Hàn Quốc khẩn trương đối phó với khủng hoảng lão hóa dân số
Ngày 27/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã chủ trì cuộc họp Nội các để thảo luận về vấn đề nâng cao tỷ lệ sinh nhằm đối phó với khủng hoảng dân số.
Người cao tuổi trên đường phố tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tại cuộc họp, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát các chính sách hiện hành, xúc tiến một cách hiệu quả chính sách mới nhằm tăng tỷ lệ sinh dựa trên dữ liệu và khoa học.
Tổng thống Yoon Suk-yeol chỉ ra rằng trong vòng 16 năm qua, Chính phủ Hàn Quốc đã chi 280.000 tỷ won (196,2 tỷ USD) để giải quyết vấn đề dân số. Tuy nhiên, tổng tỷ suất sinh (dự đoán số trẻ bình quân một phụ nữ sinh ra trong suốt thời kỳ sinh đẻ) quý II năm nay đã rơi xuống 0,75 trẻ, thấp nhất trong lịch sử.
Tổng thống Yoon Suk-yeol nhấn mạnh cần phải cải cách toàn diện các chính sách, để Ủy ban đặc biệt về đối phó tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa trực tiếp dưới quyền tổng thống có thể thực thi vai trò “tháp điều khiển”, tìm ra giải pháp cho hiện tượng giảm dân số và chuẩn bị cho thời đại tuổi thọ người dân lên tới 100 tuổi.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng để giải quyết một cách căn bản vấn đề tỷ lệ sinh thấp, xã hội già hóa, mỗi địa phương phải chủ động tìm kiếm động lực và phát triển cân bằng cho các khu vực.
Hàn Quốc đã phá kỷ lục của chính nước này về tổng tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới vào năm 2021. Dữ liệu điều tra dân số dự báo tỷ lệ này sẽ còn giảm hơn nữa trong năm 2022 làm tăng thêm lo ngại về dân số đang ngày càng thu hẹp và già hóa của đất nước.
Video đang HOT
Sau khi giảm đều đặn từ mức 4,53 trẻ vào năm 1970 – năm đầu tiên chính phủ bắt đầu tổng hợp dữ liệu – tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc bắt đầu giảm nhanh hơn vào những năm 2000 trong cuộc khủng hoảng tài chính, giảm xuống dưới 1 trẻ vào năm 2018 do chi phí nhà ở, chăm sóc trẻ em và giáo dục tăng lên, việc làm trở nên khan hiếm hơn và những người trẻ tuổi ngày càng lo lắng về tương lai của họ.
Theo Cơ quan thống kê quốc gia Hàn Quốc, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc đã giảm trong năm thứ 6 liên tiếp xuống 0,81 trẻ vào năm 2021. Các chuyên gia dự báo tỷ lệ này sẽ giảm xuống dưới 0,8 trẻ trong năm nay, do giá nhà ở tăng cao hơn nữa. Trong khi đó, tỷ suất sinh ở Mỹ là 1,66 trẻ và ở Nhật Bản là 1,37 trẻ. Nghiên cứu cho biết tỷ suất sinh ở mức 2,1 trẻ là cần thiết để một quần thể giữ nguyên quy mô mà không phải di cư.
Hệ quả của tỷ lệ sinh thấp đã được phản ánh trong toàn xã hội Hàn Quốc. Dân số Hàn Quốc đang bị giảm sút trong 2 năm qua. Các trường học đã phải đối mặt với tình trạng thiếu sinh viên, quân đội đã mở rộng các yêu cầu về tính đủ điều kiện cho lính nghĩa vụ và số lượng người trong độ tuổi lao động ngày càng giảm khiến lương hưu của những người về hưu ngày càng giảm.
Đằng sau sự bùng nổ các ca sinh đôi, sinh ba ở Hàn Quốc
Vào đầu năm nay, bác sĩ Ahn Ki-hoon, Giáo sư sản phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Anam (Hàn Quốc), đã thực hiện ca mổ lấy thai giúp một sản phụ sinh ba.
Hai bé gái nắm tay nhau đi dạo. Ảnh minh họa: Gettty Images
"Đó là thời điểm rất gần với ngày sinh", bác sĩ Ahn nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây với tờ The Korea Times. Ông cho biết người mẹ này đã phải trải qua những cơn co thắt sớm ở tuần thứ 33 của thai kỳ. Song với sự hỗ trợ của các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ gây mê, người mẹ đã vượt cạn thành công. Cả 3 đứa trẻ đều khỏe mạnh, mặc dù có nhiều nguy cơ.
Bệnh viện nơi Giáo sư Ahn làm việc là một trong 4 trung tâm y tế hàng đầu chuyên xử lý các trường hợp mang thai có nguy cơ cao do Bộ Y tế và Phúc lợi chỉ định vào năm 2019. Ông Ahn cũng điều hành một phòng khám chuyên khoa dành cho các bà mẹ lớn tuổi ở phía đông bắc thủ đô Seoul. Bác sĩ cho biết những năm gần đây, số ca sinh đôi, thậm chí sinh ba, đã gia tăng tại các bệnh viện. Ông Ahn nhận định đây là hiện tượng xã hội đã được chứng minh qua nhân khẩu học.
Theo số liệu mới nhất được công bố ngày 29/8 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, cứ 100 ca sinh tại nước này, có đến 5 ca sinh đôi hoặc sinh ba. Trong số 2,6 triệu trẻ sơ sinh vào năm ngoái, có 136.000 trẻ sinh đôi và 500 trẻ sinh 3, chiếm lần lượt 5,2 và 0,2% tổng số trẻ sơ sinh của cả nước.
