Hàn Quốc ký hợp đồng mua thêm 30 triệu liều vaccine của Pfizer
Ngày 13/8, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum thông báo nước này đã ký hợp đồng mới mua 30 triệu liều vaccine của hãng Pfizer trong năm 2022.
Vaccine phòng COVID-19 của Hãng Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc họp báo cùng ngày, Giám đốc Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) Jeong Eun-kyeong cho biết Pfizer sẽ bắt đầu bàn giao vaccine trong hợp đồng mới vào quý I/2022. Đến nay, Hàn Quốc đã nhận được 17,88 triệu liều trong tổng số 66 triều liều mà nước này đã đặt mua trước đó với hãng Pfizer.
Hàn Quốc đã ký các hợp đồng mua 193 triệu liều vaccine của các hãng gồm Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson và Novavax.
Trong sáng 13/8, một phái đoàn chính phủ Hàn Quốc đã lên đường tới thành phố Boston, bang Massachusett, Mỹ để đàm phán với hãng dược Moderna nhằm làm rõ việc hãng dược này liên tục chậm bàn giao vaccine cho Hàn Quốc.
Video đang HOT
Trước đó, hãng Moderna thông báo với Hàn Quốc rằng hãng này chỉ có khả năng bàn giao chưa đầy 8,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 dự kiến trong tháng 8 này. Hàn Quốc đã ký hợp đồng mua tổng cộng 40 triệu liều vaccine của hãng Moderna, song mới chỉ nhận được 2,5 triệu liều trong số này.
Cùng ngày, Hàn Quốc đã cho phép sử dụng số vaccine còn sót lại của hãng AstraZeneca để tiêm cho những người 30 tuổi nhằm tránh lãng phí vaccine.
Hiện nước này mới chỉ cho phép tiêm vaccine AstraZeneca cho những người từ 50 tuổi trở lên do quan ngại gây triệu chứng đông máu. KDCA cho biết những người từ 30 tuổi trở lên có thể tiêm vaccine của AstraZeneca sau khi những người này đã không đến tiêm theo lịch hẹn. Quyết định này được đưa ra sau khi nhiều liều vaccine của AstraZeneca phải bỏ đi do nhiều người đủ điều kiện tiêm đã không đến tiêm chủng theo lịch hẹn.
*Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 13/8, Indonesia tiếp tục nhận được 5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do công ty Sinovac (Trung Quốc) sản xuất.
Giám đốc Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm (BPOM) Penny Lukito cho biết nước này tiếp nhận số vaccine trên dưới dạng thành phẩm, được đóng gói trong lọ 1mm. Với số lượng vaccine này, tổng số vacicne mà Indonesia nhận được lên hơn 185 triệu liều.
X
Cũng theo ông Penny bắt đầu từ tháng 8/2021, nước này sẽ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quốc gia với mục tiêu tiêm 2 triệu người mỗi ngày. Cho đến nay, hơn 50 triệu người dân Indonesia đã được tiêm chủng và nước này hy vọng sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với 200 triệu người dân được tiêm.
* Ngày 13/8, Israel đã cho phép những người từ 50 tuổi trở lên tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta. Trước đó, chỉ có những đối tượng 60 tuổi trở lên mới được tiêm mũi thứ ba này.
Thủ tướng Israel Naftali Bennett nhấn mạnh đây là bước đi quan trọng trong cuộc chiến biến thể Delta. Israel đã triển khai chương trình tiêm chủng đại trà khá sớm, từ giữa tháng 12/2020, nhờ đó số ca mắc COVID-19 giảm. Tuy nhiên, số ca mắc mới tại Israel có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua do nhiều người chưa tiêm vaccine, cũng như những người đã hoàn thành tiêm chủng 6 tháng trước đó, bị mắc biến thể Delta.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trước đó đã kêu gọi các nước tạm hoãn tiêm mũi vaccine tăng cường cho đến ít nhất cuối tháng 9 tới nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng vaccine toàn cầu. Theo thống kê của Bộ Y tế Israel, cho tới này, hơn 770.000 người Israel đã tiêm mũi tăng cường thứ ba. Chuyên gia y tế cộng đồng Nadav Davidovitch việc số ca mắc mới COVID-19 tăng khiến chiến dịch tiêm vaccine cho toàn người dân Israel càng cấp bách. Cùng ngày, Bộ Y tế Israel thông báo đã ghi nhận 6.083 ca mắc mới trong ngày 12/8.
