Hàn Quốc: Người dân tưng bừng lì xì bằng… ví điện tử
Mừng Năm mới Kỷ Hợi 2019, người dân Hàn Quốc đã có một cách lì xì mới, mang đúng phong cách của kỷ nguyên kỹ thuật số: lì xì bằng ví điện tử Kakao Pay trên nền tảng điện thoại di động.
Kim Seung-hwa, một nhân viên văn phòng 37 tuổi sống tại Seoul, cho biết hằng năm, mỗi dịp Tết đến, cô đều phải tới ngân hàng để đổi tiền mới, chuẩn bị phong bao lì xì cho người thân. Tuy nhiên, năm nay, cô đã nạp 300.000 Won (267 USD) vào ví điện tử Kakao Pay để chuyển tiền mừng cho mẹ và các anh chị em họ đang sống ở đảo Jeju (miền Nam).
Ảnh minh họa. (Nguồn: korea.net)
Cô cho biết sẽ gửi tiền lì xì cho mẹ và người thân bằng “phong bao lì xì kỹ thuật số”, thông qua ứng dụng Kakao Talk Messenger, với một thông điệp mừng Năm mới, trước khi lên máy bay đi du lịch. Trong ứng dụng này, những gói quà may mắn màu đủ nhỏ xinh sẽ hiện ra trên màn hình khi người nhận click vào tin nhắn. Cô cho biết: “Đây là một trải nghiệm mới lạ và vui”.
Video đang HOT
Ra đời từ năm 2014, Kakao Pay là một dịch vụ thanh toán qua điện thoại kết hợp với KakaoTalk, ứng dụng tin nhắn điện tử số 1 ở Hàn Quốc, với 43 triệu người dùng. Kim Seung-hwa là một trong vô số người Hàn Quốc yêu công nghệ dùng thử phiên bản số của truyền thống lì xì Năm mới trên nền tảng điện thoại. Ứng dụng này, sẽ hoạt động từ ngày 28/1 – 10/2, nhằm giải tỏa những rắc rối khi phải rút tiền mặt từ ngân hàng, trong khi vẫn giúp người dân gắn kết với truyền thống lì xì mừng Năm mới.
Theo TTXVN
Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong dịp Tết
Các năm trước đây, vào khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân thường rất lớn, với lưu lượng tăng cao, nhất là nhu cầu về dịch vụ dữ liệu và mạng 4G.
Để bảo đảm mạng lưới thông tin thông suốt trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, các doanh nghiệp viễn thông đã chuẩn bị đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, cũng như bố trí nhân lực tăng cường hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/24 giờ, không để xảy ra tình trạng nghẽn mạng trong thời gian cao điểm.
Thái Linh Cán bộ của Viettel kiểm tra kỹ thuật các trạm phát sóng.
Tăng cường năng lực mạng lưới
Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, ngay từ cuối năm 2018, các doanh nghiệp viễn thông đã huy động mọi nguồn lực, triển khai thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin và tài nguyên phục vụ phát sóng. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, từ cuối năm trước, các đơn vị của Tập đoàn đã chủ động kiểm tra, rà soát mạng lưới, tăng cường năng lực cho các trạm 4G, nâng cấp năng lực cho các trạm 2G, 3G tại những nơi dự kiến phát sinh tải cao; thực hiện điều chuyển trạm thu phát sóng di động phù hợp nhằm san tải và tối ưu năng lực mạng vô tuyến, bảo đảm thông suốt cho các thuê bao di động VinaPhone. Đối với hệ thống truyền dẫn quốc tế, bao gồm các tuyến truyền dẫn qua hệ thống cáp quang biển cũng như cáp đất liền, VNPT đều trang bị tăng dung lượng, tăng số kênh. So dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, VNPT đã tăng thêm 1.495 Gb/giây cho dịp Tết năm nay. Đối với hệ thống truyền dẫn liên tỉnh, bên cạnh việc tăng dung lượng thêm gần 3.950 Gb/giây so dịp Tết Mậu Tuất 2018, VNPT còn thực hiện nhiều giải pháp đấu chuyển, ứng cứu để bảo đảm thông suốt dịch vụ.
