Hàng chục công trình giáo dục “đắp chiếu”
Tại Thanh Hóa có hàng chục công trình xây dựng trong đó có trường học, trạm y tế đã và đang được xây dựng nhưng còn dở dang vì thiếu vốn. Tình trạng này gây lãng phí tiền của nhà nước, trong khi nhu cầu sử dụng của GV và học sinh còn cao.
Như Xuân là một trong 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn các nguồn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng của huyện đều dựa vào nguồn ngân sách của Trung ương và tỉnh Thanh Hóa đưa về.
Đây một trong những huyện được thực hiện theo Quyết định số 20/2008/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên (GV) giai đoạn 2008 – 2012. Năm 2010, huyện Như Xuân tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hóa hệ thống trường, lớp học, nhà công vụ cho GV trong toàn huyện. Theo đó, năm 2010, huyện Như Xuân sẽ có 29 công trình xây dựng trường, lớp học với tổng 55 phòng học, tổng dự toán lên tới hơn 15,3 tỷ đồng. Cùng với đó là 17 công trình nhà công vụ cho GV của 17 trường, với tổng 61 phòng. Theo kế hoạch thì các công trình này phải hoàn thành và quyết toán các công trình này đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay vẫn còn nhiều công trình đang trong quá trình hoàn thiện, trong số đó không ít công trình đang nằm “đắp chiếu” chờ nguồn vốn. Cụ thể, đến cuối tháng 4/2012, trong tổng số 29 công trình xây dựng trường, lớp học thì mới có 15 công trình đã hoàn thiện và quyết toán với tổng kinh phí là 7,67 tỷ đồng, còn 14 công trình vẫn đang cầm chừng chờ vốn.
Công Trình nhà công vụ của Trường THPT Như Xuân, với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng đang nằm đắp chiếu đợi vốn.
Không chỉ riêng các công trình xây dựng trường, lớp học mới dở dang mà những công trình xây nhà công vụ cho GV cũng đang chịu cảnh tương tự vì không có vốn. Trong tổng 17 công trình của 17 trường học, được khởi công xây, nhưng cho tới thời điểm này cũng chỉ mới hoàn thành được 11/17 trường, với 38/61 phòng.
Những công trình đang thi công dở dang rồi “đắp chiếu” chờ vốn, sau một thời gian nằm phơi nắng, phơi mưa, một số công trình đã bắt đầu có dấu hiệu bị xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng tới chất lượng khi đưa vào sử dụng.
Là một trong 17 công trình xây dựng nhà công vụ GV, Trường THPT Như Xuân được xây dựng với tổng kinh phí lên tới 1,06 tỷ đồng. Theo thiết kế, nhà công vụ của Trường THPT Như Xuân, sẽ được xây hai tầng với 8 phòng, sau khi hoàn thành sẽ là nơi ở của 16 GV trong trường.
Cũng vì thiếu vốn nên công trình xây dựng nhà giáo vụ này đã tiến hành thi công hơn một năm, thế nhưng đến nay cũng chỉ mới đổ được tầng 1, gần đây công trình này cũng chịu chung cảnh thiếu vốn, trong khi đó các GV trong trường đang thiếu phòng ở.
Video đang HOT
Nhà công vụ bỏ dở, GV thiếu phòng ở.
Thầy Lê Đình Quang, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trường THPT Như Xuân có 74 cán bộ quản lý, GV, trong đó có 69 GV trực dạy. Phần lớp các thầy cô đều là người ở xa nên phải ở lại trường trong khi phòng ở lại thiếu nên đã có tình trạng ở ghép 2, 3 GV với nhau nên rất chật chội”.
Ghi nhận tại xã Bình Lương, 5 nhà mẫu giáo được xây dựng ở 5 thôn hiện cũng chỉ xây xong các hạng mục cơ bản như móng nhà, tường còn các công trình phụ cũng bỏ dở gần một năm nay. Cả 5 nhà mẫu giáo này trị giá hơn 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, thế nhưng đến nay cũng chỉ giải ngân được 270 triệu đồng.
Trong khi 5 nhà mẫu giáo đang xây dở rồi đắp chiếu thì các em học sinh của xã Bình Lương hàng ngày phải vượt hơn 5km đường đất đến trung tâm xã để học. Do cách trường xa nên cả xã chỉ có 142 trẻ tới trường. Nếu 5 nhà mẫu giáo ở 5 thôn xây xong đưa vào sử dụng, ước tính mỗi nhà sẽ là nơi học của 20 trẻ trong thôn.
