Hàn Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá ống đồng đúc từ Việt Nam
Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) tiếp tục gia hạn thêm 2 tháng với vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm ống đồng đúc có mã HS 7411.10.0000 có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Thời hạn dự kiến ban hành kết luận cuối cùng của KTC sẽ kéo dài đến ngày 27/8/2022 do cơ quan điều tra cần thêm thời gian xem xét thông tin bổ sung liên quan đến nhà sản xuất và nhà xuất nhập khẩu.
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 29/10/2021, KTC đã chính thức khởi xướng điều tra vụ việc. Ngày 22/4/2022, KTC đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ.
Video đang HOT
Trong kết luận điều tra sơ bộ, KTC xác định biên độ phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam là từ 10% đến 14,78% và biên độ phá giá của các doanh nghiệp Trung Quốc là từ 15,95% đến 42,03%.
Thế nhưng, KTC kiến nghị không áp dụng biện pháp tạm thời trong vụ việc này do chưa có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến vụ việc; thu thập, tìm hiểu thông tin từ đối tác tại Hàn Quốc.
Cùng với đó, doanh nghiệp nên chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra Hàn Quốc cũng như thường xuyên trao đổi với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình vụ việc.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
Dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc đã nhập khẩu 84,2 nghìn tấn cao su với các mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005; trị giá 177,74 triệu USD, giảm 0,4% về lượng, nhưng tăng 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Dây chuyền chế biến mủ cao su xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh, Gia Lai. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Đặc biệt, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Hàn Quốc.
Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc. Sau 2 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này đạt 8,22 nghìn tấn, trị giá 15,31 triệu USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng lưu ý, thị phần cao su Việt Nam chiếm 9,8% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc, tăng so với mức 8,8% cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su của Thái Lan trong 2 tháng đầu năm với 32,28 nghìn tấn, trị giá 57,94 triệu USD, tăng 114,8% về lượng và tăng 114,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Hơn nữa, thị phần cao su của Thái Lan chiếm 38,3% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc, tăng mạnh so với mức 17,8% của 2 tháng đầu năm 2021.
Ngược lại, Hàn Quốc giảm mạnh nhập khẩu cao su từ Indonesia, khiến cho thị phần cao su của Indonesia trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc xuống còn 17,3% trong 2 tháng năm 2022 so với mức 29,5% cùng kỳ năm 2021.
Hàn Quốc mở thầu nhập hơn 55.000 tấn gạo Việt Tổng lượng gạo mà quốc gia này mở thầu trong năm nay là hơn 400.000 tấn, trong đó, Việt Nam là nhà cung cấp gạo thứ 3 trong danh sách mời đấu thầu theo hạn ngạch với 55.112 tấn gạo. Theo thông báo của Tổng công ty thương mại nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT), trong số 408.700 tấn gạo...