Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo, điều máy bay không người lái sang lãnh thổ Triều Tiên
Các quan chức Hàn Quốc cho biết quân đội nước này đã nổ súng cảnh cáo, điều máy bay chiến đấu và các thiết bị giám sát qua biên giới với Triều Tiên ngày 26/12, sau khi máy bay không người lái của Triều Tiên được cho là vi phạm không phận Hàn Quốc lần đầu tiên sau 5 năm.
Máy bay không người lái của Triều Tiên bị phát hiện hồi năm 2017. Ảnh AP.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc ngày 26/12 cho biết quân đội nước này đã phát hiện 5 máy bay không người lái từ Triều Tiên đi qua biên giới và một chiếc đã đi xa tới phía bắc của khu vực thủ đô.
Quân đội Hàn Quốc sau đó đã bắn cảnh cáo trước khi tung chiến đấu cơ và trực thăng tấn công bắn hạ máy bay không người lái của Triều Tiên. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, một trong hai chiếc máy bay tấn công hạng nhẹ KA-1 đã gặp sự cố khi cất cánh nhưng cả hai phi công đều thoát ra ngoài an toàn.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cho biết Hàn Quốc cũng điều các thiết bị giám sát đến gần và qua bên kia biên giới để chụp ảnh các cơ sở quân sự quan trọng ở Triều Tiên như “biện pháp tương ứng” với động thái của Triều Tiên. Dù không giải thích chi tiết, một số nhà quan sát cho rằng máy bay không người lái của Hàn Quốc có khả năng đã bay đến trong lãnh thổ Triều Tiên.
Hàn Quốc ít khi công khai xác nhận bất kỳ hoạt động giám sát nào bên trong lãnh thổ Triều Tiên, vì vậy, lần tuyên bố này có thể phản ánh quyết tâm của chính phủ Tổng thống Yoon Suk-yeol nhằm đưa ra biện pháp cứng rắn với các hành động khiêu khích của Triều Tiên.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên máy bay không người lái của Triều Tiên đi vào không phận Hàn Quốc kể từ năm 2017, khi một chiếc máy bay không người lái nghi ngờ của Triều Tiên được tìm thấy bị rơi ở Hàn Quốc. Các quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết vào thời điểm đó, máy bay không người lái đã chụp ảnh một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Hàn Quốc.
Triều Tiên trước đây từng tiết lộ về chương trình máy bay không người lái của nước này, phía Hàn Quốc cho biết Triều Tiên có khoảng 300 máy bay không người lái. Vào năm 2014, một số máy bay không người lái được cho là của Triều Tiên đã được tìm thấy ở phía nam biên giới. Dù công nghệ được đánh giá là chưa tân tiến nhưng các chuyên gia Hàn Quốc vẫn đánh giá đây là mối đe dọa an ninh tiềm ẩn.
Hàn Quốc phát triển máy bay không người lái tàng hình hỗ trợ tác chiến trên không
Phi đội máy bay không người lái tàng hình sẽ hạn chế rủi ro cho các phi công của Hàn Quốc cũng như giúp Seoul giành được ưu thế trong không phận của Triều Tiên.
Ứng viên sáng giá trở thành bạn đồng hành tác chiến với UAV tàng hình mới của Hàn Quốc có thể là KF-21 Boramae. Ảnh: Ngành Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc
Là một phần trong nỗ lực tăng cường khả năng quốc phòng của Hàn Quốc, Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) nước này đã chọn hãng hàng không Korean Air làm nhà thầu xây dựng phi đội máy bay không người lái (UAV) tàng hình cho lực lượng không quân.
Theo báo Japan Times, trong một tuyên bố, Korean Air cho biết họ sẽ phát triển một hệ thống bao gồm 3 đến 4 máy bay không người lái không chỉ hỗ trợ và hộ tống máy bay chiến đấu có người lái mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ riêng rẽ như hoạt động trinh sát, tác chiến điện tử và tấn công chính xác.