May mắn hơn các công trình khác, công trình xây dựng nhà công vụ của Trường THCS Thượng Ninh, được đầu tư xây 4 phòng với tổng kinh phí xây dựng 515 triệu đồng, do phân bổ nguồn vốn kịp thời nên công trình hoàn thành đúng tiến độ, hiện các phòng đã được nhà trường đưa vào sử dựng đầu năm 2012.
Ông Quách Văn Nhơn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trước kia trường chưa có phòng Hiệu trưởng làm việc phải nhờ phòng ở của GV nên ồn lắm. Giờ đây 4 phòng công vụ đưa vào sử dụng GV trong trường ai cũng phấn khởi”.
Các công trình xây dựng trường, lớp học, nhà công vụ cho GV đang xây dựng do thiếu nguồn vốn nên không thể tiếp tục triển khai đã gây ra tình trạng lãng phí, không được bảo quản, che đậy cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới chất lượng khi đưa vào sử dụng. Đặc biệt đã gây không ít khó khăn trong việc dạy và học ở các cấp học của huyện khi các trường đang thiếu phòng, thiếu lớp.
Ông Lê Nhân Trí, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Như Xuân chia sẻ: “Các công trình xây dựng trường, lớp học nhà công vụ do thiếu vốn nên đã phải dừng lại, để dở trong khi nhiều trường đang xảy ra tình trạng thiếu phòng học. Vì thiếu phòng học nên nhiều trường mầm non đã phải ghép hai, ba độ tuổi thành một lớp, ghép kiểu này gây không ít khó khăn cho GV vì phải dạy nhiều độ tuổi trong cùng một lớp, rồi chế độ dinh dưỡng của các cháu. Khó khăn hơn là việc phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi”.
Hoàng Văn – Duy Tuyên
Theo dân trí
ĐBSCL: Y tế cơ sở vắng vì thiếu niềm tin
Mới đây lãnh đạo Bộ Y tế đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, y tế cơ sở đang là vấn đề chúng ta cần bàn và cần quan tâm nhiều hơn.
Người bệnh không tin cơ sở
Chen chúc hơn hai tiếng đồng hồ ở Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, chị Võ Thanh Hương, ở Bình Thủy mới đưa được con trai 2 tuổi rưỡi vào phòng khám. Chỉ vài phút hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ kê cho chị một toa thuốc rồi dặn về cho uống đúng liều lượng, hẹn tuần sau tái khám. Xem toa của chị mới biết, bé Khang chỉ bị rối loạn tiêu hóa.
Chị Hương cho biết: "Mặc dù khám chữa bệnh ở trạm y tế gần và thuận lợi hơn nhưng vợ chồng tôi không an tâm lắm. Mỗi khi bé bệnh, chúng tôi thường đưa đến bác sĩ tư hoặc Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, tốn kém và mất thời gian hơn nhưng đỡ xót ruột hơn".
Cũng vì tâm lý ấy, trung bình Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ mỗi ngày đón hàng ngàn lượt bệnh, nhưng số bệnh nhi thật sự phải nhập viện điều trị chỉ chiếm khoảng 1/3. Có thể nói, những hạn chế về năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân bỏ đơn vị y tế gần gũi nhất của cộng đồng.
Là một trong những trạm y tế khang trang của TP Cần Thơ nhưng trạm y tế phường Tân An quận Ninh Kiều thường xuyên vắng bệnh nhân đến khám.
Ghi nhận thực tế cho thấy, tâm lý không tin tưởng vào năng lực điều trị của trạm y tế như trường hợp của chị Thanh khá phổ biến. Các trạm y tế nội đô của quận Ninh Kiều: An Hội, Cái Khế, Xuân Khánh, An Nghiệp, An Hòa... chỉ đông trong những ngày tiêm phòng vào đầu tháng và hoạt động chủ yếu của trạm là chăm sóc, tư vấn tại cộng đồng.
Cán bộ cơ sở thiếu tự tin
Có mặt ở trạm y tế phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, gần hết buổi chiều chúng tôi chẳng thấy ai đến khám bệnh. Các trang thiết bị ở đây được trang bị khá đầy đủ nhưng sử dụng thường nhất chỉ là ống nghe và máy đo huyết áp.
Chị Đặng Thị Trà, Trưởng trạm y tế phường Tân An cho biết, các máy máy điện tim, máy thử đường ở đây đã hư, các loại máy thở, bình ô-xy thì không có dịp xài vì gặp những bệnh hơi phức tạp thì trạm đã chuyển lên tuyến trên chứ không dám lưu bệnh.
