Hàn Quốc chi mạnh nhằm hiện thực hóa kế hoạch Thành phố thông minh siêu kết nối Seoul
Wifi công cộng miễn phí sẽ có mặt ở tất cả các ngõ ngách của thành phố Seoul, Hàn Quốc kể từ năm 2022, thời điểm thành phố trở thành một đô thị thông minh siêu kết nối.
Chính quyền thành phố Seoul ngày 7/10 thông báo sẽ đầu tư 102,7 tỷ Won (859 triệu USD) trong 3 năm tới để thành lập “Mạng thông minh Seoul”, 47% trong ngân sách này nhằm phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới wifi công cộng, số còn lại dùng để xây dựng hạ tầng mạng kết nối không dây và có dây, cũng như phát triển công nghệ “Internet of Things” (Kết nối vạn vật).
Hiện tại, dịch vụ wifi công cộng phủ sóng khoảng 31% thành phố Seoul, tuy nhiên với khoản đầu tư này, chính quyền thành phố đặt mục tiêu cung cấp wifi miễn phí trên toàn thành phố. Ước tính kế hoạch trên sẽ đưa wifi miễn phí phủ sóng trên diện tích khoảng 326 km của thành phố Seoul, trong đó bao gồm các địa điểm nổi bật như công viên, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí.
Một góc thành phố Seoul, Hàn Quốc.
Các địa điểm khác như hộ gia đình, trường học, nhà máy và các cửa hàng không nằm trong kế hoạch phủ sóng này. Kế hoạch của chính quyền thành phố hướng tới mục tiêu lắp đặt 23.750 điểm kết nối wifi miễn phí vào năm 2022, gấp 3 lần so với con số hiện nay là 7.420.
Chính quyền thành phố Seoul cho biết, mạng lưới wifi sắp tới sẽ được trang bị công nghệ “wifi 6 ” để đảm bảo dịch vụ nhanh chóng, ổn định và an toàn.
Bên cạnh đó, mạng wifi công cộng cũng sẽ được trang bị công nghệ “Internet of Things” (Kết nối vạn vật), cho phép các dịch vụ như các bãi đỗ xe được tăng cường sử dụng cảm biến hoặc cột đèn thông minh tự động cảnh báo tới cảnh sát khi phát hiện trường hợp khẩn cấp.
Video đang HOT
Giới chức thành phố ước tính, sau khi hoàn thành kế hoạch trên sẽ giúp giảm 3,8 tỷ Won (3,1 triệu USD) phí thuê bao di động cho 6,1 triệu người.
Theo Thế Giới Và Việt Nam
Viettel phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật tại TP Hồ Chí Minh
Sáng 21-9, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham dự lễ công bố có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi lễ, Viettel công bố đã hoàn thành việc xây dựng 1.000 trạm NB-IoT phủ sóng 100% Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, Viettel cũng phủ sóng 5G trên toàn bộ phường 12, quận 10 của thành phố. Như vậy, TP Hồ Chí Minh trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước phủ sóng 5G liền mạch và IoT trên diện rộng.
Các đại biểu nghe giới thiệu về Trung tâm điều hành đô thị thông minh của Viettel.
Phát biểu tại sự kiện, Thiếu tướng Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel khẳng định: Sau hơn 3 tháng thực hiện cuộc gọi thử nghiệm đầu tiên trên nền tảng 5G, Viettel bước thêm một bước tiến nữa trong công cuộc xây dựng hạ tầng siêu băng rộng di động ở Việt Nam. Chúng tôi chính thức phát sóng mạng 5G ở quy mô thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với quy mô này sẽ cho phép người dân được trực tiếp trải nghiệm công nghệ 5G. Theo công bố của Hiệp hội Di động Thế giới (GSMA), Viettel đang là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công công nghệ 5G. Hiện trên thế giới mới chỉ có khoảng 10 quốc gia thương mại hóa 5G và đều là những quốc gia phát triển. Như vậy, TP Hồ Chí Minh cũng là một trong những thành phố đi đầu trên thế giới có được nền tảng công nghệ mới nhất.
Thiếu tướng Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại buổi lễ.
