Hàn Quốc kêu gọi giảm căng thẳng ở Biển Đông
Tình hình căng thẳng tại Biển Đông tiếp tục gây quan ngại lớn cho dư luận khu vực và thế giới, buộc Hàn Quốc hôm qua cũng đã phải lên tiếng kêu gọi thực thi nỗ lực giảm thiểu căng thẳng ở vùng biển này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh-Kwang-il kêu gọi Trung Quốc giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông (Ảnh: Yonhap)
Các hãng truyền thông hàng đầu của Hàn Quốc như Yohap, Korea Herald dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này hối thúc các bên nỗ lực đạt được giải pháp hòa bình cho tình trạng căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo.
Quan chức trên nhấn mạnh hòa bình và ổn định trong khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với Hàn Quốc.
“Bảo vệ quyền tự do hàng hải là điều không thể thiếu đối với ổn định và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, người phát ngôn Noh-Kwang-il nói.
Ông cũng nêu rõ Seoul mong muốn các bên liên quan thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), một văn kiện được Trung Quốc và ASEAN ký năm 2002.
Hàn Quốc là quốc gia mới nhất trong khu vực bày tỏ quan ngại về các hoạt động đẩy mạnh xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, động thái thể hiện rõ ý đồ muốn độc chiếm vùng biển giàu tài nguyên và có vị trí địa chiến lược này.
Video đang HOT
Trước đó một ngày, đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ Robert Thomas cũng đã trực tiếp cảnh báo hoạt động xây đảo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh phải lập tức chấm dứt ngay hoạt động này.
Nhiều nhà lãnh đạo khác trong khu vực và thế giới cũng bày tỏ những lo ngại tương tự tại Đối thoại an ninh Shangri-La 2015 ở Singapore hôm 31/5, do lo ngại những hành động gây hấn của Bắc Kinh sẽ làm nảy sinh xung đột nếu mọi việc vượt tầm quyển soát.
Vũ Anh
Theo Dantri/Korea Herald, Yonhap
Đã đến lúc Mỹ cần đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông
Quyết tâm của Mỹ nhằm đương đầu với Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông chắc chắn sẽ đem đến sự an lòng cho các đồng minh của Mỹ tại khu vực này.
Máy bay quân sự Mỹ. (Ảnh: National Interest)
Tuần trước tờ Nhật báo phố Wall đưa tin Lầu Năm góc "đang cân nhắc việc sử dụng máy bay chiến đấu và tàu quân sự để trực tiếp đối đầu với những yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc đối với một loạt các đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông.
Vào tháng 4/2014, báo trên đã đưa tin "quân đội Mỹ đang chuẩn bị các khả năng đáp trả mạnh bất cứ những khiêu khích nào của Trung Quốc trong tương lai ở khu vực Biển Đông" và rằng "bất cứ một động thái đơn phương nào của Trung Quốc nhằm khẳng định những yêu cầu ngang ngược của họ sẽ có thể gặp sự thách thức từ phía quân đội Mỹ, nhằm đưa Trung Quốc thức tỉnh trở lại".
Tại thời điểm đó thì những nỗ lực lấn chiếm đất của Trung Quốc ở Biển Đông đã được thực hiện. Có thể chính quyền Obama hy vọng những tiết lộ về kế hoạch quân sự mới của họ sẽ ngăn Bắc Kinh tiếp tục hành động, nhưng rõ ràng là ông Tập Cận Bình đã không nao núng. Trên thực tế, ngay cuối tuần đó Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu lớn đến vùng Biển đang tranh chấp, rõ ràng đây là một động thái đơn phương nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh.
Hiện Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền của 7 công trình xây dựng tại khu vực Biển Đông. Họ đang xây đảo nhân tạo trên các bãi đá rồi xây các công trình kiên cố ở trên bề mặt nơi này, bao gồm cả các cơ sở quân sự.
Hành động như vậy, Bắc Kinh đang tạo ra những tình huống quá khó để các quốc gia khác có thể thỏa hiệp. Dường như Mỹ hoặc quốc tế sẽ tìm cách thuyết phục Trung Quốc rút lại những gì họ đã làm, nhưng làm như vậy vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trở nên yếu đi kể cả trong nước và quốc tế. Thật nghịch lý là tại thời điểm này ông Tập Cận Bình lại có ít "đất" để xoay sở nhằm sửa lại những ứng xử của Trung Quốc với việc tranh chấp lãnh thổ.
