Hàn Quốc gia hạn lệnh giãn cách, triển khai tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn lệnh giãn cách xã hội ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận cũng như ở các địa phương còn lại thêm hai tuần, từ ngày 15 – 28/3, song lệnh cấm tụ tập trên 5 người được nới lỏng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, trong lễ ra mắt trước khi tổ chức lễ cưới, hai gia đình có thể gặp gỡ tối đa 8 người; cho phép gặp gỡ dưới 8 người trong trường hợp có tối đa 4 người lớn đi cùng trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Các thành viên trong một gia đình trực hệ có thể tụ tập tối đa 8 người. Nhà tắm công cộng ở Seoul và vùng phụ cận dừng hoạt động sau 22h, phòng xông hơi được phép sử dụng với điều kiện duy trì khoảng cách an toàn trên 1 m. Nhà hàng chuyên tổ chức sự kiện được phép hoạt động kinh doanh trở lại.
Cơ quan phòng dịch nhận định làn sóng lây nhiễm thứ ba ở Hàn Quốc vẫn chưa được kiểm soát và có xu hướng lan rộng gần đây. Trên thực tế, số ca mắc trung bình mỗi ngày trong tuần trước là hơn 400 ca, cao hơn 56 ca so với một tuần trước đó, thỏa mãn điều kiện để áp dụng mức giãn cách xã hội cấp độ 2,5 (số ca nhiễm trên toàn quốc từ 400 đến trên 500 ca). Đặc biệt, thủ đô Seoul và vùng phụ cận ghi nhận hơn 300 ca/ngày.
Từ tháng 4, Hàn Quốc triển khai đợt tiêm chủng mới cho đối tượng là người trên 65 tuổi, cư dân và nhân viên tại các cơ sở chăm sóc người tàn tật, các cơ sở giáo dục đặc biệt, trung tâm chăm sóc sức khỏe, nhà trẻ, trung tâm chăm sóc ban ngày và giáo viên tiểu học. Một hệ thống hỗ trợ an toàn trước và sau khi tiêm chủng sẽ được thiết lập để kịp thời hỗ trợ những người trên 75 tuổi. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã chuẩn bị các thủ tục để thực hiện tiêm chủng cho các quan chức nhà nước phục vụ các hoạt động thiết yếu như đi công tác nước ngoài và các hoạt động kinh tế quan trọng khác.
Theo Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc Kwon Deok-cheol, chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 12 triệu người trong nửa đầu năm nay.
Số liệu thống kê của Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố cùng ngày cho thấy Hàn Quốc đã có thêm 382 ca mắc COVID-19, trong đó có 370 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 96.017 ca.
Video đang HOT
Theo nhận định của KDCA, mặc dù đây là lần đầu tiên trong 1 tuần qua số ca mắc mới ở Hàn Quốc trở lại ngưỡng dưới 300 ca/ngày song vẫn khó để đánh giá xu hướng lây nhiễm đã được cải thiện. Đặc biệt, khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận (tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon) vẫn phát sinh rải rác các vụ lây nhiễm tập thể ở nơi làm việc. Tại các địa phương còn lại vẫn xuất hiện nhiều vụ lây nhiễm chủ yếu từ các cuộc gặp gỡ họ hàng và phòng xông hơi.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới gần chạm mốc 111 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 19/2, thế giới đã ghi nhận 110.951.913 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 2.454.722 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ đứng đầu thế giới với 28.256.513 ca nhiễm và 505.325 ca tử vong. Hiện Brazil và Ấn Độ đã ghi nhận số ca nhiễm gần bằng nhau (lần lượt là 10,03 triệu ca và 10,9 triệu ca). Tuy nhiên, số ca tử vong tại Brazil cao gấp rưỡi tại Ấn Độ (lần lượt là 243.610 ca và 156.179 ca).
Ngày 19/2, châu Âu đã vượt Bắc Mỹ trở thành khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới sau khi ghi nhận tới 32.813.734 ca nhiễm. Con số này ở Bắc Mỹ là 32.699.153 ca. Số ca tử vong ở châu Âu cũng cao hơn (783.755 ca) so với của Bắc Mỹ (730.478 ca). Tiếp đến là châu Á với tổng cộng hơn 24,3 triệu ca nhiễm và 389.655 ca tử vong, trong khi Nam Mỹ ghi nhận hơn 17,2 triệu ca nhiễm và 449.191 ca tử vong (cao hơn châu Á).
Tại châu Âu, điểm nóng nhất của dịch bệnh COVID-19 vẫn là Nga với tổng cộng trên 4,1 triệu ca nhiễm. Số ca nhiễm tại Anh cũng sít soát Nga, nhưng số ca tử vong cao hơn nhiều với 119.387 ca và của Nga là 82.396 ca. Pháp và Tây Ban Nha đều đã ghi nhận trên 3,1 triệu ca nhiễm trong khi Italy và Đức hơn 2,3 triệu ca. Các nước Ba Lan, Ukraine, CH Séc và Hà Lan đều có trên 1 triệu ca nhiễm.
Ngày 19/2, Chủ tịch Viện dịch tễ Đức Robert Koch (RKI) và Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn bày tỏ quan ngại tình trạng gia tăng số ca lây nhiễm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, cho rằng số ca nhiễm hiện nay vẫn ở mức "quá cao" và tình hình có thể nghiêm trọng trở lại trong vài tuần tới như thời điểm Giáng sinh năm ngoái. Biến thể virus phát hiện ở Anh đang lây lan nhanh chóng ở Đức có thể khiến việc chống dịch trở nên khó khăn hơn.
