Hàn Quốc: Xem xét dỡ bỏ lệnh giới nghiêm tại sân bay quốc tế Incheon
Hàn Quốc đang xem xét dỡ bỏ lệnh giới nghiêm đối với các chuyến bay đến sân bay quốc tế Incheon, cửa ngõ chính vào nước này, sớm nhất từ tháng 7.
Đây được xem là bước tiếp theo trong tiến trình khôi phục hoạt động bình thường hậu đại dịch COVID-19.
Hiện tại, các chuyến bay bị cấm đến sân bay Incheon trong khoảng thời gian từ 20h đến 5h sáng hôm sau.
Hành khách xếp hàng chờ check-in đi Việt Nam ở Sân bay Incheon. Ảnh: Anh Nguyên/PV TTXVN tại Hàn Quốc
Video đang HOT
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông ngày 31/5 kế hoạch khôi phục hoạt động bình thường cho sân bay Incheon được đưa ra do nhu cầu đi lại tăng cao.
Nếu được khôi phục thời gian hoạt động bình thường, sân bay quốc tế Incheon sẽ có thể tiếp nhận khoảng 40 chuyến bay đến mỗi giờ, gần với mức trước đại dịch.
Bộ Giao thông vận tải trước đó đã thông báo kế hoạch khôi phục các đường bay quốc tế và đặt mục tiêu đến cuối năm nay sẽ nâng tổng số chuyến bay quốc tế đến và đi lên 50% so với mức của năm 2019.
Từ tháng 4, Chính phủ Hàn Quốc đã cho phép những du khách được tiêm phòng đầy đủ, có xác nhận âm tính, từ tất cả các quốc gia nhập cảnh miễn cách ly đồng thời với việc dỡ bỏ hầu như hoàn toàn các biện pháp giãn cách phòng dịch COVID-19 trong nội địa.
Hàn Quốc tiếp nhận gần 400 'người có công' Afghanistan
Hàn Quốc tiếp nhận 391 công dân Afghanistan với tư cách "người có công đặc biệt", dường như nhằm xoa dịu quan điểm bài xích người tị nạn trong nước.
Máy bay quân sự chở 378 người Afghanistan từng làm việc cho đại sứ quán, các cơ quan của Hàn Quốc và thành viên gia đình họ chiều 26/8 hạ cánh xuống sân bay Incheon. Một chuyến bay khác sẽ chở thêm 13 người Afghanistan tới Hàn Quốc.
Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc khẳng định những người Afghanistan này được nhập cảnh với tư cách "người có công đặc biệt, không phải người tị nạn" và được cấp thị thực ngắn hạn. Nếu muốn ở lại lâu, họ có thể chuyển sang thị thực cư trú dài hạn F2, cho phép làm việc tại Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết quyết định giúp đỡ những người Afghanistan từng hỗ trợ nước này là điều hiển nhiên để "thể hiện trách nhiệm đạo đức".
Những "người có công đặc biệt" Afghanistan cùng gia đình đến sân bay Incheon, Seoul, hôm 26/8. Ảnh: Reuters.
Các nhà phân tích cho biết tư cách "người có công đặc biệt" về bản chất là người tị nạn, chỉ khác cách gọi, bởi dư luận Hàn Quốc từ lâu có cách nhìn tiêu cực về người tị nạn. Sự xuất hiện của khoảng 550 người tị nạn Yemen ở Hàn Quốc năm 2018 đã gây ra phản ứng dữ dội khắp cả nước.
Là nước châu Á đầu tiên xây dựng đạo luật tị nạn, song Hàn Quốc có tỷ lệ chấp nhận người tị nạn thấp nhất trong các nước phát triển. Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, nước này cấp quy chế tị nạn cho khoảng 1,5% tổng số người nộp đơn từ năm 1994 tới năm 2020.
Cố vấn an ninh của Tổng thống Hàn Quốc Suh Hoon lưu ý rằng việc đưa những người Afghanistan tới nước này là vấn đề khó khăn, phức tạp, phải xem xét nhiều khía cạnh, bao gồm cả sự đồng thuận từ người dân.
Sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan, hàng chục nghìn người đổ xô tới sân bay Kabul để di tản khỏi đất nước. Nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Australia và Pháp đã cảnh báo dừng sơ tán từ Afghanistan trước hạn chót 31/8, cũng như do lo ngại nguy cơ khủng bố ở sân bay.
Hàn Quốc nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn Ngày 19/5, giới chức Hàn Quốc cho biết nước này sẽ nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn và thị thực điện tử kể từ ngày 1/6 tới, sau hơn 2 năm ngừng nhận toàn bộ các đơn xin cấp thị thực mới do đại dịch COVID-19. Hành khách được kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây lan...