Trong thập kỷ qua, tỷ lệ sinh đôi của Hàn Quốc đã tăng đều. Tuy nhiên, năm ngoái được coi là đỉnh điểm, từ 1% vào năm 1990 lên 2% vào năm 2002, và cuối cùng đã vượt 5% vào năm 2021.
Ba anh em Daehan - Minguk - Manse - con trai của nam tài tử Song Il Kook, ngôi sao nổi tiếng với vai nam chính trong phim truyền hình Truyền thuyết Jumong. Ảnh: KoreaTimes
Văn phòng thống kê quốc gia và các chuyên gia cho biết nguyên nhân của hiện tượng này là kết quả của xu hướng nhiều cặp vợ chồng trì hoãn sinh con, tăng cường sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản. Nghiên cứu cũng tiết lộ độ tuổi trung bình của các bà mẹ sinh đôi là 34,8 tuổi, cao hơn các bà mẹ khác 1,5 tuổi.
Tỷ lệ sinh đôi cũng khác nhau tùy theo nhóm tuổi của các bà mẹ. Các bà mẹ trong độ tuổi từ 35 đến 39 có tỷ lệ đôi cao hơn áp đảo - ở mức 8,1%. Trong khi tỷ lệ sinh đôi của các bà mẹ ở nhóm tuổi trẻ hơn chỉ mức 2-4%.
Khi tỷ lệ sinh đôi tăng cao, thị trường Hàn Quốc cũng bùng nổ hàng loạt sản phẩm hỗ trợ chăm sóc trẻ em song sinh. Không chỉ trang phục, hầu hết mọi đồ dùng - như xe đẩy, gối và giá đỡ bình sữa cho các cặp song sinh cũng ngày càng phổ biến.
Các cặp sinh đôi ở Hy Lạp tham gia cuộc họp mặt toàn quốc đầu tiên ở Trikala, miền bắc Hy Lạp. Ảnh: EPA/Yonhap
Theo các nhà nghiên cứu, sự bùng nổ các ca sinh đôi, sinh ba gần đây là hiện tượng toàn cầu, từng được ghi nhận ở các nước phát triển trong vòng 4 đến 5 thập kỷ qua. Theo báo cáo năm 2021 được công bố trên tạp chí Human Reproduction - tạp chí chuyên về sản phụ khoa và sinh sản của Oxford Academic - kể từ những năm 1980, tỷ lệ sinh đôi trên toàn cầu đã tăng 1/3, từ 9 lên 12 ca sinh đôi/ 1.000 ca sinh. Báo cáo cho biết trên thế giới có 1,6 triệu cặp song sinh mỗi năm, tức là cứ 42 trẻ sơ sinh thì có 1 cặp sinh đôi.
Lý do dẫn đến các hiện tượng này là các phương pháp điều trị bằng hormone và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ngày càng phổ biến, tiện lợi, hiệu quả. Ngoài ra, tuổi của các bà mẹ tăng lên nên việc lựa chọn 2 thủ thuật trên là yếu tố hàng đầu.
Theo Hur Yoon-mi, giáo sư tại Đại học Kookmin, người đứng đầu Viện nghiên cứu sinh đôi Kookmin, hai yếu tố này có liên quan mật thiết đến nhau. Bà giải thích khi ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, họ đã trì hoãn việc làm mẹ và do đó, họ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Cuộc thi trang phục theo chủ đề trong Lễ hội Twins Days hàng năm ở Twinsburg, Ohio. Ảnh: Reuters/Yonhap
Theo nghiên cứu của Giáo sư Hur được công bố vào năm ngoái trên tạp chí Twin Research and Human Genetics, tỷ lệ sinh đôi của Hàn Quốc không chỉ vượt qua mức trung bình toàn cầu mà còn được xếp vào hàng cao nhất, gấp đôi mức trung bình thế giới. Giờ đây, có thể dễ dàng tìm thấy các cặp sinh đôi, sinh ba ở các trường mẫu giáo và tiểu học.
Đây là thay đổi bất ngờ ở "xứ sở kim chi" vì trước đây nước này hiếm khi xuất hiện các cặp song sinh. Giáo sư Ahn và Hur cho rằng điều này có vai trò tích cực trong việc giải quyết tỷ lệ sinh đang giảm của Hàn Quốc. Hơn nữa, các nghiên cứu về cặp song sinh trên toàn thế giới cũng góp phần to lớn vào việc tìm hiểu trí tuệ của con người, mối tương quan giữa di truyền và môi trường trong việc hình thành nhân cách, trí thông minh và các đặc điểm thể chất và tinh thần.
"Đó là lý do tại sao chúng ta cần nhiều chính sách giáo dục và y tế hơn cho các cặp song sinh. Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều cặp song sinh ở Hàn Quốc tham gia nghiên cứu vì sự phát triển của khoa học và xã hội", giáo sư Hur nói và cho biết hê
Già hóa dân số - thách thức mới của kinh tế Trung Quốc Trung Quốc có vẻ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên "già đi trước khi giàu lên". Ảnh minh họa: AFP Tỷ lệ sinh giảm của Trung Quốc dường như không thể đảo ngược, điều đó đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng kinh tế và xã hội của nước này. Chính phủ Trung Quốc nhận thức rõ vấn đề này...