Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tự bào chế trong nước
Các công ty dược Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tự bào chế trong nước, bao gồm vaccine có khả năng chống biến thể Omicron.
Nghiên cứu viên của Công ty dược phẩm SK Bioscience (Hàn Quốc) nghiên cứu bào chế vaccine ngừa COVID-19. Ảnh tư liệu: Korea Herald/TTXVN
Theo số liệu mới nhất của Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc, tổng cộng 11 ứng cử viên vaccine ngừa COVID-19 đang được các công ty dược trong nước phát triển sau khi được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng.
Một số công ty dược đã bắt đầu phát triển các vaccine đặc hiệu ngừa biến thể Omicron, hoặc đang nghiên cứu xem các ứng cử viên vaccine của họ có hiệu quả chống Omicron hay không, trong bối cảnh biến thể này đã trở thành biến thể chủ đạo tại Hàn Quốc kể từ cuối năm 2021.
Trong số các công ty đi đầu có công ty bào chế vaccine hàng đầu SK Bioscience – một chi nhánh của Tập đoàn SK- hiện đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên toàn cầu đối với ứng cử viên vaccine của hãng.
Video đang HOT
Ứng cử viên vaccine GBP510 do SK Bioscience phát triển là ứng cử viên vaccine đầu tiên phát triển trong nước bước vào giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm lâm sàng.
Công ty dược này cũng cho biết đang tiến gần tới thử nghiệm lâm sàng GBP510 ở trẻ em và thanh thiếu niên, và chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng ở phụ nữ có thai.
SK Bioscience đặt mục tiêu bắt đầu giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng các vaccine ngừa biến thể Omicron vào tháng 4 bằng việc sử dụng nền tảng GBP510.
SK Bioscience cũng đặt mục tiêu đưa ra kết quả tạm thời các thử nghiệm lâm sàng đối với GBP510 trong quý đầu năm 2022 và xin phê duyệt khẩn cấp từ cơ quan quản lý dược vào nửa đầu năm 2022.
SK Bioscience hướng tới thương mại hóa vaccine của công ty thông qua cơ chế vaccine toàn cầu COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi nhận được được đánh giá sơ bộ của WHO về vaccine này vào cuối năm 2022.
Một công ty sinh học nhỏ hơn là Genexine cũng đang thử nghiệm hiệu quả của ứng cử viên vaccine GX-19N dựa trên DNA đối với biến thể Omicron.
Công ty cho biết đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, tuy nhiên chưa công bố kết quả.
Trong mục tiêu đối phó với biến thể Omicron và số ca lây nhiễm tăng mạnh, Genexine cũng cho biết đã điều chỉnh GX-19N để sử dụng tiêm liều tăng cường trong thử nghiệm lâm sàng tiến hành tại Indonesia.
Một công ty nhỏ khác là Eubiologics tháng 1 vừa qua đã được cơ quan quản lý dược Hàn Quốc phê duyệt tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với ứng cử viên vaccine ngừa COVID-19 của công ty. Thử nghiệm lâm sàng toàn cầu hiện đã tuyển được gần 4.000 người tham gia.
Ấn Độ có thể thu được 11 tỷ USD từ cung cấp vaccine ngừa COVID-19
Hãng PTI trích nguồn tin đánh giá của Cơ quan xếp hạng Care Ratings cho biết, ngành dược phẩm của Ấn Độ đang tìm kiếm cơ hội thu được từ 10-11 tỷ USD dưới dạng cung cấp vaccine ngừa COVID-19, ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu trong ba năm tới.
Nghiên cứu viên bào chế vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm của Viện sản xuất vaccine lớn nhất Ấn Độ ở Pune ngày 18/5/2020. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tuy nhiên, các nhà sản xuất vaccine Ấn Độ không có khả năng nhận được mức giá cao hơn mà các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ đang hưởng, nằm trong khoảng từ 15 USD/liều đến 25 USD/liều, mức trung bình của họ có thể duy trì trong khoảng từ 3,25 USD đến 3,50 USD mỗi liều. Ở cấp độ tổng hợp (tức là trong nước và xuất khẩu), CARE Ratings kỳ vọng cơ hội cung cấp ít nhất khoảng 10-11 tỷ USD trong ba năm tới cho các nhà sản xuất vaccine Ấn Độ.
Cũng theo nguồn tin trên, phần lớn nhu cầu trong nước dự kiến sẽ được đáp ứng vào tháng 3/2022, khi cơ hội xuất khẩu tại các thị trường thu nhập cao như châu Âu, Bắc Mỹ và các nước châu Á phát triển có khả năng cạn kiệt hoàn toàn. Tuy nhiên, cơ hội xuất khẩu ở các châu Phi, châu Á khác nhau, ngoại trừ Trung Quốc và Nhật Bản và một số quốc gia Nam Mỹ, nơi tốc độ tiêm chủng vẫn còn rất chậm sẽ vẫn tồn tại, dự kiến sẽ vẫn lớn hơn 1,25 tỷ liều.
Tính đến ngày 10/8/2021, hơn 4,35 tỷ mũi vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm trên toàn cầu. Mỹ, Trung Quốc và hầu hết các nước châu Âu đã tiêm chủng cho hơn 50% tổng dân số đủ điều kiện với ít nhất một liều. Theo các chuyên gia về một số bệnh truyền nhiễm, hơn 70% dân số thế giới cần được tiêm chủng để đạt được môi trường an toàn trước dịch COVID-19.
Tính đến ngày 10/8/2021, Ấn Độ đã tiêm được khoảng hơn 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và sẽ yêu cầu sử dụng ít nhất hai tỷ liều vaccine khác. Tốc độ tiêm chủng ở Ấn Độ luôn ổn định với khoảng 50-55 vạn liều mỗi ngày chủ yếu do nhu cầu rất lớn với nguồn cung (mặc dù khá lớn) không thể đáp ứng đủ nhu cầu trước mắt. Hiện tại, có tới 5 loại vaccine được cơ quan quản lý Ấn Độ chấp thuận cho phép sử dụng khẩn cấp.
Australia sẵn sàng cho thử nghiệm lâm sàng vaccine phát triển theo công nghệ mRNA Quyền thủ hiến bang Victoria của Australia, ông James Merlino ngày 20/6 cho biết các cơ quan nghiên cứu của bang này đã sẵn sàng triển khai giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 phát triển theo công nghệ mRNA. Dự kiến cuộc thử nghiệm sẽ kéo dài vài tháng. Vaccine phát triển theo công nghệ mRNA tại Australia sẵn sàng...