Hàn Quốc, Nhật Bản ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục
Hàn Quốc ghi nhận dấu mốc buồn khi số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 25/1 đạt mức cao kỷ lục 8.571 ca do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 21/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết trong số các ca mắc mới trên có 8.356 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm lên 749.979 ca. Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc mới theo ngày tại Hàn Quốc vượt mốc 8.000 ca kể từ khi dịch bùng phát.
Hàn Quốc đã chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày tăng vọt trong tuần qua, từ 3.857 ca vào ngày 17/1 lên 7.513 ca được báo cáo vào ngày 24/1. Số ca tử vong do COVID-19 hiện là 6.588 người sau khi có thêm 23 người không qua khỏi vào ngày 25/1. Tỷ lệ tử vong là 0,88%. Số bệnh nhân COVID-19 nguy kịch hiện là 392 người, giảm 26 người so với ngày 24/1.
Các quan chức y tế dự đoán với tốc độ lây lan mạnh mẽ của biến thể Omicron, số ca mắc mới hàng ngày có thể lên tới 30.000/ngày vào tháng tới. Để ngăn chặn sự lây lan của Omicron, cơ quan y tế sẽ triển khai một hệ thống phản ứng virus mới từ ngày 26/1, tập trung vào việc phát hiện và điều trị sớm cho các nhóm nguy cơ cao, như người cao tuổi và những người có bệnh lý nền. Những người thuộc nhóm nguy cơ thấp sẽ làm các xét nghiệm nhanh kháng nguyên, trong khi xét nghiệm PCR sẽ được thực hiện cho những người được coi là dễ bị tổn thương hơn.
Thời gian cách ly và điều trị tại nhà cho bệnh nhân đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ được cắt giảm xuống còn 7 ngày thay vì 10 ngày như thời điểm hiện tại. Người đã tiêm chủng tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ không phải cách ly nhưng sẽ cần phải làm xét nghiệm PCR khoảng một tuần sau lần tiếp xúc đầu tiên. KDCA trước tiên sẽ áp dụng các biện pháp này ở các khu vực có số ca nhiễm Omicron cao hơn trước khi áp dụng trên toàn quốc sớm nhất là vào cuối tháng này.
Với khả năng lây truyền cao, các chuyên gia y tế cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 có thể tăng theo cấp số nhân lên tới 20.000 ca/ngày vào đầu tháng 2 và thậm chí 100.000 ca trong những ngày tới. Chính phủ đã yêu cầu người dân giảm thiểu việc về quê trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài từ ngày 31/1 đến ngày 2/2 để giúp ngăn chặn dịch lây lan.
* Nước láng giềng Nhật Bản ngày 25/1 cũng ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 lần đầu tiên vượt 60.000 ca. Chính phủ nước này dự kiến sẽ gia hạn các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của biến thể Omicron.
Video đang HOT
* Bộ Y tế Philippines (DOH) cùng ngày thông báo có thêm 17.677 ca mắc mới COVID-19, nâng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 3.459.646 ca. Trong khi đó, số ca đang được điều trị đã giảm xuống còn 247.451 ca khi tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng giảm còn 37,2% – lần đầu tiên xuống dưới 40% kể từ ngày 6/1. DOH cũng cho biết số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 53.598 sau khi có thêm 79 người không qua khỏi.
Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết mức độ rủi ro COVID-19 đối với Philippines và khu vực thủ đô của nước này đã được điều chỉnh từ “nguy cơ nghiêm trọng” xuống mức “nguy cơ cao”. Trong khi đó, Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết Omicron hiện là biến thể “chiếm ưu thế hơn” ở vùng thủ đô Manila và đang lan rộng ở các khu vực khác.
Vũ khí bội siêu thanh là gì mà các nước chạy đua phát triển?
Vũ khí bội siêu thanh có tốc độ cao và khả năng linh hoạt trong quá trình bay, đặt ra mối đe dọa lớn cho các hệ thống phòng thủ.
Trang Breaking Defense mới đây dẫn lời tướng Heath Collins, Giám đốc chương trình vũ khí của Không quân Mỹ, nhận định lực lượng này có thể bắt đầu sản xuất tên lửa bội siêu thanh trong tài khóa 2022, nếu hoàn tất thử nghiệm Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) AGM-183A.
