Hàn Quốc sản xuất hàng loạt tên lửa chiến thuật mới
Các tên lửa chiến thuật mới có khả năng tiêu diệt boong-ke ngầm, căn cứ dưới lòng đất… vừa được chính phủ Hàn Quốc đưa vào sản xuất hàng loạt.
Chính phủ Hàn Quốc đã phê duyệt kế hoạch sản xuất hơn 200 tên lửa đất-đối-đất chiến thuật (KTSSM) nội địa mới, theo Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA). Các tên lửa mới dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2022.
Cơ quan mua sắm vũ khí cho biết: “Tên lửa có thể phá hủy các loại vũ khí được chế giấu trong các hầm ngầm dưới lòng đất và vô hiệu hóa cuộc tấn công của kẻ thù trong thời gian ngắn nhất có thể”.
Các tên lửa chiến thuật có tầm bay khoảng 120 km và có khả năng tấn công chính xác nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Tên lửa mới được dẫn đường bằng GPS có thể đánh trúng mục tiêu với sai số trong vòng 2 mét. Với một đầu đạn nhiệt, tên lửa có thể “xuyên thủng boong-ke dưới lòng đất vài mét”.
Các chuyên gia cho biết tên lửa mới của Hàn Quốc tương đồng với dòng tên lửa thuộc Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Quân đội Mỹ (ATACMS) nhưng giá thành thấp hơn nhưng độ chính xác cao hơn với tầm bắn ngắn hơn.
Hàn Quốc tiết lộ loại tên lửa đất-đối-đất mới của nước này vào tháng 8/2019 và đã thực hiện thử nghiệm 3 lần.
Video đang HOT
Hàn Quốc đã chi 450 tỷ won để phát triển vũ khí nội địa.
Dàn tên lửa uy lực của Đài Loan sẽ hoạt động thế nào nếu TQ phát động tấn công?
Đài Loan đang tích trữ hàng loạt tên lửa không đối đất, rocket phóng loạt, trong trường hợp xung đột nổ ra, có thể nhanh chóng giáng đòn nhằm vào lực lượng tấn công của Trung Quốc, trước khi lực lượng này rời căn cứ.
Tên lửa Hsiung Feng III do Đài Loan phát triển.
Những thỏa thuận hàng tỉ USD của Đài Loan, mua tên lửa không đối đất, tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất và rocket phóng loạt từ Mỹ, là động thái rõ ràng để đối phó với Trung Quốc, tác giả David Axe viết trên tạp chí Forbes.
Bắc Kinh từ lâu đã có chiến lược phóng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tên lửa nhằm phủ đầu Đài Loan. Giờ đây, Đài Loan cũng có chiến lược phóng tên lửa đáp trả.
"Pháo phản lực HIMARS hay tên lửa tầm xa SLAM-ER là các vũ khí hiện đại hàng đầu, nâng cao đáng kể năng lực phóng tên lửa đáp trả Trung Quốc", Ian Easton, chuyên gia về Đài Loan ở Viện 2049, có trụ sở tại Virginia, Mỹ, nói.
Tên lửa chiến thuật phóng từ tổ hợp pháo phản lực HIMARS.
Cuối tháng 10, Mỹ thông báo duyệt bán cho Đài Loan 135 tên lửa SLAM-ER trị giá 1 tỉ USD và 11 tổ hợp pháo phản lực HIMARS trị giá 436 triệu USD, kèm theo 64 tên lửa chiến thuật ATACMS.
Nơi xa nhất ở eo biển ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục chỉ khoảng 170km. Các tổ hợp HIMARS rải rác ở địa hình vùng núi của Đài Loan có thể nhắm đến sân bay ở Trung Quốc đại lục. Các tên lửa SLAM-ER, phóng từ chiến đấu cơ F-16, có thể tấn công cơ sở của Trung Quốc ở sâu trong đất liền.
Tên lửa Tien Kung III của Đài Loan.
Theo kế hoạch, Đài Loan sẽ chờ cho đến khi lực lượng tên lửa Trung Quốc khai hỏa trước. Sau loạt tên lửa đầu tiên, Đài Loan mới bắt đầu đáp trả.
Đòn đáp trả không chỉ bằng những vũ khí mới đạt thỏa thuận mua của Mỹ, mà còn là các tên lửa nội địa như tên lửa hành trình Vạn Kiếm (Wan Chien) và tên lửa Yun Feng.
"Đòn đáp trả của Đài Loan không chỉ là nhằm hù dọa, mà còn có thể gây thiệt hại dáng kể", chuyên gia Easton nói.
Mục tiêu hàng đầu của Đài Loan nhiều khả năng là các cảng biển, sân bay do quân đội Trung Quốc kiểm soát ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Quảng Đông.
SLAM-ER là tên lửa tầm xa phóng từ chiến đấu cơ.
Tên lửa Đài Loan cũng nhắm đến nơi Trung Quốc tập kết lực lượng, phục vụ chiến dịch đổ bộ. "Chiến dịch đổ bộ cần thời gian chuẩn bị, phụ thuộc lớn vào năng lực hậu cần", chuyên gia Easton giải thích. "Chiến dịch như vậy không hề diễn ra chớp nhoáng hay chỉ trong một đợt. Phá hủy hệ thống hậu cần của Trung Quốc sẽ giúp Đài Loan đẩy lùi lực lượng đổ bộ dễ dàng hơn".
Ở trên biển các lực lượng đổ bộ Trung Quốc sẽ phải đối diện với 100 tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất mà Đài Loan mới đặt mua của Mỹ.
Có thể nói, các tên lửa tầm xa của Đài Loan khiến kế hoạch tấn công của Trung Quốc trở nên phức tạp hơn. "Quân đội Trung Quốc cũng phải tính đến chuyện phòng thủ, làm suy giảm năng lực tấn công", chuyên gia Easton nói.
Sự xuất hiện của các tên lửa SLAM-ER hay HIMARS có thể chỉ là bước đầu. "Trong tương lai, Đài Loan có thể mua thêm nhiều vũ khí tấn công hơn nữa từ Mỹ. Đây chỉ là sự kiện đánh dấu bước ngoặt", ông Easton nhận định.
Ông Easton nói "Mỹ có thể bán cho Đài Loan cả tên lửa đạn đạo tiên tiến và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, phù hợp với mục tiêu ngăn Trung Quốc tấn công Đài Loan".
Tên lửa lớn nhất thế giới của Triều Tiên: "Quái vật hạt nhân" hay chỉ là mô hình? Giới chức quân sự Mỹ và Hàn Quốc đang cố gắng phân tích chi tiết về loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên. Đây được cho là tên lửa lớn nhất thế giới và có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, Yonhap đưa tin. Tên lửa lớn nhất thế giới của Triều Tiên được phô...