Hạn chế nôn ói trong thai kỳ với 8 phương pháp tự nhiên
Rất khó để phòng tránh triệt để hiện tượng nôn ói nhưng có thể hạn chế và xoa dịu cảm giác khó chịu này với 8 phương pháp tự nhiên dưới đây.
Buồn nôn và nôn ói là hiện tượng rất bình thường trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Theo ước tính, có khoảng 3/4 mẹ bầu ít nhiều gặp hiện tượng này. Rất khó để phòng tránh triệt để hiện tượng nôn ói nhưng có thể hạn chế và xoa dịu cảm giác khó chịu này với 8 phương pháp tự nhiên dưới đây.
1. Không ép buộc bản thân
Nếu cảm thấy muốn ăn món ăn nào đó hoặc mùi vị của món ăn đó kích thích khẩu vị của bạn thì bạn nên ăn, dù biết món đó có thể không cung cấp chất dinh dưỡng như bạn muốn. Đừng ép mình phải ăn những món ăn bổ dưỡng nhưng đem lại cảm giác khó chịu khi ăn xong. Thà rằng “nạp” được chút gì đó vào bụng còn hơn là ăn đồ bổ dưỡng xong lại nôn hết ra ngoài.
2. Ăn thức ăn nguội
Mùi vị của các món ăn để nguội hoặc làm lạnh sẽ được làm giảm bớt so với lúc còn nóng. Vì thế ăn thức ăn nguội sẽ giúp khứu giác không bị kích thích, làm giảm khả năng gây ra hiện tượng nôn ói.
3. Để đồ ăn nhẹ gần giường ngủ
Để bánh quy hoặc một số đồ ăn nhẹ ở tủ đầu giường hoặc gần giường ngủ để khi thức dậy, bạn có thể ăn ngay một vài chiếc bánh hoặc đồ ăn nhẹ, sau đó nghỉ ngơi 20 – 30 phút rồi mới ra khỏi giường. Làm như vậy vừa giúp bạn bổ sung năng lượng vừa giúp làm giảm cảm giác buồn nôn trong ngày.
Nếu nửa đêm thức giấc và cảm thấy buồn nôn, bạn cũng có thể ăn vài chiếc bánh quy để làm giảm cảm giác khó chịu này.
Video đang HOT
4. Chia nhỏ bữa ăn
Bạn có thể ăn đồ ăn nhẹ vào bất cứ khi nào bạn muốn, như thế sẽ giúp dạ dày không bị trống rỗng (bị đói hay để dạ dày rỗng rất dễ gây ra hiện tượng nôn ói). Ngoài ra, bạn nên ăn những thực phẩm vị thanh đạm nhưng giàu protein cũng rất có tác dụng trong việc khống chế các cơn nôn ói.
5. Tránh ăn đồ ăn có nhiều chất béo
Bởi đồ ăn có nhiều chất béo cần nhiều thời gian mới tiêu hóa hết được. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn có vị cay, chua… là những thực phẩm có thể gây kích thích cho hệ tiêu hóa “mong manh” trong những tháng đầu thai kỳ của bạn.
6. Chia nước uống thành từng lượng nhỏ
Uống nước rất quan trọng trong việc phòng chống mất nước cho cơ thể nhưng không vì thế mà bạn ra sức uống một lượng nước lớn trong mỗi lần uống nước, bởi như thế nước sẽ chiếm nhiều thể tích khiến dạ dày không chứa nổi thức ăn mà bạn mới ăn, rất dễ gây ra hiện tượng nôn ói. Vì vậy, bạn nên uống nước nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống thành từng ngụm nhỏ. Nếu thường xuyên bị nôn ói, bạn có thể uống nước dành cho hoạt động thể thao có chứa đường, muối, kali để bổ sung chất điện giải.
7. Không uống vitamin dành cho bà bầu vào lúc đói
Không nên uống các loại thuốc vitamin dành cho giai đoạn mang thai vào buổi sáng sớm khi chưa ăn gì hoặc vào những lúc đói.
