Hàn Quốc dự kiến cho trẻ vào tiểu học từ 5 tuổi
Kế hoạch này của Bộ Giáo dục Hàn Quốc vấp phải nhiều phản đối từ phụ huynh học sinh và giáo viên.
Trong báo cáo trình lên tổng thống, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết bộ sẽ sớm thảo luận về kế hoạch giảm độ tuổi đi học cho trẻ từ 6 xuống 5 tuổi. Nếu có sự đồng thuận của xã hội, kế hoạch này sẽ được thực hiện sớm nhất vào năm 2025, theo Y onhap.
Bộ cũng mong muốn thông qua kế hoạch, chính phủ sẽ tìm giải pháp chăm sóc trẻ tốt hơn khi nước này đang rơi vào bối cảnh tỷ lệ sinh thấp. Điều này cũng giúp khoảng cách giáo dục được thu hẹp và giúp sinh viên tốt nghiệp có thể bắt đầu sự nghiệp sớm hơn.
Phụ huynh, giáo viên Hàn Quốc phản đối kế hoạch cho trẻ 5 tuổi lên lớp 1. Ảnh: Korea Times.
Tuy nhiên, kế hoạch này bị nhiều phụ huynh và giáo viên phản đối. Họ cho rằng việc giảm tuổi đến trường sẽ làm gia tăng cạnh tranh về điểm số và tạo thêm gánh nặng học tập cho trẻ lên 5 – đối tượng chưa được chuẩn bị hoàn toàn về mặt kiến thức, nhận thức, trí tuệ.
Video đang HOT
Các cha mẹ và thầy cô cũng chỉ ra rằng kế hoạch này sẽ khiến nhiều trẻ bất lợi trong cạnh tranh học tập. Vì nếu dự thảo được áp dụng, vào giai đoạn chuyển tiếp, những đứa trẻ 5 tuổi, 6 tuổi đi học cùng năm sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn để được chuyển cấp, lên đại học và tìm việc làm.
Giáo viên mầm non cũng lên tiếng phản đối vì lo ngại nếu trẻ lên tiểu học sớm, số lượng học sinh mầm non sẽ giảm, dẫn đến việc giáo viên mất việc và phải đóng cửa trường học.
Ngày 1/8, 36 nhóm dân cư đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình trước văn phòng tổng thống để phản đối Bộ Giáo dục. Chiều cùng ngày, một liên đoàn lao động đại diện cho giáo viên mầm non công lập tại Hàn Quốc cũng tổ chức biểu tình tại nơi này.
Trước đó, vào ngày 30/7, nhóm biểu tình của người dân đã thu thập chữ ký trực tuyến để trình lên tổng thống, đề nghị thu hồi kế hoạch này.
“Bắt trẻ 5 tuổi vào tiểu học là không phù hợp với mức độ phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ nhỏ. Điều này cũng gây ra những vấn đề tiêu cực như cạnh tranh vào đại học và giáo dục tư nhân”, một người nói với Yonhap.
Cuối tuần trước, Liên đoàn Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc (KFTA) và Liên minh Giáo viên và Nhà Giáo dục Hàn Quốc cũng lên tiếng phản đối. Một thành viên của Liên minh Giáo viên và Nhà Giáo dục Hàn Quốc nói rằng học tiểu học từ 5 tuổi là một chính sách coi thường trẻ nhỏ. Người này đề nghị Chính phủ phải đảm bảo trẻ nhỏ có quyền được phát triển thông qua vui chơi và kết nối với bạn bè.
KFTA đã thực hiện một cuộc khảo sát với giáo viên Hàn Quốc, 94,7% phản đối dự thảo mới của Bộ Giáo dục. Một khảo sát với hơn 10.600 thành viên của KFTA cũng cho thấy 89,1% người được hỏi phản đối quyết liệt với bộ, 5,6% phản đối và chỉ 5,3% ủng hộ kế hoạch này.
Giáo dục học sinh đa văn hóa ở Hàn Quốc
Trong bối cảnh Hàn Quốc đang nhanh chóng chuyển mình thành một xã hội đa văn hóa, giới quan sát nhận định, giáo dục học sinh đa văn hóa tại quốc gia Đông Á này đã có được những thành công nhất định.