Giới chuyên gia Mỹ kêu gọi chính quyền mở cửa kho dự trữ vaccine cho thế giới
Trên 175 chuyên gia y tế công cộng và các nhà khoa học hàng đầu cũng như nhà hoạt động xã hội của Mỹ đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden có các bước đi khẩn cấp để cùng thế giới đương đầu với đại dịch COVID-19, trong đó có việc lập tức xuất khẩu lượng vaccine mà nước này đang lưu trữ.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 11/8, tờ The Washington Post đã đăng toàn văn một bức thư chung mà các nhà khoa học gửi tới các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đề ngày 10/8, trong đó nêu rõ biến thể Delta đang khiến châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á phải chứng kiến sự gia tăng mạnh các ca nhiễm mới do COVID-19, trong khi những khu vực này lượng vaccine còn rất hạn chế. Các nhà khoa học cảnh báo thực tế này tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các biến thể mới, một số biến thể có thể kháng lại các loại vaccine hiện có và đe dọa các thành tựu mà các nước đã đạt được trong gần hai năm qua. Họ nhấn mạnh "hiện là thời điểm mà các nhà lãnh đạo đầy tham vọng tiến hành tiêm chủng cho toàn thế giới".
Nội dung bức thư cũng nêu rõ Mỹ hiện có hơn 55 triệu liều vaccine phòng COVID-19 dự trữ, trong khi tốc độ tiêm phòng của nước này hiện chỉ khoảng 900.000 liều/ngày. Với tỷ lệ này các cơ sở y tế của Mỹ sẽ phải mất hơn 2 tháng để tiêm hết số vaccine đang lưu kho. Trong khi đó, các nhà sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA tiếp tục phân phối hơn 17 triệu liều vaccine mới/tuần trên khắp nước Mỹ.
Các nhà khoa học kêu gọi chính quyền Mỹ "trong vòng 1 tuần tới triển khai ngay việc xuất khẩu ít nhất 10 triệu liều vaccine/tuần" cho cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX hoặc thông qua các cơ chế phân phối toàn cầu khác. Giới chuyên gia gợi ý Nhà Trắng cũng nên phát triển và tập huấn cũng như chuyển giao công nghệ bào chế và sản xuất vaccine mRNA cũng như các vaccine khác tại nhiều nơi trên thế giới.
Bức thư đã được gửi tới Chánh văn phòng Nhà Trắng Ron Klain, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan và điều phối viên ứng phó với COVID-19 Jeff Zient. Tham gia ký tên vào bức thư có ông Tom Frieden, người đứng đầu Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, 5 hiệu trưởng các trường đại học y và y tế cộng đồng hàng đầu nước Mỹ, trưởng khoa của 20 trường đại học uy tín như Đại học Harvard, Đại học Yale và Đại học Washington, cùng nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm và y tế cộng đồng cũng như đại diện của hơn 50 tổ chức.
BioNTech nói chưa cần điều chỉnh vaccine theo biến thể Delta Ugur Sahin, giám đốc điều hành của BioNTech, công ty hợp tác với Pfizer, cho biết chưa cần điều chỉnh vaccine thế hệ đầu tiên đối với các biến thể Covid-19, chẳng hạn Delta, ngay lúc này. "Rất có thể trong vòng 6 đến 12 tháng tới, các biến thể khác sẽ xuất hiện. Điều này đòi hỏi vaccine thích ứng, song chưa...