Hàn Quốc mạnh tay với trường hợp không tuân thủ phòng dịch COVID-19
Ngày 14/1, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cảnh báo sẽ đưa ra các biện pháp nghiêm khắc đối với bất kỳ người nào can thiệp vào các quy định phòng ngừa và kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của chính phủ.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi xuất hiện các dấu hiệu cản trở các biện pháp điều tra dịch tễ học của chính phủ tại một nhà thờ Tin lành ở thành phố Sangju.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 9/1/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, cụ thể, phát biểu cuộc họp liên ngành đối phó với COVID-19 , Thủ tướng Chung Sye-kyun cho biết chính phủ sẽ không dung thứ cho các hành vi đe dọa đến tính mạng người dân và an toàn của cộng đồng, như can thiệp vào các hoạt động truy vết hoặc từ chối các cuộc kiểm tra. Ông yêu cầu chính quyền địa phương nhanh chóng truy tìm các thành viên của Trung tâm BTJ đã từ chối kiểm tra và cũng yêu cầu các quan chức địa phương truy cứu trách nhiệm những người đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Trung tâm này là một cơ sở giáo dục quy mô lớn do tổ chức truyền giáo đạo Tin lành điều hành ở thành phố Sangju, tỉnh Bắc Gyeongsang.
Video đang HOT
Nhà thờ Tin lành ở Sangju, cách Seoul 270 km về phía Đông Nam đang nổi lên là những điểm nóng mới lây nhiễm COVID-19, với hơn 660 trường hợp được xác định liên quan và có dấu hiệu lan rộng khắp cả nước. Theo nhà chức trách, nhà thờ này được xem là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lây nhiễm tập thể do cản trở nỗ lực ngăn ngừa lây nhiễm của cơ quan y tế và từ chối hợp tác các nhà chức trách. Giới chức y tế Hàn Quốc ước tính hơn 3.000 người đã tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm của nhà thờ này và gần 70% trong số đó chưa được xét nghiệm.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), ngày 14/1 Hàn Quốc ghi nhận 524 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 496 ca trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên 70.728 ca. Giới chức Hàn Quốc nhận định tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 đang chậm lại sau khi lên tới đỉnh điểm vào tháng 12/2020 nhờ việc người dân tuân thủ quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn. Mặc dù vậy, giới chức y tế tiếp tục duy trì cảnh giác khi nước này vẫn phát hiện các ổ dịch ở những trung tâm dưỡng lão, nhà thờ cũng như sự lây lan biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh.
Trong khi đó, các nhà chức trách tại thành phố Thẩm Dương, miền Bắc Trung Quốc, đã triển khai robot để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19, trong bối cảnh nước này đang tăng cường thực hiện xét nghiệm đại trà nhằm dập tắt các ổ dịch trong cộng đồng.
Theo các nhà chức trách, những cánh tay robot này sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo và đang được sử dụng nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan sang vùng lân cận. Để được lấy mẫu xét nghiệm, người dân phải trình thẻ căn cước trước máy quét, sau đó một cánh tay robot bọc nylon đưa que lấy mẫu qua tấm chắn nhựa để lấy mẫu dịch họng. Cánh tay robot này do một người mặc đồ bảo hộ điều khiển từ khoảng cách an toàn nhờ hình ảnh do camera gắn trên robot gửi về.
Trung Quốc đã kiểm soát COVID-19 trên diện rộng kể từ sau đợt bùng phát dịch đầu tiên ở nước này tại thành phố Vũ Hán cách đây 1 năm. Tuy nhiên, trong vài tuần trở lại đây, nước này đã xuất hiện nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng, buộc giới chức phải áp đặt lệnh phong tỏa địa phương, cũng như hạn chế đi lại và tiến hành xét nghiệm hàng chục triệu người dân. Hiện Trung Quốc đang có hơn 20 triệu người phải thực hiện các hình thức cách ly khác nhau tại khu vực miền Bắc.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, nước này đã sử dụng robot để thay thế con người trong nhiều công việc, từ khuân vác tại khách sạn cho đến vận chuyển thực phẩm, do lo ngại việc tiếp xúc gần với các nhân viên dịch vụ có thể khiến virus SARS-CoV-2 lây lan.
Tại Trung Đông, Iraq đã thông qua một số biện pháp hạn chế, trong đó có lệnh cấm đi lại tới 20 quốc gia ghi nhận trường hợp mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi nêu rõ 20 quốc gia trên gồm Anh, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Gruzia, Đức, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Slovakia, Tây Ban Nha, Brazil, Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Nam Phi và Zambia. Chính phủ nước này cũng ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với những người đến từ 20 nước trên, trừ công dân Iraq và các trường hợp ngoại giao, phái đoàn chính phủ, nhân viên đại sự quán và các tổ chức quốc tế. Thay vào đó, những trường hợp này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh vào Iraq.
Mỹ khẳng định "ủng hộ mạnh mẽ" hợp tác Hàn Quốc Triều Tiên
Ông Stephen Biegun cho biết, hợp tác liên Triều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường ổn định hơn trên Bán đảo Triều Tiên.
Sau cuộc hội đàm với Đặc phái viên Hàn Quốc Lee Do-hoon tại Thủ đô Seoul, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun khẳng định ủng hộ mạnh mẽ hợp tác liên Triều.
Ông Lee Do-hoon, phái viên hàng đầu của Hàn Quốc về Triều Tiên. Ảnh: Yonhap.
Phát biểu trước báo giới ở Thủ đô Seoul, ông Stephen Biegun cho biết, hợp tác liên Triều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường ổn định hơn trên Bán đảo Triều Tiên. Mỹ cam kết hỗ trợ đầy đủ cho Chính phủ Hàn Quốc để nỗ lực thúc đẩy hòa bình và tiến tới mục tiêu hợp tác ổn định với Triều Tiên.
Đây là 1 trong chuỗi các hoạt động họp bàn với giới chức Hàn Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegutrong chuyến thăm 3 ngày tại nước này. Trước đó, ông đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và đối thoại chiến lược với Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Hàn Quốc Cho Sei-young. Mục đích của chuyến thăm là nhằm khôi phục các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên, vốn bị đình trệ trong hơn 1 năm qua.
Nhật 'đặc biệt quan ngại' diễn biến trên Biển Đông Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Nishida Yasunori bày tỏ quan ngại và phản đối hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông khi dự hội nghị an ninh của ASEAN. "Tôi muốn nhấn mạnh rằng mọi nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng biện pháp cưỡng ép là không thể chấp nhận được", Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản...