Hàn Quốc hạ thủy tàu cứu hộ trên biển tự chế đầu tiên
Đài KBS đưa tin, ngày 4/9, lễ hạ thủy tàu cứu hộ trên biển mang tên Tongyeong đã diễn ra tại Công ty đóng tàu và hải dương Daewoo, thành phố Geojae, tỉnh Nam Gyeongsang của Hàn Quốc.
Với chiều dài 107m, rộng 15m, vận tốc 21 hải lý/giờ, trọng tải 3.500 tấn, tàu Tongyeong có thiết bị điều khiển từ xa có thể do thám 3.000m dưới biển và máy quét hình ảnh dưới nước phục vụ công tác cứu trợ một cách nhanh chóng, chuẩn xác.
Với các tính năng trên, tàu có thể tham gia cứu hộ, cứu nạn hàng hải, tàu cá ngư dân trong nước và khu vực, trục vớt tàu và máy bay bị chìm.
Ngoài ra, tàu Tongyeong cũng sẽ được huy động để ứng phó với sự cố tràn dầu, cứu hỏa và tìm kiếm cứu nạn trên biển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Trước đó, Hải quân Hàn Quốc đã sử dụng 2 tàu cứu hộ cũ của Mỹ vào năm 1996 với tên gọi Pyeongtaek và Gwangyang.
Sau khi thử nghiệm thành công, Công ty đóng tàu và hải dương Daewoo sẽ cho tàu Tongyeong xuất cảng vào nửa cuối năm 2013
Video đang HOT
Theo VNE
Vừa hạ thủy tàu tàng hình, Indonesia muốn sắm tiếp 12 tàu ngầm
Ngày 31/8 vừa qua Indonesia chính thức hạ thủy tàu chiến tàng hình đầu tiên do nước này tự sản xuất với chi phí khoảng 12 triệu USD. Cùng lúc đó Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro khẳng định muốn trang bị thêm 12 tàu ngầm trước năm 2024.
Tàu ngầm được hạ thủy mang tên KRI Klewang, số hiệu 625, là tàu chiến tàng hình đầu tiên do Indonesia tự sản xuất. Tổng chi phí đầu tư là 114 tỷ rupiah (khoảng 11,9 triệu USD). Phát biểu trong buổi lễ, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia phụ trách hậu cần, Đô đốc Sayyid Anwar khẳng định KRI Klewang được sản xuất chủ yếu từ sợi các-bon.
Tàu KRI Klewang được trang bị tên lửa tầm bắn 120km
KRI Klewang có chiều dài 63m, nặng 53,1 tấn và sử dụng động cơ 4 MAN với công suất 1800 mã lực. Tốc độ tối đa có thể đạt 35 hải lý/giờ. Về vũ khí, tàu được trang bị các ống phóng tên lửa với tầm bắn tối đa 120 km.
"Một tàu chiến như vậy chỉ có thể được sản xuất tại Mỹ hoặc Indonesia", Đô đốc Sayyid Anwar phát biểu trên trang detik.com trong buổi lễ hạ thủy con tàu. KRI Klewang được sản xuất theo đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng Indonesia và sẽ được đưa về neo đậu tại căn cứ Banyuwangi thuộc đảo Đông Java.
Bên cạnh việc đưa vào sử dụng tàu chiến tàng hình mới, theo hãng tinAntara, Indonesia cũng đang có kế hoạch mua thêm ít nhất 12 tàu ngầm trước năm 2024. Bộ trưởng Quốc phòng nước này là Purnomo Yusgiantoro khẳng định đây là số lượng tàu ngầm tối thiếu để nước này có thể đảm bảo an ninh cho một quốc gia có diện tích lớn là biển, đảo.
"Hai phần ba diện tích tự nhiên của Indonesia là biển và chúng ta cần có tàu ngầm để thực hiện việc giám sát. Chúng ta cần thêm hơn 10 tàu ngầm nữa", Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro phát biểu trước báo giới.
Vị Bộ trưởng cũng tiết lộ hiện Indonesia đang hợp tác với Hàn Quốc đóng mới 3 tàu ngầm. Trong đó 1 chiếc đang được đóng tại Hàn Quốc còn 2 chiếc còn lại do công ty đóng tàu quốc gia PT Pal sản xuất dưới sự hỗ trợ của Hàn Quốc. "Một khi 3 tàu này hoàn thành, chúng sẽ bổ sung cho lực lượng tàu ngầm hiện tại gồm 5 chiếc của Indonesia", ông Yusgiantoro nói.
Vị quan chức này cũng bày tỏ hy vọng trong thời gian tới Indonesia có thể tự đóng mới và nâng cấp các loại tàu ngầm. "Chúng tôi hy vọng PT Pal có khả năng thiết kế những bộ phần cần thiết cho các tàu ngầm để trong tương lai họ có thể lắp ráp cũng như tự đóng mới".
Trong khi đó Chỉ huy Các lực lượng phòng thủ quốc gia Indonesia, đô đốc Agus Suhartono thì bày tỏ hy vọng việc đóng thêm 12 tàu ngầm sẽ hoàn tất trước năm 2024 và ông xem đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo an ninh và duy trì hòa bình tại các vùng biển của nước này.
Theo Tân Hoa Xã, Indonesia đang triển khai kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang và hệ thống vũ khí. Chính phủ nước này đã quyết định dành 150 nghìn tỷ rupiah (khoảng 15,7 tỷ USD) để trang bị các loại vũ khí mới.
Hình ảnh lễ hạ thủy tàu chiến tàng hình KRI Klewang:
Theo Dantri
Trung Quốc chuẩn bị bàn giao tàu tên lửa PNS Azmat cho Pakistan Trung Quốc không những chế tạo tàu PNS Azmat cho Pakistan, mà còn chuyển nhượng công nghệ cho nước này. Tàu tên lửa lớp PNS Azmat được Trung Quốc chế tạo cho Pakistan. Gần đây, trên mạng đã xuất hiện những hình ảnh chạy thử tàu tên lửa mà Trung Quốc chế tạo cho Pakistan, tàu tên lửa này có số hiệu 1013,...