Mô hình này tương tự dự án Loyal Wingman của Australia do tập đoàn Boeing Defense Australia và Không quân Hoàng gia Australia hợp tác thực hiện, tạo ra máy bay không người lái MQ-28A Ghost Bat có kích thước bằng máy bay chiến đấu.
ADD đã hoàn thành thiết kế cơ bản của hệ thống máy bay không người lái vào năm ngoái. ADD sẽ cùng với Korean Air làm việc bản thiết kế chi tiết từ năm nay.
Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại trung tâm nghiên cứu và phát triển Rand có trụ sở tại Mỹ, cho biết Hàn Quốc dự tính triển khai máy bay không người lái tàng hình như một loại máy bay chiến đấu mới cho các phi công.
Để thực hiện các nhiệm vụ như không chiến hoặc vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương, máy bay không người lái mới sẽ cần trang bị trí tuệ nhân tạo cực kỳ tinh vi.
Ngoài ra, nếu một máy bay không người lái gặp bất kỳ trục trặc nào, nó sẽ cần phải tích hợp sẵn khả năng nhận biết sắp gặp sự cố. Trong những trường hợp như vậy, máy bay không người lái sẽ tự phá hủy để kẻ địch không thể truy cập vào chương trình.
"Phần lớn sẽ phụ thuộc vào phần mềm mà Korean Air phát triển. Thách thức được đặt ra ở đây là máy bay chiến đấu truyền thống vốn dĩ đã rất phức tạp đối với phi công. Chính vì vật, máy bay không người lái với vai trò hỗ trợ phải được ché tạo dự trên trí thông minh nhân tạo, cho phép thiết bị thực hiện hầu hết các nhiệm vụ một mình", chuyên gia Bennett chỉ ra.
Hiện vẫn chưa rõ loại máy bay nào mà Không quân Hàn Quốc sử dụng cùng với drone tàng hình. Một trong những ứng viên tiềm năng nhất là chiến đấu cơ KF-21 Boramae được chính Hàn Quốc chế tạo và đã có chuyến bay đầu tiên vào tháng 7 vừa qua. Máy bay này có 2 ghế phi công, cho phép một người điều khiển máy bay chiến đấu và người còn lại điều khiển máy bay không người lái.
Các chuyên gia cho rằng việc xây dựng một phi đội không người lái tàng hình mang đến một một số lợi thế cho Hàn Quốc. Cụ thể, một phi đội máy bay không người lái có thể bay vài nghìn km mang lại cho Seoul lợi thế chiến lược trong trường hợp xâm nhập và áp đảo hệ thống phòng không của Bình Nhưỡng.
Khi đã ở trong không phận tranh chấp, những máy bay không người lái này có thể được sử dụng làm mồi nhử để buộc các hệ thống phòng không của Triều Tiên tiết lộ vị trí và dùng tên lửa để tiêu diệt UAV thay vì máy bay có người lái.
Điều này sẽ hạn chế rủi ro cho các phi công của Hàn Quốc cũng như giúp Seoul giành được ưu thế trên không và dọn đường cho các máy bay khác hoạt động trong không phận của Triều Tiên.
Các máy bay không người lái khác có thể được sử dụng để phát hiện và xác định mục tiêu để giám sát hoặc tấn công tầm xa.
Ngoài ra, nếu như Hàn Quốc phát triển thành công công nghệ không người lái tàng hình trong nước, nhu cầu mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đắt đỏ từ các nước khác sẽ giảm.
Hàn Quốc: Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía Đông Theo hãng tin Yonhap, quân đội Hàn Quốc cho biết ngày 23/12, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía Đông nước này. Vụ phóng diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Triều Tiên phóng 2 tên lửa tầm trung. Cuộc thử nghiệm "ở giai đoạn cuối quan trọng" trong việc phát triển các vệ tinh do...