Hàn Quốc tăng cường đầu tư để thương mại hóa chất bán dẫn AI
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ won để thương mại hóa chất bán dẫn trí tuệ nhân tạo (AI) và phát triển các quy trình sản xuất chất bán dẫn thế hệ tiếp theo.
Được đặc trưng bởi hiệu suất cao và tiêu thụ năng lượng thấp, chất bán dẫn AI là loại chất bán dẫn hệ thống được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như các loại ô tô trong tương lai, thiết bị gia dụng IoT và công nghệ sinh học.
Dự án được xúc tiến bởi Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của Hàn Quốc, trong đó họ đã chọn 91 công ty, 29 trường đại học và 8 viện nghiên cứu để thực hiện 45 nhiệm vụ của dự án.
Hàn Quốc tăng cường đầu tư để thương mại hóa chất bán dẫn AI
Video đang HOT
Dự án này được thiết kế để phát triển chất bán dẫn AI công nghiệp đẳng cấp thế giới và công nghệ sản xuất chất bán dẫn cấp nguyên tử. Tổng cộng khoảng 1,01 nghìn tỷ won sẽ được cấp cho dự án, trong đó 521,6 tỷ won từ nguồn của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng giai đoạn 2020 – 2026 và 488 tỷ won còn lại từ nguồn của Bộ Khoa học và ICT Hàn Quốc giai đoạn 2020 – 2029.
Dự án có 27 nhiệm vụ cho chất bán dẫn hệ thống (bao gồm cả chất bán dẫn AI) và 18 nhiệm vụ cho quy trình sản xuất chất bán dẫn. Đặc biệt, các nhiệm vụ liên quan đến chất bán dẫn hệ thống tập trung vào phát triển công nghệ dựa trên nhu cầu trong 5 lĩnh vực chiến lược đầy hứa hẹn trong tương lai như ô tô tương lai, công nghệ sinh học, thiết bị gia dụng IoT, robot và sử dụng công cộng (bao gồm cả năng lượng). Trong số đó, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng sẽ hỗ trợ các nhiệm vụ hợp tác giữa ngành công nghiệp và viện nghiên cứu để đảm bảo các công nghệ cốt lõi cho tương lai của chất bán dẫn.
Chất bán dẫn AI là một loại chất bán dẫn hệ thống có tốc độ hoạt động tối ưu của tính toán trí tuệ nhân tạo và hiệu quả trong việc tiêu thụ điện năng. Thị trường toàn cầu cho chất bán dẫn AI dự kiến sẽ tăng 37,5% hàng năm, đạt 51,9 tỷ USD vào năm 2025.
Ngành điện tử châu Á bùng nổ thời Covid-19
Dữ liệu thương mại toàn cầu thời đại dịch Covid-19 nhìn chung cực kỳ xấu, nhưng ngành điện tử ở châu Á vẫn đang phát triển tương đối tốt.
Một lao động làm việc tại công ty chip Nhật Bản Renesas Electronics ở Bắc Kinh hồi tháng 5
Bloomberg dẫn số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Hàn Quốc cho hay xuất khẩu chất bán dẫn của nước này gia tăng trong tháng 5 và nhập khẩu thiết bị dùng cho việc sản xuất chất bán dẫn tăng 168%. Tương tự, xuất khẩu linh kiện điện tử của Đài Loan tăng 13,2% trong tháng 5, đạt 10,2 tỉ USD, trong khi tổng xuất khẩu của vùng lãnh thổ này giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Bloomberg, ngành điện tử vẫn đang phát triển tương đối tốt giữa lúc đại dịch đang hoành hành là nhờ nhiều công ty áp dụng những công nghệ mới hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa, như thiết bị 5G và các công cụ tự động hóa.
Phát biểu tại cuộc họp cổ đông gần đây, Chủ tịch Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) Mark Liu cho hay ngành công nghệ "tương đối miễn nhiễm đối với Covid-19" và "vẫn đang phát triển tốt". Ông Liu cho biết thêm TSMC, nhà cung cấp chip chính cho Tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) và Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc), vẫn định chi 16 tỉ USD để nâng cao công suất và công nghệ trong năm nay và dự kiến doanh thu sẽ tăng. Ông Liu còn cho rằng Covid-19 đã góp phần thúc đẩy một số công nghệ liên quan đến làm việc tại nhà, giáo dục trực tuyến và giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, nhà kinh tế học Triệu Đức Phát tại Công ty nghiên cứu thị trường tài chính, chính sách và kinh tế vĩ mô Continuum Economics (Singapore) cho hay ngày càng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết cải cách kinh tế và có nhu cầu cấp thiết là phải đẩy mạnh công nghệ để hỗ trợ phục hồi kinh tế. "Là những nơi sản xuất chất bán dẫn chính của thế giới, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ được hưởng lợi", ông Triệu nhận định.
Chính phủ của nhiều nước cũng đang tập trung tận dụng lợi thế của ngành công nghệ trong thời dịch Covid-19 bằng cách cung cấp sự hỗ trợ đặc biệt cho các công ty điện tử và công nghệ mới. Chẳng hạn, Singapore hồi tháng trước cam kết chi 500 triệu SGD (360 triệu USD) để hỗ trợ các doanh nghiệp có sự chuyển đổi kỹ thuật số mạnh và đang chi 3,5 tỉ SGD về công nghệ thông tin nhằm làm suy giảm sự lây lan của đại dịch Covid-19. Ông Anand Swaminathan, người đứng đầu Công ty tư vấn về kỹ thuật số McKinsey Digital ở châu Á, nhận định chính quyền nhiều nước và vùng lãnh thổ ở châu lục này đang bắt đầu nhận ra cần có sự đầu tư chiến lược vào kỹ thuật số, theo Bloomberg.
Hàn Quốc đạt 6,34 triệu thuê bao 5G sau một năm ra mắt Mới đây, báo chí Hàn Quốc đã trích dẫn dữ liệu từ các cơ quan chính phủ cho thấy, số lượng thuê bao 5G tại Hàn Quốc đạt 6,34 triệu vào cuối tháng 4, một năm sau khi các nhà mạng địa phương tung ra thị trường công nghệ này. Theo dữ liệu do Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc cung cấp...