Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam xây dựng môi trường học đường không bạo lực
Tổ chức Good Neighbors International (GNI) – Hàn Quốc vừa cho ra mắt chương trình “Phòng tham vấn học đường” tại Hà Nội, hướng tới tiếp cận và hỗ trợ học sinh trên địa bàn thành phố khi gặp bạo lực học đường.
Với sứ mệnh “Vì một thế giới tốt đẹp” luôn tôn trọng quyền con người, năm 2019, tổ chức GNI tại Việt Nam đã triển khai dự án “Xây dựng môi trường an toàn không bạo lực – Speak out” với các hoạt động đa dạng, chất lượng và chính thức lựa chọn Trường THCS – THPT Ban Mai là một trong những trường học được hỗ trợ thành lập và vận hành mô hình “Phòng tham vấn học đường” tiêu chuẩn quốc tế.
Các em học sinh chia sẻ tại buổi ra mắt chương trình “Phòng tham vấn học đường” tại Hà Nội. (Nguồn: GNI)
Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) năm 2018, một nửa số học sinh từ 13 đến 15 tuổi trên toàn thế giới (ước tính khoảng 150 triệu học sinh) cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và các khu vực xung quanh trường học. Điều đang lo ngại là số trường hợp bạo lực học đường ngày càng gia tăng, các em gái hay là người chịu hậu quả nặng nề từ bạo lực.
Tại Việt Nam, vừa qua UNESCO cũng công bố một kết quả điều tra cho thấy, trong vòng 6 tháng, 52% tổng số học sinh trên toàn ViệtNam phải chịu ít nhất một vụ bạo lực học đường.
Ông Park Dong – chul, Trưởng đại diện tổ chức GNI tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi mong đợi sự ra đời của Trung tâm Tham vấn học đường tại Trường THCS – THPT Ban Mai sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, giúp trẻ em có thể tự mình lên tiếng, nói ra những vấn đề của bản thân và tìm ra phương pháp giải quyết cùng với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý. Hi vọng thông qua dự án “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn và không bạo lực” này, các em học sinh có thể dám bước ra xã hội, dám mơ ước và hy vọng một cách tự tin hơn nữa”.
Tại phòng tham vấn học đường, các em học sinh có thể chia sẻ những điều thầm kín nhất với các chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ lắng nghe mọi điều, dù là những quan điểm hay suy nghĩ được coi là xa lạ, không bình thường hay đi ngược lại với quan điểm những người xung quanh.
Video đang HOT
“Việc tuyên truyền của phòng tham vấn là rất quan trọng, đặc biệt là bảo mật những thông tin học sinh chia sẻ. Các chuyên gia phải là những người bạn trung thành đối với học sinh. Khi chúng ta làm tốt vấn đề này thì sẽ thu hút học sinh đến phòng tư vấn một cách tự nguyện”, thầy giáo Nguyễn Khánh Chung, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Ban Mai cho hay.
GNI là tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc, đã có mặt tại 37 quốc gia. GNI hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005 tập trung vào các hoạt động như: Bảo trợ trẻ em, giáo dục, tăng cường sức khỏe, nước sạch & vệ sinh môi trường, phát triển sinh kế, xây dựng mạng lưới đối tác, vận động, cứu trợ khẩn cấp…
Các chương trình của GNI được thực hiện tại các tỉnh miền núi bao gồm Hòa Bình, Tuyên Quang và Thanh Hóa nơi người dân đa số thuộc các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Theo baoquocte
Bộ tiêu chí hạnh phúc
Bộ tiêu chí về "Một ngày hạnh phúc của Bmers" ra đời, được thầy cô Trường THCS-THPT Ban Mai (Hà Nội) gói gọn trong chữ "T.H.A.N.K": Tạo động lực - học tập chủ động - an toàn - nuôi dưỡng tài khoản tình cảm - khẳng định bản thân.
Cô trò Trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Nội)
Chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc
Thầy Nguyễn Khánh Chung - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Nội) - chia sẻ: Tại Trường Ban Mai, mỗi thầy cô giáo luôn nỗ lực hướng tới cho học sinh những giá trị của hạnh phúc. Những giá trị đó chính là bài học thực tế hàng ngày, là cách mỗi thầy cô truyền cảm hứng, trao yêu thương, tôn trọng sự khác biệt dành cho mỗi học sinh khi tới trường.
Bộ tiêu chí "Một ngày hạnh phúc của Bmers" là kết tinh của những giá trị hạnh phúc trong đời sống học đường, nó giống như chiếc chìa khoá mở ra cánh cửa hạnh phúc cho các học sinh mỗi ngày đến trường. Thầy Nguyễn Khánh Chung lý giải:
Chữ T xuất phát từ vai trò của các thầy cô - tạo động lực, truyền cảm hứng cho các con, qua những bài
giảng với tình yêu, nhiệt huyết và sự sáng tạo. Động lực được truyền đi để chính thầy cô cũng là người hạnh phúc, luôn mang lại bài giảng hạnh phúc.
Chữ H gắn với phần quan trọng nhất của học sinh - đó là học tập chủ động. Thầy cô giáo luôn khích lệ tinh thần học tập chủ động của mỗi học sinh bằng sự tin tưởng và khen ngợi dù là những cố gắng, nỗ lực nhỏ nhất. Học tập hạnh phúc khi các con nhận ra được ý nghĩa của việc chủ động chinh phục và chiếm lĩnh tri thức, là khi học sinh được sáng tạo, trải nghiệm những phương pháp học tập tiên tiến, phát huy được tối đa năng lực cá nhân, và không có học sinh "bị bỏ quên".