Cùng ngày, Chính phủ CH Séc đã quyết định hủy bỏ kế hoạch cho phép các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu mở cửa trở lại vào tuần tới trong bối cảnh số ca nhiễm không ngừng gia tăng, gây sức ép đối với các bệnh viện.
Về phần mình, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cũng tuyên bố chưa thể hạ thấp cảnh giác trong cuộc chiến chống lại đại dịch khi nguy cơ quá tải ở các bệnh viện vẫn hiện hữu. Theo ông, nếu các quy định phòng dịch được nới lỏng vào thời điểm hiện nay sẽ làm tăng nguy cơ phải áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn trong tương lai gần.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi tại Mexico City, Mexico, ngày 15/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Mỹ, Mexico, Colombia và Argentina đã ghi nhận trên 2 triệu ca nhiễm, trong khi Peru ghi nhận 1,2 triệu ca. Canada đã có 837.497 ca nhiễm, Chile cũng gần sát với 788.142 ca. Trong khi đó, CH Dominica, Costa Rica, Ecuador và Bolivia đều đã ghi nhận trên 200.000 ca nhiễm.
Tại châu Á, số ca bệnh tiếp tục tăng nhanh tại Thái Lan, Indonesia và Philippines. Tại Indonesia, nước bị ảnh hưởng nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, trong ngày 19/2 đã có thêm 10.614 ca nhiễm, nâng tổng số ca của cả nước lên 1.263.299 ca. Philippines cũng có thêm 1.901 bệnh nhân mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 557.058.
Trong khi đó, ở Đông Bắc Á, Nhật Bản vừa phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, có khả năng lây lan mạnh hơn so với các biến thể thông thường khác. Theo Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID), biến thể mới có đột biến E484K trên protein gai nhọn của virus đã từng xuất hiện ở các biến thể khác và đột biến này có thể làm giảm tác dụng của vaccine.
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Hàn Quốc đã quay trở lại dưới ngưỡng 600 ca/ngày trong bối cảnh nhà chức trách đang tăng cường giám sát các nhà máy sản xuất và bệnh viện nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhanh.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson&Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Lancet, vaccine của hãng Pfizer/BioNTech hiệu quả 85% trong việc phòng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khoảng 2 - 4 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên. Trước đó, các nghiên cứu đã chỉ ra vaccine nói trên hiệu quả 95% một tuần sau mũi tiêm thứ hai.
Cùng ngày, hãng Johnson & Johnson đã trình Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng sản xuất. Vaccine của Johnson & Johnson là loại chỉ tiêm một liều duy nhất và có thể bảo quản ở nhiệt độ lạnh bình thường. Đây chính là một ưu điểm lớn đối với các nước có cơ sở hạ tầng y tế tương đối yếu kém.
Cũng trong ngày 19/2, đơn vị chuyên trách vaccine của Liên minh châu Phi (AU) thông báo Nga đã đề nghị cung cấp cho châu lục này 300 triệu liều vaccine, trong đó có cả một gói hỗ trợ tài chính cho những quốc gia muốn đặt mua vaccine Sputnik V. Thông báo nêu rõ vaccine Sputnik V sẽ được cung cấp cho các nước châu Phi trong vòng 12 tháng, kể từ tháng 5/2021. Thông báo dẫn lới Giám đốc cơ quan ứng phó dịch bệnh của AU, ông John Nkengasong, hoan nghênh đề nghị của Nga, đồng thời khẳng định các đối tác đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những nỗ lực của châu Phi đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Trước đó, AU thông báo đã đặt mua 270 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của các hãng AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Johnson & Johnson, bàn giao trong năm nay. Tính tới nay, mới có khoảng 10 quốc gia châu Phi bắt đầu triển khai tiêm chủng, chậm hơn nhiều so với những quốc gia giàu có hơn đã thực hiện các chiến dịch chủng ngừa nhanh lẹ.
Về phần mình, tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) do Anh tổ chức cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) thông báo tăng gấp đôi quỹ ủng hộ cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX do Liên hợp quốc khởi xướng nhằm đảm bảo vaccine đến được các quốc gia nghèo hơn. Cụ thể, quỹ của EU sẽ tăng lên 1 tỷ euro (tương đương 1,2 tỷ USD). EU cũng cam kết tăng thêm 100 triệu euro ủng hộ cuộc chiến chống COVID-19 tại châu Phi.
Trong khi đó, phát biểu tại họp báo trực tuyến của WHO cùng ngày, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết chương trình COVAX đã sẵn sàng khởi động. Khoảng 336 triệu liều vaccine của AstraZeneca-Oxford và 1,2 triệu liều của Pfizer/BioNTech sẽ được chuyển tới các nước trên thế giới vào cuối tháng 2 thông qua sáng kiến này. WHO đang đợi các nhà sản xuất vaccine thực hiện đúng cam kết của mình.
Nga thúc đẩy sản xuất vaccine Spunik V ở nước ngoài Ngày 3/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đang nỗ lực thúc đẩy việc sản xuất vaccine Sputnik V phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của nước này tại nước ngoài. Dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V tại nhà máy dược phẩm ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Trao đổi với báo giới, ông...