Giờ học nhạc tại một trường tiểu học đa văn hóa ở Hàn Quốc
Với sự gia tăng số lượng người nhập cư từ nước ngoài, trong khi tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc đang nhanh chóng trở thành một xã hội đa văn hóa. Số lượng học sinh trong các gia đình đa văn hóa hiện là 160.000 em, chiếm 3% tổng số học sinh đang theo học các bậc học phổ thông trong năm 2021.
Số học sinh dạng này có xu hướng tăng thêm hơn 10.000 em/năm trong 8 năm gần đây. Tổng số học sinh đa văn hóa tăng từ hơn 38.000 em năm 2011 lên gấp 4 lần sau 10 năm. Năm 2011, tỷ lệ học sinh đa văn hóa trên tổng số học sinh cả nước là 0,55%, đến 10 năm sau là 3%.
Thực tế, do tỷ lệ sinh thấp, số học sinh các bậc học đã giảm từ 6,98 triệu em năm 2011 xuống 5,33 triệu em trong năm nay; trong khi tỷ lệ sinh ở các gia đình đa văn hóa lại ở mức cao. Năm ngoái, số trẻ sơ sinh trong các gia đình đa văn hóa chiếm 5,9% tổng số trẻ chào đời tại Hàn Quốc. Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ học sinh đa văn hóa sẽ vượt ngưỡng 6% trong tương lai gần.
Giáo dục học sinh đa văn hóa tại Hàn Quốc được đánh giá tương đối thành công cho tới thời điểm hiện tại. Một dẫn chứng tiêu biểu là tỷ lệ đi học của học sinh gia đình đa văn hóa, từng đạt 78,7% năm 2012, đã tăng thành 93,1% năm 2018. Có được điều này là nhờ các chính sách hỗ trợ đa dạng dành cho học sinh gia đình đa văn hóa.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc đang mở lớp học tiếng Hàn tại hơn 370 trường học cả nước, giúp học sinh người nước ngoài nhập cảnh Hàn Quốc giữa chừng có thể sớm thích nghi với xã hội trong nước.
Những trường không có lớp tiếng Hàn, sẽ nhờ sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ giáo dục đa văn hóa trực thuộc sở giáo dục của mỗi địa phương. Bộ Giáo dục còn mở trường học chính sách giáo dục đa văn hóa, triển khai các dự án tư vấn, hỗ trợ phát triển thế mạnh song song 2 ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và tiếng Hàn) cho sinh viên đại học của những gia đình đa văn hóa.
Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Không ít trường hợp học sinh đa văn hóa bỏ học vì bị phân biệt đối xử, cô lập, bất tiện trong giao tiếp. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn ở thanh thiếu niên gia đình đa văn hóa không sinh ra ở Hàn Quốc mà nhập cảnh giữa chừng.
Tỷ lệ bỏ học ở học sinh tiểu học gia đình đa văn hóa năm 2017 là 1,3%, cao gấp 4,5 lần so với tỷ lệ bỏ học của học sinh bình thường. Tỷ lệ bỏ học bậc THCS là 2,1% và THPT là 2,7%. Các chuyên gia chỉ ra rằng, đã đến lúc phải đào tạo về đa văn hóa cho học sinh, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử. Sự phân biệt này không chỉ dừng lại là vấn đề riêng trong trường học, mà bắt nguồn từ định kiến trong gia đình và xã hội nói chung.
Mặc dù Hàn Quốc đang tiến nhanh vào một xã hội đa văn hóa, nhưng số lượng "trường học chính sách đa văn hóa" mới chỉ dừng lại ở con số hơn 660 trường, do tiêu chuẩn chỉ định là phải có tỷ lệ học sinh đa văn hóa chiếm trên 30%...
Nâng cao năng lực công nghệ thông tin từ chuyên gia Hàn Quốc Ngày 9/10, Bộ GD&ĐT phối hợp với Sở Giáo dục Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc tổ chức khai mạc chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, giáo viên. Chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin diễn ra trực tuyến. Phát biểu khai mạc chương trình tập huấn,...