"Điều quan trọng nhất để tạo nên trường học hạnh phúc chính là sự yêu thương. Chỉ có yêu thương hết mình thì mới tạo nên hạnh phúc. Chỉ có yêu thương, thầy cô mới tạo ra môi trường an toàn cho học sinh. Chỉ yêu thương, thầy cô mới đủ tầm và tâm để tìm ra điểm khác biệt của mỗi học sinh và tạo động lực cho các con phát triển."
Thầy Nguyễn Văn Khoa - Tổ trưởng Tổ Văn, Trường THCS - THPT Ban Mai
Chữ A muốn nói tới sự an toàn mà các thầy cô giáo mong muốn mang tới cho học sinh. "Với chúng tôi là trường học nói không với thuốc lá, nói không với bạo lực học đường và các chất kích thích. Học sinh được chủ động tham gia vào các vai trò tuyên truyền viên để đẩy lùi các vấn nạn, tệ nạn xã hội. An toàn còn được nhà trường quan tâm sát sao trong việc duy trì bữa ăn học đường an toàn, xe tuyến an toàn, dịch vụ bán trú an toàn. Sự an toàn tới từ trách nhiệm chung tay xây dựng của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. An toàn là trách nhiệm, lương tâm, tình yêu của chúng tôi dành cho các con" - thầy Nguyễn Khánh Chung nhấn mạnh.
Chữ N - muốn hướng các con tới việc biết nuôi dưỡng tài khoản tình cảm dành cho những người xung quanh; học sinh sẽ trở thành những người sở hữu tài khoản tình cảm "giàu tình yêu thương và sự sẻ chia".
Chữ K - với mong muốn học sinh được khẳng định bản thân, được toả sáng, là chính mình, phát huy mọi thế mạnh và nội lực để trở thành những công dân toàn cầu. Khi khẳng định được chính mình, các con sẽ hạnh phúc.
"Chúng tôi "tạo động lực" cho học sinh thông qua những giờ học trên lớp, những hoạt động trải nghiệm ngoài giờ và đặc biệt là qua các hoạt động của thư viện nhà trường. Các con được định hướng "học tập chủ động" và thư viện cũng chính là nơi tuyệt vời nhất để tự học, làm bài tập nhóm hay ôn luyện trước các kỳ thi. Một trường học hạnh phúc là nơi an toàn, không chỉ "an toàn" về mặt thể chất mà còn thực sự an toàn tuyệt đối cả về mặt tinh thần để các con lúc nào cũng có thể tự "khẳng định bản thân" trong học tập, trong cuộc sống cũng như trong công việc sau này...
"Gieo mầm" hạnh phúc từ những việc nhỏ
Đưa quan niệm trường học hạnh phúc là nơi có những học sinh hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc và luôn không ngừng sáng tạo, nỗ lực đổi mới để bồi dưỡng tài và đức cho các thế hệ mai sau, thầy Nguyễn Khánh Chung cho biết: Hiện nay, trong chương trình phát triển văn hóa đọc, Trường THCS - THPT Ban Mai đã đưa cuốn sách "Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới" lồng ghép vào chương trình tập huấn chuyên môn, tọa đàm trao đổi, hướng tới một trường học hạnh phúc. Thầy cô hạnh phúc khi được sống với nghề, được "tạo động lực" qua mỗi bài giảng cho các con hàng ngày. Học sinh hạnh phúc khi được giáo dục trên nền tảng nhân cách với định hướng giá trị cốt lõi là lòng biết ơn.
Đọc sách cũng là một cánh cửa mở ra hạnh phúc. Nói điều này, cô Ngô Thị Thanh Huyền - phụ trách chương trình văn hóa đọc của Trường THCS-THPT Ban Mai - cho biết: Trong năm học vừa qua, nhà trường đã triển khai kế hoạch phát triển văn hóa đọc với mục tiêu 100% học sinh và giáo viên tham gia đọc sách, đọc sách chủ động, tích cực và hạnh phúc. Giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là mỗi tháng học sinh sẽ đọc sách theo chủ đề của tháng đó. Ví dụ, tháng 3 với chủ đề "Lan tỏa yêu thương", học sinh sẽ đọc cuốn sách "Vượt qua thử thách đầu đời", tác giả Jack Canfield, Mark Victor Hansen; tháng 4 với chủ đề "Trao niềm tin", học sinh sẽ đọc cuốn sách "Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng" của Nick Vujicic...
"Đọc sách là một thói quen tưởng như dễ nhưng thật ra lại rất khó. Các con đọc để rèn luyện nhân cách, đọc để thêm vốn hiểu biết, đọc để trưởng thành, sống tốt hơn mỗi ngày và đọc để tìm thấy hạnh phúc cho bản thân. Sẽ không bao giờ là muộn nếu ngay từ bây giờ các con bắt đầu tập cho mình thói quen đó" - cô Ngô Thị Thanh Huyền cho hay.
Thảo Đan
Theo GDTĐ
Nhấn mạnh vai trò người đứng đầu trong đảm bảo an toàn trường học Sở GD&ĐT Hòa Bình ban hành kế hoạch tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường và đảm bảo an toàn trong các đơn vị, trường học. Ảnh minh họa/internet Trong đó nhấn mạnh việc xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh sinh...