Hàn Quốc có thể cấp phép cho 2 ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet
Ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet là loại hình ngân hàng không có trụ sở, các chi nhánh, tất cả các dịch vụ được cung cấp trực tuyến.
Ảnh minh họa. (Nguồn: theinvestor.co.kr)
Các cơ quan quản lý tài chính của Hàn Quốc cho biết có thể cấp phép sơ bộ cho hai ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet vào tháng 5/2019 để các ngân hàng này có thể chính thức đi vào hoạt động vào nửa đầu năm 2020.
Ủy ban giám sát tài chính (FSC) và Cơ quan giám sát tài chính (FSS) đã công bố phương án cấp phép các ngân hàng mới nói trên ngày 23/12.
Video đang HOT
Hai cơ quan này sẽ tổ chức giới thiệu về việc cấp phép ngân hàng trong tháng 1/2019, sau đó nhận hồ sơ xin cấp phép hoạt động trong tháng 3/2019 và công bố kết quả hai tháng sau đó.
Trước mắt sẽ chỉ cấp phép tối đa hai ngân hàng loại này trong năm 2019.
Ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet là loại hình ngân hàng không có trụ sở, các chi nhánh, tất cả các dịch vụ được cung cấp trực tuyến. Hai ngân hàng đầu tiên loại này của Hàn Quốc đi vào hoạt động năm ngoái, trong đó K-Bank hoạt động từ tháng Tư và Kakao Bank hoạt động từ tháng Bảy.
Sự ra đời của loại hình ngân hàng này là một thách thức không nhỏ đối với những ngân hàng hoạt động theo phương thức truyền thống tại Hàn Quốc, buộc các ngân hàng này phải giảm phí hoa hồng và nâng cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và dịch vụ ngân hàng trên thiết bị di động.
Theo tuyên bố của FSC, việc mở thêm các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet phù hợp với các nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc nhằm khôi phục khu vực tài chính của nước này./.
Theo Báo Mới
Fiserv đưa giải pháp cho ngân hàng số Việt Nam
Công ty công nghệ tài chính Mỹ, Fiserv, vừa chính thức bước vào thị trường Việt Nam bằng việc đưa ra các giải pháp cho hệ thống ngân hàng số trên toàn quốc.
Ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Ở Việt Nam, chúng tôi cung cấp nền tảng lưu trữ cốt lõi, giao dịch điện tử, quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro cũng như các giải pháp chống rửa tiền. Khách hàng tiềm năng là các công ty tài chính muốn phát triển công nghệ và tìm kiếm đối tác hiểu được nhu cầu của họ trong thời đại kỹ thuật số".
Được biết, trước đây, Fiserv Việt Nam chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính cho các khách hàng gồm Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Fiserv hiện đang hỗ trợ hơn 12.000 khách hàng ở hơn 80 quốc gia, cung cấp các trải nghiệm và các giải pháp cho phép người dùng quản lý dòng tiền nhanh chóng và hiệu quả. "Người tiêu dùng muốn được tự tin làm chủ tài chính của mình, còn ngân hàng điện tử giúp họ theo dõi và kiểm soát dòng tiền đó. Hình thức này an toàn hơn hẳn việc mang theo một lượng lớn tiền mặt. Suy cho cùng, ngân hàng điện tử giúp thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, khi mà người tiêu dùng mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hiểu họ và cung cấp những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất. Quá trình xây dựng một xã hội không tiền mặt theo đề xuất của chính phủ đòi hỏi các tổ chức tài chính phải đưa ra giải pháp thông minh cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch. Công nghệ sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng những kỳ vọng cao của khách hàng trong tương lai", ông Marthenz nói thêm.
Việt Nam là một trong những quốc gia có mạng lưới thông tin phát triển mạnh với 64 triệu người dùng Internet. Báo cáo của McKinsey & Company đã chỉ ra rằng tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng điện tử tại Đông Nam Á đang có xu hướng tăng lên, trong đó Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng đứng thứ hai khu vực với số lượng người dùng tăng 6,3 lần từ năm 2011 đến năm 2014.Theo báo cáo của Solidiance mới nhất về công nghệ tài chính, Việt Nam có hơn 35 triệu người mua sắm trực tuyến và dự đoán sẽ tăng lên 42 triệu, chiếm 42,5% dân số ước tính trước năm 2021. Mức chi tiêu trực tuyến sẽ tăng từ 62 lên 96 đô la Mỹ, và hình thức giao hàng thu tiền sẽ được thay thế bằng thanh toán điện tử, giúp mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng.
Theo Báo Mới
Ứng dụng thanh toán điện tử mới sắp ra mắt tại Châu Á Ứng dụng Payasian bao gồm các chức năng E-Wallet: Ví điện tử thanh toán châu Á, chấp nhận các đồng tiền tệ khác nhau và cả tiền điện tử; Exchange: Trung tâm trao đổi tiền tệ quốc gia và ngược lại; Payment: Thanh toán Mobile - Internet; Social: Mạng xã hội chia sẻ. Tại sự kiện, ông Vũ Mạnh Hùng - Thành viên...