"Trong giai đoạn phát triển lần thứ 4 của mình, Viettel đặt mục tiêu phải tiên phong kiến tạo xã hội số ở Việt Nam. Đó là tiên phong mang đến các nền tảng công nghệ số mới nhất, dẫn dắt tạo ra những nền tảng ứng dụng số cho xã hội và đặc biệt dẫn đầu về việc bảo vệ một không gian số an toàn", Thiếu tướng Hoàng Sơn cho biết thêm.
Cùng với điện toán đám mây - Cloud, hệ thống cáp quang rộng khắp, hạ tầng 3G, 4G đã được Viettel đầu tư trước đó, NB-IoT và 5G được chính thức đưa vào khai thác hôm nay là những nền tảng cốt lõi quan trọng cho việc xây dựng xã hội số và nền kinh tế số tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, việc công bố phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viettel đã thể hiện được vai trò chủ lực, dẫn dắt, tiên phong trong việc triển khai các công nghệ mới, tạo nên các thị trường mới, mở rộng không gian phát triển cho ngành Viễn thông & CNTT. TP Hồ Chí Minh đang đi đầu trong phát triển đô thị thông minh, việc bắt tay với Viettel triển khai sớm hạ tầng ICT tiên tiến nhất thế giới sẽ đảm bảo cung cấp dịch vụ số thuận tiện nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh phát biểu chúc mừng Viettel.
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết: TP Hồ Chí Minh đang quyết tâm xây dựng đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm. Việc hợp tác với Viettel xây dựng hạ tầng ICT hiện đại và các nền tảng cốt lõi cho xã hội số sẽ giúp thành phố hiện thực hóa tầm nhìn và chiến lược này, giữ vững vai trò chủ lực, dẫn đầu cả nước trong việc chuyển đổi số.
Dự kiến, trong tháng 9 này, Viettel sẽ phủ sóng NB-IoT cho 100% địa bàn thủ đô Hà Nội và đã có lộ trình triển khai tiếp tại thành phố Đà Nẵng cũng như mở rộng ra toàn quốc trong 2 năm sắp tới.
Các đại biểu thực hiện nghi thức công bố phát sóng mạng 5G của Viettel.
Trong khuôn khổ lễ công bố, lần đầu tiên người dùng được trải nghiệm nhiều dịch vụ, ứng dụng trên nền 5G như: Giao lưu với robot mô phỏng các động tác được điều khiển từ xa qua sóng 5G, chơi trò chơi thực tế ảo trên đám mây, xem video trực tuyến với độ phân giải 8K, du lịch ảo qua camera 360... và một số ứng dụng như nhà thông minh (smart house), các ứng dụng kết nối internet vạn vật (IoT) như đo quan trắc môi trường nước, không khí, đo công tơ điện từ xa của Viettel.
Toàn bộ các trạm 5G tại TP Hồ Chí Minh sử dụng hệ thống ăng ten thông minh với 64 bộ thu phát, kỹ thuật điều chế bậc 8 (256-QAM) và có thể truyền tối đa 4 luồng dữ liệu song song đồng thời. Đây cũng là cấu hình tiên tiến nhất hiện nay khi triển khai công nghệ 5G. Nokia tham gia cung cấp các giải pháp cho 5G và IoT do Viettel triển khai tại TP Hồ Chí Minh (bao gồm mạng lõi, thiết bị truyền dẫn, thiết bị vô tuyến).
Công nghệ IoT trên hạ tầng 4G do Viettel thiết kế bao gồm cả trạm gốc, ăng ten và băng tần được cấp phép, giúp kết nối số lượng lớn thiết bị IoT với ưu điểm công suất tiêu thụ thấp, yêu cầu băng thông đường truyền thấp, vùng phủ rộng.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Vodafone Tây Ban Nha hợp tác cùng Huawei ra mắt dịch vụ mạng 5G Tập đoàn viễn thông Vodafone Espana ngày 15/6 đã ra mắt các dịch vụ mạng 5G thương mại đầu tiên ở Tây Ban Nha, cùng với sự hợp tác về kỹ thuật của 'gã khổng lồ' viễn thông Trung Quốc Huawei. Một cửa hàng của Huawei tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Như vậy, "xứ sở bò tót" đã trở...