Hãng bột giặt 50 năm tuổi lãi cao kỷ lục sau khi về tay Masan
Công ty Bột giặt NET báo lợi nhuận 42 tỷ đồng trong quý II, mức cao nhất từ khi công bố báo cáo tài chính vào năm 2009. Masan đã mua lại doanh nghiệp này hồi tháng 2.
Báo cáo tài chính quý II của Công ty Cổ phần Bột giặt NET cho thấy kết quả tăng trưởng ngoạn mục của doanh nghiệp sau khi sáp nhập vào Masan.
Trong 3 tháng qua, Bột giặt NET ghi nhận doanh thu 369 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ 2019. Hiệu quả kinh doanh của công ty cũng cải thiện rõ rệt khi biên lợi nhuận gộp tăng từ 19% lên 23%.
Tổng chi phí trong kỳ của doanh nghiệp chỉ tăng 16%. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của Bột giặt NET tăng trưởng mạnh 121%, đạt 42 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất của Bột giặt NET trong một quý từ khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính vào năm 2009.
tỷ đồngBột giặt NET báo lãi cao kỷ lụcLợi nhuận sau thuế của Bột giặt NET theo quý từ năm 2019Lợi nhuận sau thuếI/2019IIIIIIVI/2020II1020304050
Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty con của Masan đạt doanh thu 726 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 74 tỷ. So với kỳ kế toán bán niên 2019, hai chỉ tiêu này của công ty tăng lần lượt 36% và 111%.
Video đang HOT
So với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 1.300 tỷ và 86 tỷ đồng của năm 2020, Bột giặt NET đã hoàn thành 56% chỉ tiêu doanh thu và 98% mục tiêu lãi chỉ sau 1/2 thời gian.
Công ty Bột giặt NET được thành lập vào năm 1968, là một trong các doanh nghiệp nội địa lớn về sản phẩm chăm sóc gia đình tại thị trường Việt Nam. Hai thương hiệu bột giặt phổ biến nhất của công ty là NET và NETSOFT.
Hồi tháng 2, Tập đoàn Masan thông qua công ty con Masan HPC hoàn tất mua lại Bột giặt NET khi chi khoảng 550 tỷ đồng để sở hữu 52% cổ phần của hãng bột giặt này với giá 48.000 đồng/cổ phiếu, tương đương định giá doanh nghiệp khoảng 46 triệu USD.
Ngoài các thương hiệu riêng, Bột giặt NET còn là đối tác chiến lược của Unilever trong việc cung ứng các sản phẩm chất tẩ y rửa như OMO, Surf, Sunlight, VIM. Công ty cũng xuất khẩu bột giặt, nước rửa chén, nước giặt, nước tẩy đa năng đi Australia, Nhật Bản, New Zealand và thị trường các nước ASEAN, châu Mỹ, châu Phi.
Thị phần hiện tại của NETCO trong ngành hàng bột giặt là 1,5%. Đây là con số tương đối khiêm tốn nếu so sánh với các đại gia ngoại như Unilever với 54,9% thị phần, Procter & Gamble (P&G) với 16% thị phần.
Sau khi mua lại Bột giặt NET, Masan cho biết đây là điểm khởi đầu trong chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm. Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đang hướng tới việc xây dựng nền tảng đa dạng hóa các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình.
Hàng chục nhân sự Masan sắp được mua 5,84 triệu cổ phiếu ESOP
Chỉ 31 nhân sự trong Tập đoàn Masan được mua số cổ phần trên. Nhiều khả năng lượng cổ phiếu ESOP trên không chịu hạn chế chuyển nhượng mà có thể giao dịch luôn.
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) vừa quyết định thực hiện chương trình phát hành cổ phiếu cho nhân viên (ESOP) ngay trong tháng 7 hoặc tháng 8/2020. Trước đó, phương án này đã được trình cổ đông thông qua nhưng với thời gian thực hiện dự kiến là trước tháng 5/2021.
Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp Masan triển khai chương trình ESOP.
Tại đợt phát hành năm nay, Masan chào bán tối đa 5,84 triệu cổ phiếu, tương đương 0,5% lượng cổ phần đang lưu hành, cho 31 nhân sự. Như vậy, số cổ phần phân phối bình quân xấp xỉ hơn 180.000 cổ phiếu/người.
Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng gần 1/5 giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường hiện tại.
Thông thường, tại các chương trình ESOP, người lao động được mua cổ phiếu với giá ưu đãi, nhưng thường buộc phải nắm giữ cổ phần trong một thời gian nhất định (1-5 năm).
Phương án công bố không đề cập đến thời gian hạn chế chuyển nhượng. Tuy nhiên, như năm trước, toàn bộ số cổ phần ESOP đã được niêm yết và giao dịch trên sàn chỉ sau ngày phát hành vài tháng.
Theo phương án trình cổ đông, đối tượng dự kiến phát hành là các nhân viên của Masan, các công ty con, công ty liên kết có thành tích nổi bật, đóng góp đặc biệt vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cùa Công ty, các công ty con, công ty liên kết, đem lại giá trị tăng trường về mặt dài hạn cho Công ty, các công ty con, công ty liên kết, và có cam kết gắn bó lâu dài với Công ty, các công ty con, công ty liên kết.
Masan phân bổ 30%-50% cổ phần cho người lao động mang lại giá trị cho cổ đông bao gồm hiệu quả kinh doanh, các sáng kiến mang tính chiến lược và huy động vốn cho Công ty, các công ty con, công ty liên kết; 10%-30% được phân bổ cho người lao động có các sáng kiến phát triên kinh doanh bao gồm xây dựng quan hệ đôi tác dài hạn với các nhà đầu tư, phân bổ vốn hiệu quả, qản trị rủi ro chặt chẽ, đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh chiến lược và thúc đẩy tài năng và 10%-20% được phân bổ cho vị trí công tác và các trách nhiệm công việc trực tiếp phụ trách.
Danh sách 31 người được lựa chọn gồm 4/5 nhân sự lãnh đạo của Tập đoàn Masan gồm Tổng giám đốc Danny Lê, Phó tổng giám đốc Nguyễn Thiều Nam và Michael Hung Nguyen cùng kế toán trưởng Đoàn Thị Mỹ Duyên đều nằm trong danh sách này.
Cũng trong trung tuần tháng 7 vừa qua, Masan đã phê chuẩn và ban hành Chính sách về Quản lý nguồn tiền tập trung tại Tập đoàn, áp dụng cho Công ty và các công ty thành viên nhằm thực hiện việc tập trung và tối ưu hóa việc quản lý dòng tiền.
Theo đó, các công ty thành viên sẽ chuyển toàn bộ lượng tiền mặt hàng ngày vào một tài khoản mở cho mục đích quản lý nguồn tiền. Masan sẽ thay mặt các công ty thành viên quản lý và điều tiết nguôn tiền một cách tập trung và hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế chung cho Tập đoàn và các công ty thành viên.
Thêm một quý báo lãi lớn của Bột giặt NET sau khi về với Masan Bột giặt NET tiếp tục ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý 2/2020 sau khi về với Masan. Theo báo cáo tài chính quý 2/2020 của CTCP Bột giặt Net (HNX: NET), doanh thu tăng 31% lên 369,5 tỷ đồng nhờ sản lượng tăng. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện từ 19,2% lên 22,8% khi đật 84 tỷ đồng. Ngoài...