Chính vì mang tâm lý y tế tuyến cơ sở chỉ giữ nhiệm vụ sơ cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường nên việc trang bị máy móc phục vụ chẩn đoán và điều trị của các trạm y tế cũng khá sơ sài. Mặt khác, về năng lực chuyên môn, nhiều trạm y tế vẫn chưa có bác sĩ hoặc có bác sĩ thì phần lớn là bác sĩ chuyên tu.
Một cán bộ trước đây công tác tại Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết: "Rất khó thu hút bác sĩ được đào tạo chính qui về công tác tại trạm y tế nên đa phần bác sĩ tại trạm là người của các đơn vị được đào tạo theo hệ chuyên tu lên bác sĩ. Và nhiệm vụ chính của y tế tuyến cơ sở là thực hiện công tác cộng đồng".
Dù có nhiều nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu nhưng không thể không thừa nhận, phần lớn các cơ sở y tế xã, phường, thị trấn hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân. Những hạn chế về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn là nguyên nhân chính khiến người dân chưa tin tưởng vào y tế tuyến cơ sở - tuyến y tế được xem là gần gũi nhất với cộng đồng.
Khó khăn từ cơ chế
Mới đây, một bạn đọc công tác trong ngành y ở huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng gọi điện phản ảnh gần một năm nay, đội ngũ y bác sĩ công tác tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Sóc Trăng chưa được hưởng trợ cấp theo quy định, khiến đời sống gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo của Sở Tài chính Sóc Trăng, cho biết do thời gian qua ngành y tế Sóc Trăng lập danh sách người được hưởng trợ cấp không đúng biểu mẫu. Sở Tài chính đã yêu cầu làm lại, khi nào xong Sở sẽ trình UBND tỉnh giải quyết sớm.
Nếu như khó khăn của các trạm y tế thuộc khu vực nội ô chủ yếu là về cơ sở vật chất thì các trạm y tế ngoại thành lại phải đương đầu với tình trạng thiếu bác sĩ. "Việc thu hút bác sĩ về công tác tại trạm y tế đã khó, thu hút bác sĩ về các trạm y tế ngoại thành càng khó hơn.
Thời gian qua, UBND TP Cần Thơ đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ công tác tại y tế tuyến xã, phường, thị trấn. Theo đó, bác sĩ về công tác tại trạm y tế sẽ được hỗ trợ từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng/ tháng, trong vòng 3 năm, tùy theo xã, phường hay thị trấn.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều bác sĩ, mức hỗ trợ này vẫn còn thấp, chưa đủ tạo điều kiện để các bác sĩ an tâm về trạm, hiện chỉ trên 75% trạm y tế trong toàn TP có bác sĩ. Kết quả là nhiều trạm y tế vẫn thiếu bác sĩ và lãnh đạo ngành y tế phải điều động bác sĩ tuyến quận, huyện và tuyến thành phố tăng cường tham gia khám chữa bệnh, góp phần xây dựng, củng cố trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở.
Y tế tuyến quận, huyện vẫn còn nhiều bất cập Hiện nay, trong 9 quận huyện của TP Cần Thơ vẫn còn 3 đơn vị chưa có bệnh viện hoặc chưa có đất xây dựng bệnh viện: Bình Thủy, Cờ Đỏ, Ninh Kiều. Bệnh viện 30-4 trước đây thuộc quận Ninh Kiều đã được nâng cấp thành Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ và đến nay vẫn đang trong kế hoạch xây lại bệnh viện mới, nhiều nơi đang hoạt động trong những cơ sở chật hẹp, xuống cấp và gặp vô vàn khó khăn về cơ sở vật chất và con người. Hầu hết bệnh viện tuyến quận, huyện ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ nhận điều trị những bệnh thông thường, sơ cấp cứu ban đầu, giải quyết triệu chứng một số bệnh nội khoa, nhận những ca sinh tiên lượng bình thường... Phần lớn các bệnh có chút "rắc rối" như: gãy xương, viêm ruột thừa, sinh mổ, sinh khó,... đều phải chuyển viện lên tuyến thành phố. Xem ra con đường nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở y tế tuyến quận, huyện vẫn còn là một hành trình khá dài.
Phạm Tâm
Theo dân trí
6 thanh niên dùng dao truy sát người đến tận trạm y tế Câu chuyện gây bức xúc cho rất nhiều người tại tổ 9, thôn 2, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) khi anh Nguyễn Thành Được bị một nhóm thanh niên 6 người hành hung đến 3 lần và truy sát đến tận trạm y tế xã... Anh Được đang điều trị tại bệnh viện Cố tình truy sát... Theo chị Đỗ...