Hàn Quốc mở rộng tìm kiếm 6 thuyền viên Việt Nam mất tích
Liên quan đến vụ 6 thuyền viên Việt Nam tại Hàn Quốc mất tích, bước sang ngày 5/3 cũng là ngày thứ ba kể từ khi phát hiện chiếc tàu cá Dongkyeong 201 bị lật úp trên biển ngày 3/3 vừa qua, phía Hàn Quốc đang tiếp tục huy động các phương tiện và nhân lực để mở rộng tìm kiếm những thuyền viên Việt Nam.
Tàu cá Hàn Quốc bị lật trên biển. (Nguồn: Yonhap)
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn nguồn Lực lượng bảo vệ bờ biển thành phố Pohang cho biết cơ quan này tiếp tục huy động 10 tàu chuyên dụng và ngư nghiệp, với sự hỗ trợ của các máy bay thuộc lực lượng hải quân, để mở rộng phạm vi tìm kiếm từ vị trí phát hiện chiếc tàu cá bị đắm.
Cơ quan trên nhận định những thuyền viên bị mất tích có thể đã bị sóng biển đánh trôi dạt ra xa vị trí con tàu bị đắm, do đó cơ quan này tiếp tục huy động các tàu chuyên dụng của lực lượng bảo vệ bờ biển để tìm kiếm ngay cả khi trời tối.
Tuy nhiên, do thời tiết tại khu vực này không được thuận lợi, sóng biển rất cao đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác tìm kiếm.
Cũng theo cơ quan này, đến 16 giờ ngày 5/3, công tác tìm kiếm phía bên trong chiếc tàu cá bị đắm đã kết thúc và tàu này bắt đầu được lai dắt về cảng Guryongpo, thành phố Pohang. Dự kiến rạng sáng 6/3, con tàu này sẽ về đến cảng trên.
Theo thông báo của lực lượng bảo vệ bờ biển thành phố Pohang gửi Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc ngày 2/3 vừa qua, 6 thuyền viên Việt Nam bị mất tích ngày 29/2 vừa qua là những lao động do Công ty Trách nhiệm hưu hạn Một thành viên cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (viết tắt là công ty SONA) và Công ty Xuất khẩu lao động, Thương mại và Du lịch (viết tắt là công ty TTLC) xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Video đang HOT
Kể từ khi nhận được thông tin từ các phương tiện truyền thông sở tại về vụ việc trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã nhanh chóng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để cập nhật thông tin về công tác tìm kiếm cứu hộ.
Đồng thời, các đơn vị trên cũng chỉ đạo 2 công ty SONA và TTLC sẵn sàng có các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho những thuyền viên đang bị mất tích, cũng như thân nhân của họ ở trong nước.
Danh sách 6 thuyền viên trên gồm:
1- Trần Xuân Long, sinh ngày 6/12/1987, hộ chiếu số N1759111, do Công ty SONA phái cử;
2- Nguyễn Lương Quỳnh, sinh ngày 25/4/1987, hộ chiếu số B6134367, do Công ty SONA phái cử;
3- Trịnh Đình Cường, sinh ngày 12/7/1981, hộ chiếu số B6065811, do Công ty SONA phái cử;
4- Trần Văn Đại, sinh ngày 7/8/1976, hộ chiếu số B7100809, do Công ty TTLC phái cử;
5- Nguyễn Tiến Hùng, sinh ngày 11/11/1982, do Công ty TTLC phái cử;
6- Lê Nhật Vũ, sinh ngày 5/2/1976, hộ chiếu số B6820775, do Công ty TTLC phái cử
Danh tính 6 thuyền viên Việt trên tàu cá Hàn Quốc mất tích Theo thông báo của lực lượng bảo vệ bờ biển Pohang gửi Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc ngày 2/3, sáu thuyền viên Việt Nam bị mất tích do 2 công ty phái cử thuyền viên trong nước đưa sang Hàn Quốc.
Theo TTXVN/Vietnam
Mỹ kêu gọi Trung Quốc giữ cam kết không quân sự hóa biển Đông
Nhà Trắng ngày 26-2 đã thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở rộng cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa cũng như toàn bộ biển Đông.
Dan Kritenbrink, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Barack Obama về vấn đề châu Á, đã đưa ra lời kêu gọi trên sau một tuần Trung Quốc và Mỹ "khẩu chiến" về việc Bắc Kinh triển khai tên lửa, máy bay chiến đấu đến Hoàng Sa và lắp radar trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Chúng tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu ông Tập mở rộng cam kết không quân sự hóa trên biển Đông" - ông Kritenbrink nói trong một cuộc họp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS - Mỹ) ngày 26-2.
"Chúng tôi khuyến khích những người bạn Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực kiềm chế các động thái có thể gây leo thang căng thẳng".
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ hồi tháng 9-2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc đã xây trái phép một đường băng dài hơn 3 km trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, từ đó đến nay, giới chức Mỹ đã nhận thấy ý đồ quân sự hóa của Trung Quốc khi nước này xây dựng trái phép các đường băng và lắp radar ở quần đảo Trường Sa.
Trong tuần này, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ) - Đô đốc Harry Harris nói rằng Trung Quốc "đang thay đổi hiện trạng" ở biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường tuần tra tự do hàng hải.
Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng các cơ sở quân sự của nước này ở biển Đông là "hợp pháp và thích hợp".
Kritenbrink cũng nhắc lại rằng Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết của Tòa án Thường trực tại The Hague (Hà Lan) về vụ kiện của Philippines chống lại các yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở biển Đông. Dự kiến phán quyết của tòa thường trực sẽ được đưa ra trong năm nay.
"Khi phán quyết được đưa ra, nó sẽ mang tính bắt buộc đối với cả hai bên" - Kritenbrink nói. "Đó sẽ là một thời điểm quan trọng mà tất cả chúng ta trong khu vực cần chú ý tới".
Bảo Anh
Theo_PLO
TNK dồn dập nã pháo người Kurd tại Syria ba ngày liên tiếp Bô Ngoai giao Thô Nhi Ky ngay 15 2 cho biêt, lưc lương vu trang nươc nay na phao vao căn cư cua ngươi Kurd tai Syria, trong ngay thư ba liê Bô Ngoai giao Thô Nhi Ky ngay 15/2 cho biêt, lưc lương vu trang nươc nay na phao vao căn cư cua ngươi Kurd tai Syria, trong ngay thư ba liên...