Không quân Mỹ đã đề xuất 161 triệu USD để mua 12 tên lửa ARRW đầu tiên của Lockheed Martin. Việc sở hữu vũ khí này được cho là sẽ giúp Mỹ tiếp tục so kè với các đối thủ như Trung Quốc, Nga trong cuộc chạy đua vũ trang.
Vũ khí bội siêu thanh là gì?
Vũ khí bội siêu thanh có thể bay với vận tốc gấp 5 lần tốc độ âm thanh trở lên (tương đương hơn 6.125 km/giờ). Vận tốc này là nhanh hơn các vũ khí quy ước đang được sử dụng rất nhiều.
Theo tờ South China Morning Post, tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu chiến Mỹ mất hơn 1 giờ để bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1.000 km, trong khi tên lửa bội siêu thanh trên lý thuyết chỉ mất khoảng 8 phút.
Tên lửa đạn đạo mang thiết bị lướt bội siêu thanh DF-17 của Trung Quốc. Ảnh QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC
Có hai loại vũ khí bội siêu thanh cơ bản gồm tên lửa hành trình và thiết bị lướt. Tên lửa hành trình bội siêu thanh sử dụng động cơ hút ôxy từ khí quyển để đạt tốc độ bội siêu thanh. Trong khi đó, thiết bị lướt bội siêu thanh được phóng lên bằng một tên lửa đẩy và lướt về mục tiêu theo quỹ đạo khó đoán.
Tốc độ cao và tính linh hoạt trong quá trình bay giúp tên lửa bội siêu thanh khó bị các hệ thống phòng không ngăn chặn.
Báo cáo gần đây của quân đội Trung Quốc ước tính xác suất bắn trượt của hệ thống phòng không trước tên lửa có vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh là 78%, trong khi tên lửa nhanh gấp 6 lần thì xác suất trượt tăng lên thành 90%.
Tên lửa AGM-183A được lắp lên máy bay B-52 . Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Khác biệt chính giữa thiết bị lướt bội siêu thanh và tên lửa đạn đạo quy ước là khả năng thay đổi quỹ đạo bay sau khi tách ra khỏi tên lửa đẩy.
Tuy nhiên, thách thức trong việc phát triển vũ khí này là việc kiểm soát lượng nhiệt cực cao sản sinh trong quá trình bay. Bên cạnh đó, còn có thách thức về định vị chính xác và việc thay đổi quỹ đạo của tên lửa.
Nước nào đang phát triển?
Nhiều nước đang trong cuộc đua phát triển vũ khí bội siêu thanh, trong đó đáng chú ý là Trung Quốc, Mỹ và Nga.
Mỹ được cho là từng đi đầu trong công nghệ bội siêu thanh nhưng từ khi Liên Xô tan rã, giới hoạch định chính sách nước này đánh giá công nghệ bay bội siêu thanh không còn cần thiết. Nhiều dự án hứa hẹn bị hủy sau một vài thất bại.
Máy bay MiG-31K mang tên lửa bội siêu thanh Kinzhal . Ảnh REUTERS
Những năm gần đây, Mỹ đã tăng chi ngân sách cho nghiên cứu vũ khí bội siêu thanh nhưng từng thừa nhận chỉ có thể biên chế sớm nhất là vào năm 2025.
Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào lĩnh vực này và có những tiến bộ trong các công nghệ liên quan. Nga đã biên chế một số loại vũ khí bội siêu thanh và thường xuyên thông báo thử nghiệm thành công các vũ khí này.
Trung Quốc trong cuộc duyệt binh hồi năm 2019 ra mắt tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17 có thiết bị lướt bội siêu thanh gắn ở phần đầu.
CHDCND Triều Tiên gần đây thông báo thử nghiệm tên lửa bội siêu thanh trong khi các nước Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ cũng tham gia cuộc đua.
Mỹ, Nhật liên minh đối phó vũ khí bội siêu thanh của Trung Quốc, Triều Tiên Mỹ và đồng minh Nhật Bản tuyên bố phối hợp nghiên cứu và phát triển các chiến lược phòng thủ hệ thống vũ khí bội siêu thanh, sau các động thái đầy quan ngại tại khu vực Đông Bắc Á. Trung Quốc cho hay vũ khí bội siêu thanh được triển khai như một vụ phóng sứ mệnh không gian. Ảnh AFP/GETTY Đến...