giá 1.000 USD.
Linh dương Ai Cập là loài được bảo vệ ở Niger. Những kẻ săn trộm có thể nhận án tù từ hai tháng đến hai năm, cộng với khoản tiền phạt lên tới 1.700 USD.
Được thành lập vào năm 2012, Termit và Tin-Toumma là một trong những khu bảo tồn tự nhiên lớn nhất ở Niger với diện tích gần 100.000 km2. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm loài chim và nhiều loài thú quý hiếm như báo đốm Sahara, linh dương Ai Cập, linh dương sừng queo, hay cừu Barbary.
Đoàn Dương
Phát hiện thằn lằn bay khổng lồ ở sa mạc Sahara
Những mẫu vật được tìm thấy tại một ngôi làng nhỏ tên là Beggaa, phía đông nam Morocco.
Một loài thằn lằn bay sống cách đây 100 triệu năm ở Sahara vừa được phát hiện. Hoá thạch của chúng được tìm thấy bởi một nhóm các nhà khoa học tới từ đại học Baylor, Texas.
Chân dung loài thằn lằn bay mới được phát hiện
Các nhà khoa học đặt tên cho chúng là Pterizards, thời điểm chúng còn tồn tại thì khu vực Sahara là một hệ sinh thái tươi tốt với rất nhiều loài cá, cá sấu, rùa và cả khủng long ăn thịt.
Loài mới này có sải cánh dài tới 4m và sống ở quanh dòng sông trên địa điểm nay là sa mạc Sahara. Chúng là loài săn cá cừ khôi trong thời đại của mình.
Với sải cánh như trên, xương của chúng mỏng gần như giấy và chứa đầy không khí giống như các loài chim hiện đại. Điều này cho phép dù có kích thước khổng lồ chúng vẫn bay lượn được trên bầu trời.
Loài thằn lằn bay có thể bay hàng trăm km để kiếm thức ăn, nhiều bằng chứng cho thấy chúng di chuyển từ Nam Mỹ tới châu Phi để kiếm mồi như một số loài chim di cư hiện đại ngày nay.
Nhà khoa học dẫn đầu nhóm nghiên cứu là Megan Jacob cho biết, hoá thạch những loài thằn lằn bay hầu hết được tìm thấy ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ nên việc tìm thấy chúng ở châu Phi là vô cùng quý hiếm.
Các mẫu vật sẽ được trưng bày trong một bảo tàng ở Morocco.
Anh Minh
Bảo tồn thành công hai loài thông quý hiếm tại Pù Luông Nhằm bảo tồn các loài cây quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông triển khai dự án 'Bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm Thông Pà Cò và Thông Đỏ Bắc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (giai đoạn 2017-2020)'. Lớp vỏ cây...