Hàn Quốc: Phụ huynh kêu gọi hoãn mở cửa trường học
Bộ Giáo dục đang chịu áp lực phải hoãn việc mở cửa trường cho đến đầu tháng 4 do Covid-19.
Theo dự kiến, các trường học mọi cấp bậc ở Hàn Quốc sẽ mở cửa trở lại vào ngày 23/3. Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc cho biết: ‘Việc hoãn lịch học là không thể tránh khỏi nếu Covid-19 vẫn lây lan. Trường học là nơi dễ bị nhiễm bệnh vì các em học sinh ở cùng nhau trong khoảng thời gian dài trong ngày’.
Hội phụ huynh Hàn Quốc cũng kêu gọi chính phủ hoãn mở cửa trường học. ‘Với lịch cách ly này, chúng tôi không thể bảo vệ con em mình khỏi virus này. Chính phủ nên hoãn việc này lại’, người phát ngôn một hội phụ huynh cho biết.
Lớp học trống trơn tại Trường tiểu học Semyeong, Seoul
Hơn 90.000 chữ ký phụ huynh trên trang web của Nhà xanh ủng hộ việc hoãn cho học sinh đi học. Ở thành phố Daegu – tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục thành phố đã kiến nghị Bộ Giáo dục hoãn việc mở cửa trường học tại đây.
Video đang HOT
Chính phủ Hàn Quốc cho biết vấn đề này đang được thảo luận, và chưa có quyết định nào được đưa ra. ‘Chúng tôi đang thảo luận về vấn đề với Bộ Giáo dục và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ cố gắng quyết định sớm nhất có thể’, một quan chức của Bộ Y tế cho biết trong cuộc họp báo hôm Chủ nhật.
Thời điểm bắt đầu học kỳ một năm nay tại Hàn Quốc đã bị hoãn lại một tuần so với thông thường, sau đó lại được hoãn thêm hai tuần nữa, đến 23/3. Lịch học bị đẩy lùi làm gián đoạn năm học cũng như nhiều tác động khác.
Mỗi năm, học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có 190 ngày học bắt buộc mỗi năm và việc trì hoãn thêm nghĩa là phải giảm các ngày nghỉ hè và mùa đông để đáp ứng yêu cầu.
Minh (baodatviet.vn)
Bộ GD-ĐT nói gì về việc thu phí học online?
Xung quanh tranh cãi về việc các trường có được thu học phí khi tổ chức dạy học trực tuyến hay không, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD-ĐT, đã lên tiếng giải thích.
Bộ GD-ĐT cho rằng việc thu học phí học trực tuyến như thế nào Bộ không thể có hướng dẫn - Ảnh T.N
Thời gian qua, các địa phương, cơ sở giáo dục đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học kéo dài để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Một số trường tổ chức dạy học trực tuyến và thông báo thu tiền của phụ huynh nhưng bị phản ứng, Sở GD-ĐT Hà Nội thì có văn bản trong đó yêu cầu "tuyệt đối không thu tiền của học sinh dưới mọi hình thức" nhưng cũng bị coi là "làm khó" cho các trường.
Xung quanh vấn đề này, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD-ĐT, lý giải việc thu học phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Theo đó, không thực hiện thu học phí đối với tháng học sinh được nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh, cũng như học phí đối với tháng đi học bù, đồng thời đảm bảo việc thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm; đối với cơ sở giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm. Đối các trường ngoài công lập, thực hiện việc thu học phí theo thỏa thuận từ trước với phụ huynh học sinh.
Còn đối với các dịch vụ hỗ trợ học online và hướng dẫn học trong thời gian nghỉ dịch, đây là dịch vụ phát sinh ngoài chương trình học chính khóa, do đó việc này do phụ huynh học sinh và nhà trường tự thỏa thuận với nhau, không tính bù vào chương trình học và thu học phí thêm.
Ông Khánh khẳng định Bộ GD- ĐT chỉ quy định việc thu học phí các chương trình đào tạo theo quy định của Bộ. Đối với các chương trình bổ trợ khác như củng cố kiến thức qua online... thì việc quy định mức thu cho các loại hình bổ trợ này là thỏa thuận tham gia và đóng chi phí giữa nhà trường và gia đình học sinh. Bộ GD- ĐT không quy định chương trình và mức thu cho các chương trình bổ trợ này.
Bộ GD-ĐT không thể có hướng dẫn?
Trước băn khoăn về việc thu phí để dạy và học online gần như chưa có tiền lệ, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn gì để các trường công lập và tư thục cần phải thu thế nào cho đúng, ông Khánh cho rằng do đây là dịch vụ thỏa thuận nên việc thu hay không tùy thuộc vào các trường và phụ huynh thỏa thuận với nhau, trên cơ sở có chi phí hợp lý nhất để triển khai các dịch vụ này, tránh tình trạng học sinh sinh viên nghỉ học quá dài do tình thế khách quan nghỉ chống dịch.
Ông Khánh khẳng định: "Bộ GD- ĐT không thể hướng dẫn việc này, vì đây là các hoạt động ngoài kế hoạch và chương trình. Các nhà trường phải căn cứ nội dung, khối lượng công việc để xây dựng tính toán mức thu hợp lý thu đủ bù chi cho các dịch vụ chứ không thể thu theo học phí, đồng thời phải thông báo công khai và thỏa thuận với phụ huynh học sinh trước khi triển khai".
Theo ông Khánh, hiện Bộ GD- ĐT đang tiến hành rà soát khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục, từ đó điều chỉnh một số văn bản hiện hành cho phù hợp. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ một số chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19.
Theo thanhnien.vn
Sẵn sàng triển khai SGK mới đối với lớp 1: Chú trọng thiết bị hỗ trợ giảng dạy vùng khó Trong thời gian này, hầu hết các địa phương trên cả nước đã thành lập các hội đồng chọn sách giáo khoa (SGK), lấy ý kiến và tiến hành nghiên cứu chọn sách. Các bộ sách được giới thiệu đa phần nhận được đánh giá tốt. Ở một số vùng khó, nhiều ý kiến cho rằng để triển khai được sách mới, chương...