Hàn Quốc, Mỹ thúc đẩy đàm phán cấp chuyên viên về IRA
Hàn Quốc và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán cấp làm việc tại Seoul trong tuần này để tìm giải pháp giảm thiểu tác động của luật Giảm lạm phát (IRA) mà Mỹ mới ban hành đối với lĩnh vực sản xuất xe điện của Hàn Quốc.
Ảnh minh họa: Anh Nguyên/PV TTXVN tại Hàn Quốc
Bộ Công nghiệp, thương mại và năng lượng cho biết Hàn Quốc đã nỗ lực tìm mọi biện pháp nhằm giảm bớt thiệt hại do IRA có thể tác động đến lĩnh vực sản xuất của nước này và hai nước đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán tiếp theo cuộc đàm phán cấp cao tiến hành hôm đầu tháng giữa Trưởng phái đoàn đàm phán thương mại thuộc Bộ Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai tại Mỹ.
Cuối tháng 8/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Luật giảm lạm phát của Mỹ (IRA) có nội dung chỉ trợ cấp cho ô tô điện được sản xuất tại khu vực Bắc Mỹ, làm dấy lên lo ngại ở các nước xuất khẩu ô tô điện sang Mỹ, trong đó có Hàn Quốc. Hai hãng sản xuất ô tô điện lớn nhất của Hàn Quốc là Hyundai Motor Co. và Kia Corp hiện đang sản xuất ô tô trong nước và xuất khẩu sẽ mất vị thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ với quy định trong IRA.
Hàn Quốc đã xác nhận thực tế rằng không dễ dàng để sửa đổi luật IRA trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vì thế Seoul và Mỹ đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp khác nhau để giảm bớt và bù đắp thiệt hại. Trưởng phái đoàn đàm phán thương mại Hàn Quốc Ahn cho biết ông cũng dự kiến sẽ gặp lại Đại diện thương mại Mỹ Tai vào tuần tới bên lề cuộc họp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đồng thời sẽ đưa ra các cách hợp tác chặt chẽ với các quốc gia có cùng quan điểm về vấn đề này, bao gồm Liên minh châu Âu.
Video đang HOT
Đầu tháng 9/2022, ông Ahn Duk-geun đã có chuyến công du Mỹ trong vòng 1 tuần để đàm phán với giới chức Mỹ về các điều khoản trợ cấp ô tô điện theo luật IRA mà Washington mới ban hành. Phát biểu với báo giới, ông Ahn cho biết phía Mỹ đã hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề lần này đồng thời đề nghị phía Mỹ sửa đổi điều khoản về trợ cấp ô tô điện trong Luật giảm lạm phát, đồng thời tiếp tục tìm kiếm các biện pháp bổ sung khác trên phương diện liên ngành trong trường hợp quá trình sửa đổi luật kéo dài. Do luật mới vừa được thực thi nên việc sửa đổi ngay sẽ có thể gặp khó khăn nên chính phủ Hàn Quốc đang tìm kiếm các kênh phối hợp với cả chính phủ và quốc hội Mỹ để giải quyết vấn đề này. Hàn Quốc đã nhấn mạnh Luật IRA có thể xem như “lửa thử vàng” đối với quan hệ thương mại, công nghiệp Hàn-Mỹ. Seoul sẽ nỗ lực truyền tải thông điệp và tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất, không để tái diễn trường hợp tương tự trong quá trình thiết lập hệ sinh thái công nghiệp Hàn-Mỹ thời gian tới.
Các nước lớn đồng loạt 'xả' kho dầu dự trữ, riêng Mỹ 50 triệu thùng
Ngày 23-11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh mở kho dự trữ chiến lược, "xả" 50 triệu thùng dầu cùng lúc với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh.
Đường ống dẫn dầu thô tại kho dự trữ chiến lược ở Freeport, bang Texas (Mỹ) - Ảnh: REUTERS
Theo thông cáo của Nhà Trắng, đây là một chiến dịch phối hợp đa quốc gia nhằm kìm lại giá dầu thô đang tăng vọt trên toàn cầu dẫn tới nhiều hệ lụy với các nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ và các nước phối hợp xả kho dầu dự trữ cùng lúc nhằm bình ổn giá nhiên liệu thế giới.
Theo truyền thông Ấn Độ, nước này sẽ xuất khoảng 5 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ để phối hợp với Mỹ và các nước tiêu thụ nhiều nhiên liệu khác. Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ xuất bao nhiêu dầu khỏi kho dự trữ chiến lược quốc gia.
Động thái diễn ra sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đối tác kiên quyết không tăng sản lượng dầu thô khai thác mỗi ngày cho đến hết ngày 2-12. Hiện các nước này chỉ duy trì mức tăng 400.000 thùng/ngày trong bối cảnh giá dầu liên tiếp chạm các mốc kỷ lục.
Giá nhiên liệu cao và lạm phát đã đe dọa uy tín của các nhà lãnh đạo, ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm trong nước của họ, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Biden.
Thông báo của Nhà Trắng xuất hiện trong bối cảnh người Mỹ chuẩn bị cho các chuyến du lịch đường dài bằng xe cá nhân. Giá nhiên liệu trung bình tại các trạm xăng là 3,41 USD/gallon, mức cao nhất kể từ năm 2014, theo số liệu mới từ Hiệp hội ôtô Mỹ.
Các kho dự trữ chiến lược của Mỹ thường được giữ dưới lòng đất ở bang Texas và Louisiana. Đây là nguồn cung cấp dầu khẩn cấp lớn nhất trên thế giới, theo Hãng thông tấn AFP.
Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank mô tả việc Mỹ xuất 50 triệu thùng là "khá đáng kể" và nhiều hơn dự kiến. "Câu hỏi đặt ra là thời gian xuất kho và OPEC cùng đối tác sẽ phản ứng như thế nào", ông Fritsch nêu quan điểm.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết các đợt "xả" kho sẽ bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 12 và có thể kéo dài thêm để ổn định thị trường.
"Tổng thống sẵn sàng hành động thêm nếu cần và sử dụng toàn quyền của mình, phối hợp với phần còn lại của thế giới, để duy trì nguồn cung đầy đủ cho đến khi chúng ta thoát khỏi đại dịch", AFP trích lời vị này cam đoan.
Tổng thống Biden lệnh xuất 50 triệu thùng dầu dự trữ để hạ nhiệt giá xăng dầu Nhà Trắng ngày 23/11 thông báo Bộ Năng lượng Mỹ sẽ xuất 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden tìm cách kiểm soát giá các mặt hàng nhiên liệu tại Mỹ. Bể chứa dầu tại Cushing, Oklahoma, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Trong 50 triệu thùng này, 32 triệu thùng thuộc diện "mượn...