Đến gần đây, bên cạnh những tuyên bố mạnh mẽ bằng lời nói, Mỹ đã chính thức thông báo kế hoạch sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ những lợi ích của mình ở khu vực Biển Đông. Những lợi ích này bao gồm cả việc tự do hàng hải và duy trì hòa bình ổn định trong khu vực.
Tất nhiên là Trung Quốc cũng đang ở trong thế báo động. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mô tả những hành động có thể của Mỹ trong tương lai là "nguy hiểm và khiêu khích".
Tuy nhiên, xét cho đến cùng, nếu kế hoạch điều máy bay tàu chiến đến Biển Đông được thực hiện, leo thang căng thẳng cũng khó có thể xảy ra. Đối với quyết định của Trung Quốc trong việc xây dựng đảo và sử dụng tàu hải quân để bảo vệ và củng cố những công trình xây dựng trái phép thì đáp trả quân sự cũng là thích đáng.
Tàu chiến Mỹ tại Biển Đông. (Ảnh: AP)
Trong trường hợp này thì hành động của Mỹ cho dù có muộn cũng còn hơn không. Mặc dù những đảo nhân tạo mới gần như là chắc chắn vẫn sẽ tồn tại nhưng hành động của Mỹ đã đem lại 3 điều tích cực.
Thứ nhất, hành động mạnh mẽ của Washington sẽ làm cho ông Tập điều chỉnh bớt thái độ của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sẽ sẽ hạn chế xây dựng những đảo mới và có thể sẽ sử dụng tàu của lực lượng bảo vệ biển thay vì tàu chiến tại các cảng biển trên các đảo nhân tạo.
Thứ hai, mặc dù các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực đều chào đón việc chính quyền của ông Obama "cân bằng lại" châu Á nhưng họ vẫn còn nghi ngờ cam kết của Washington về việc đảm bảo an ninh cũng như duy trì vai trò truyền thống là người canh giữ hòa bình cho khu vực. Sự sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh vốn là điều vắng bóng quá lâu - theo một cách đầy ý nghĩa - có thể sẽ làm an lòng các đồng minh của Mỹ tại khu vực.
Thứ ba, bằng việc bay phía trên những cơ sở xây dựng không được coi là đảo (để có thể yêu cầu chủ quyền) và chạy tàu phía trong phạm vi 12 hải lý của những nơi trước kia từng là bãi đá ngầm sẽ là cách để hải quân Mỹ bảo vệ tự do của cả vùng biển. Hành động này là vô cùng quan trọng đối với Không quân và Hải quân Mỹ, giúp các lực lượng này có thể hoạt động tự do không chỉ ở khu vực Biển Đông mà còn cả trên toàn thế giới. Việc đưa Trung Quốc quay trở lại với cách cư xử theo qui chuẩn và tuân thủ luật quốc tế sẽ không chỉ có tác dụng trong phạm vi khu vực.
Tóm lại, các hoạt động nhằm khẳng định tự do hàng hải mà Lầu Năm Góc đang dự tính sẽ đem lại những mặt tốt tiềm tàng. Hiện nay Washington đã đưa ra cảnh báo nhưng quan trọng là Tổng thống Obama phải đưa ra quyết định hành động, và phải đưa ra sớm. Nếu như ông Obama càng trì hoãn thì các cơ sở xây dựng mới của Trung Quốc sẽ càng được củng cố, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Tờ Nhật báo phố Wall đưa tin rằng nếu quân đội Mỹ không hoạt động tại vùng 12 hải lý tính từ các cơ sở xây dựng mà Trung Quốc đang lấn chiếm, điều này, theo cách hiểu thông thường, cũng có nghĩa là Mỹ đang liều lĩnh ngầm ưng thuận những hạn chế trong tự do hàng hải. Điều này cũng có nghĩa làTrung Quốc đã đạt được một bước tiến trong việc giàn xếp lại khu vực Biển Đông để có thể phù hợp hơn với lợi ích của họ, và cũng có nghĩa là họ sẽ tiếp tục làm như vậy mà không gặp phải sự phản đối của Mỹ.
Chưa phải là đã quá muộn để Mỹ hành động nhưng sức ép về thời gian đang đè nặng lên vai nước Mỹ.
Uyên Châu
Theo National Interest
Đài Loan đề xuất giải pháp giảm căng thẳng tại Biển Đông Đài Loan ngày 27/5 đã đưa ra sáng kiến hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Theo sáng kiến hòa bình được lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu công bố, Đài Loan kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tạm gác lại bất đồng để bắt đầu quá trình đàm phán...