Hàn Quốc nỗ lực ‘phá băng’ quan hệ với Nhật Bản
Các nguồn tin ngoại giao ngày 5/3 cho biết Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch công bố biện pháp giải quyết tranh chấp với Nhật Bản liên quan tới vấn đề bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến vào sáng 6/3, động thái có thể mở đường đưa quan hệ song phương thoát khỏi tình trạng ảm đạm hiện nay.
Động thái mới có thể mở đường đưa quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản thoát khỏi tình trạng ảm đạm hiện nay. (Nguồn: Yonhap)
Seoul hiện cân nhắc chi trả các khoản bồi thường cho những người lao động Hàn Quốc trước đây thông qua một quỹ do chính phủ hậu thuẫn, thay vì yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường thiệt hại theo phán quyết của tòa án Hàn Quốc.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo và Seoul có dấu hiệu cải thiện sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol nhậm chức tại Hàn Quốc hồi tháng 5/2022 với cam kết thực hiện cách tiếp cận hướng tới tương lai với Nhật Bản.
Video đang HOT
Trong khi đó, dưới thời chính phủ của người tiền nhiệm Moon Jae In, quan hệ Hàn-Nhật xuống mức thấp nhất trong nhiều năm vì vấn đề lao động thời chiến và các vấn đề khác phần lớn bắt nguồn từ việc Tokyo thực dân hóa Bán đảo Triều Tiên trong những năm 1910-1945.
Trước đó, các nguồn tin xác nhận Hàn Quốc và Nhật Bản tạm thời chấp thuận thành lập “quỹ thanh niên tương lai” để tài trợ học bổng cho sinh viên, như một phần của thỏa thuận giải quyết vấn đề bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến ở Hàn Quốc.
Lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản tăng cường bàn về Triều Tiên bên lề G20
Nhiều vấn đề nhức nhối bao trùm cuộc họp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm nay khiến nội dung liên quan đến Triều Tiên không còn được đề cập nhiều.
Tuy nhiên, Mỹ cùng Nhật Bản và Hàn Quốc đang âm thầm hoạt động bên lề các sự kiện của G20 tại Bali (Indonesia) nhằm duy trì áp lực lên Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 13/11 tại Phnom Penh (Campuchia). Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), xung đột tại Ukraine, kinh tế giảm sút, biến đổi khí hậu, cạnh tranh Mỹ - Trung và căng thẳng ở Trung Đông là những vấn đề chiếm phần lớn thời lượng của hội nghị cấp cao G20 năm nay.
Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang cố gắng thay đổi điều này. Hai nhà lãnh đạo trong các cuộc đối thoại với những nhà lãnh đạo khác đều khuyến khích hành động đối với vấn đề Triều Tiên.
Cả Tổng thống Yoon Suk Yeol cùng Thủ tướng Fumio Kishida đều có những thảo luận sâu về vấn đề Triều Tiên trong cuộc gặp 3 bên với Tổng thống Mỹ Joe Biden trước thềm G20. Chuyên gia về Triều Tiên tại Khoa Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts (Mỹ) Sung-Yoon Lee nhận định cuộc gặp này khiến 3 nhà lãnh đạo tạo ra không khí về sức mạnh đối tác trước bối cảnh Triều Tiên thử vũ khí.
Tổng thống Biden cho biết những quan ngại liên quan đến Triều Tiên cũng được đề cập trong thảo luận cấp cao giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bali (Indonesia).
Thủ tướng Nhật Bản Kishida cũng đề cập đến Triều Tiên trong các cuộc đối thoại song phương tại Bali, bao gồm cả cuộc gặp với Chủ tịch ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 14/11. Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Kishida bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn đề tên lửa và hạt nhân Triều Tiên.
Các nhà lãnh đạo thế giới tham gia một sự kiện của G20 tại Bali, Indonesia ngày 15/11. Ảnh: AP
Trong khi đó, vào ngày 15/11 khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cũng đề nghị Trung Quốc đóng vai trò xây dựng và tích cực hơn trong xử lý mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên. Các quan chức Hàn Quốc nhận định rằng trong vài tuần tới Triều Tiên có khả năng thử hạt nhân lần đầu tiên kể từ 2017. Theo họ, Bình Nhưỡng có thể hành động nhằm khiến Mỹ và những quốc gia khác chấp nhận rằng Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân từ đó quốc gia này có thể đạt vị thế trong đàm phán kinh tế và nhượng bộ an ninh.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cũng khuyến khích các nhà lãnh đạo tại Bali tăng cường áp lực quốc tế lên Bình Nhưỡng. Nhà phân tích Bong Young-shik tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc) đánh giá hội nghị cấp cao G20 cũng là một cơ hội để Tổng thống Hàn Quốc đề cập với các nhà lãnh đạo thế giới rằng mối đe dọa từ hạt nhân Triều Tiên có thể vượt ra ngoài Bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản là quốc gia hiểu rõ nhất về điều này khi vào tháng 9 vừa qua, một tên lửa tầm trung của Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ nước này.
Hàn Quốc cũng đang cố gắng đóng vai trò quyết đoán hơn trên trường quốc tế. Bản thân Tổng thống Yoon Suk Yeol trong quá trình vận động tranh cử cũng cam kết ủng hộ nhiều chính sách châu Á của ông Biden. Tuy nhiên, điều này có thể gây phức tạp cho mối quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc bởi căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh trong thời gian qua liên quan đến nhiều yếu tố.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp ngày 13/11. Ảnh: AP
Ngày 15/11, Hội nghị G20 khai mạc tại Bali. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày với chủ đề "Cùng nhau Phục hồi, Phục hồi mạnh mẽ hơn". G20 được thành lập năm 1999, là một diễn đàn trung tâm của hợp tác quốc tế trong các vấn đề tài chính và kinh tế, quy tụ 19 nền kinh tế và Liên minh châu Âu (EU), với quy mô chiếm 80% GDP toàn cầu.
Triều Tiên cảnh giác trước 'NATO châu Á' "Việc Mỹ gieo rắc tin đồn về cái gọi là 'mối đe dọa từ Triều Tiên' chỉ để nhằm lấy cớ để gầy dựng ưu thế quân sự tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan việc tăng cường hợp tác quân sự, mà...