Theo MobiFone, ngay trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, nhà mạng này cũng tăng cường gần 500 trạm phát sóng 4G để nâng cao chất lượng dịch vụ cho riêng khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Trên toàn mạng lưới, MobiFone đã mở rộng dung lượng các đường kết nối in-tơ-nét lên khoảng 240 Gb/giây (tăng hơn 200% so năm 2017), bảo đảm lưu thoát lưu lượng cho các dịch vụ dữ liệu lớn. Đối với Viettel, để giữ vững chất lượng mạng lưới trong dịp Tết, bên cạnh các chỉ số về mặt kỹ thuật và theo dõi ở mức trạm, nhà mạng này đã chuyển hướng sang giám sát và cải thiện các chỉ số về trải nghiệm khách hàng như chất lượng cuộc gọi, tốc độ tải video và duyệt web... Một trong những công cụ mới nhất được Viettel đưa vào áp dụng để tự động tối ưu chất lượng mạng là Viettel SON (Self Optimization Network). Thay vì nhân sự kỹ thuật phải mất khoảng 15 phút để lấy dữ liệu từ hệ thống, phân tích, sau đó tác động, điều chỉnh tham số mạng lưới nhằm giảm nghẽn tại các khu vực đông người, với Viettel SON, toàn bộ quá trình này sẽ diễn ra tự động, nhanh chóng, thậm chí tức thì, để khách hàng có được chất lượng dịch vụ tốt nhất. Đây cũng là xu thế của các nhà mạng lớn trên toàn cầu.
Bố trí trực xuyên Tết
Tết là thời điểm khách hàng có nhu cầu di chuyển nhiều. Thời gian nghỉ Tết năm nay kéo dài tới chín ngày, cho nên lượng khách hàng có kế hoạch đi du lịch sẽ tăng. Do đó, Viettel đã thực hiện rà soát, tối ưu lại các tuyến đường quốc lộ, các thủ phủ tỉnh/huyện, khu vực du lịch, nghỉ dưỡng... Theo cơ sở dữ liệu phân tích hằng năm, các tỉnh, thành phố được dự đoán sẽ có lượng khách hàng di chuyển đi nhiều nhất là: Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, còn một số địa phương có khách hàng di chuyển đến nhiều nhất là: Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang. Do đó, Viettel đã tăng cường hàng nghìn nhân sự kỹ thuật từ huyện, tỉnh, thành phố trở lên để theo dõi, giám sát sự di chuyển thuê bao và các điểm nóng, tập trung đông người trên toàn quốc, sẵn sàng triển khai giải pháp khi lưu lượng tăng cao hơn so dự đoán.
Trên cơ sở rà soát các sự kiện dự kiến tổ chức trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 trên cả nước, VNPT đã lập danh sách các điểm dự kiến tổ chức sự kiện tập trung đông người, lưu lượng có khả năng tăng đột biến để thực hiện các phương án như bố trí xe lưu động, tăng cường phủ sóng 3G, 4G VinaPhone... bảo đảm chất lượng mạng cũng như năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dân cả nước. Đội ngũ kỹ thuật của VNPT cũng thực hiện rà soát các điểm có dấu hiệu nghẽn để từ đó xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực mạng, điều chỉnh công suất của 3G, 4G và thường xuyên túc trực để sẵn sàng xử lý nếu có các sự cố phát sinh. Việc triển khai truyền dẫn vệ tinh dùng thiết bị VSAT PAMA lắp đặt trên các xe phát sóng lưu động để ứng cứu khi có tình huống phát sinh cũng được VNPT tính đến và chuẩn bị kỹ càng. Đồng thời, nhằm sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp khách hàng trong suốt dịp nghỉ Tết, VNPT đã bố trí nhân lực trực thường xuyên tại các phòng giao dịch để phục vụ khách hàng khi cần liên hệ trực tiếp; tổng đài 18001091 của VinaPhone cũng được triển khai ứng trực 24/24 giờ.
Từ một tháng trước Tết, MobiFone đã tiến hành khảo sát tại nhiều khu vực trọng điểm có tổ chức bắn pháo hoa vào thời điểm Giao thừa hay các khu vực lễ hội, khu du lịch như tuyến phố đi bộ tại Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, TP Đà Nẵng, các khu du lịch tâm linh như: Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh)... Đồng thời, hoàn thành các công tác triển khai đo kiểm, đánh giá chất lượng vùng phủ sóng, lắp đặt bổ sung các trạm phát lưu động, tăng cường vùng phủ sóng, mở rộng tài nguyên cho các trạm 4G lên mức tối đa. Ngoài ra, MobiFone cũng đã lên kế hoạch chi tiết, triển khai các phương án, bố trí nhân lực trực ứng cứu thông tin nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng lưới. Những ngày nghỉ Tết, MobiFone cũng bố trí đầy đủ nhân viên trực xử lý và hỗ trợ khách hàng. Tổng đài 1090 của MobiFone luôn sẵn sàng kịp thời giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng khi cần. Người dân cả nước có thể hoàn toàn yên tâm vì nhu cầu thông tin liên lạc trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sẽ được bảo đảm thông suốt.
Theo báo nhân dân
Sếp Viettel hứa không nghẽn mạng dù nhu cầu dùng 4G sẽ tăng đột biến dịp Tết Kỷ Hợi Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, dự báo dịp Tết năm nay nhu cầu thoại của khách hàng không tăng, nhưng nhu cầu về data sẽ tăng đột biến, đặc biệt là các điểm bắn pháo hoa và lễ hội lớn. Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, dự báo dịp Tết năm nay...