8. Sử dụng vitamin B6
Chưa có nghiên cứu nào giải thích nguyên vì sao vitamin B6 có tác dụng làm giảm triệu chứng buồn nôn, nôn ói ở các bà bầu nhưng một số bà mẹ cho biết nó thực sự có hiệu quả. Có thể bổ sung loại vitamin này với liều lượng 1,9 mg/ngày. Tuy vậy, bạn không nên tự ý uống hoặc quyết định liều lượng mà nhất thiết phải hỏi bác sĩ sản khoa xem có được dùng vitamin B6 không.
Theo Trí Thức Trẻ
Kinh nghiệm truyền miệng về thai kỳ
Có rất nhiều kinh nghiệm được mọi người "rỉ tai" nhau về việc mang thai, sinh nở. Bạn đừng quá lo lắng mà hãy xem chúng như một trong những thông tin thú vị để hiểu biết thêm những điều liên quan đến thai kỳ thôi nhé.
Không mua đồ sơ sinh trước khi sinh
Nhiều người cho rằng trẻ con sinh ra không được mặc đồ mới, phải mặc đồ của đứa trẻ khác để lấy vía, nhất là với những trẻ sinh non. Vì vậy, mẹ không nên mua trước quần áo hay đồ dùng cho bé trong khi mang thai.
Bụng bầu cao hay thấp
Nhiều người nói rằng nếu bụng mẹ gần với khung xương chậu thì chắc chắn mẹ đang mang bầu bé trai và ngược lại, nếu bụng mẹ nằm ở vị trí cao và gần ngực hơn thì đích thị đó là một bé gái. Nhưng thực sự đây chỉ là một "tin đồn" mà thôi. Các chuyên gia đã tìm ra rằng vị trí của bụng bầu phụ thuộc vào cơ bắp cũng như hình thể của mẹ, cơ bụng càng nới lỏng thì bụng bầu càng nằm ở vị trí thấp, nhất là ở lần mang thai thứ hai.
Mẹ ốm nghén do giới tính của thai nhi
Ốm nghén rõ ràng là một trong những triệu chứng khó chịu của thai kỳ, nhất là với những mẹ mang thai lần đầu dù mẹ mang bầu bé trai hay bé gái vì cơ thể đang bình thường của mẹ có thể coi thai nhi là "vật bất thường" xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên vẫn có một số người tin rằng ốm nghén liên quan đến giới tính của thai nhi, từ đó có thể dự đoán trước giới tính của bé. Nếu mẹ ốm nghén nghiêm trọng vào buổi sáng và những triệu chứng ốm nghén này kéo dài toàn bộ thời kỳ mang thai thì mẹ có thể đang mang bầu bé gái. Ngược lại, nếu triệu chứng ốm nghén ngắn hơn và mẹ không bị nghén nghiêm trọng thì có thể mẹ mang bầu một bé trai.
"Truyền thuyết" về màu da
Có quan niệm cho rằng nếu trong thời gian mang thai, mẹ thường xuyên ăn các loại thực phẩm, đồ uống có màu sáng như sữa, nước dừa... sẽ làm cho bé yêu của em có một làn da trắng hồng. Và mẹ cũng tránh ăn nhiều nước tương, gà ác hay uống các loại nước có màu tối như cà phê vì có thể làm da bé tối màu.
Nghiêm cấm đồ ăn lạnh
Người xưa thường cảnh báo mẹ bầu không được ăn các loại thực phẩm và đồ uống lạnh. Lý do là bởi họ coi tử cung như một lồng ấp, giữ ấm cho trẻ và là nơi để trẻ phát triển. Vì thế đồ ăn lạnh sẽ ảnh hưởng đến môi trường phát triển của trẻ, mẹ chỉ nên ăn uống những thực ăn nóng hoặc có nhiệt độ như nhiệt độ phòng.
Ăn cà rốt sinh con trai, ăn cá sinh con gái
Ông bà ta tin rằng nếu muốn có con trai, mẹ nên ăn nhiều cà rốt, rau diếp, nấm và đậu phụ. Ngược lại, nếu mẹ muốn có bé gái, hãy thêm nhiều cá, thịt và dưa chua vào khẩu phần ăn.
Đồ chua, đồ ngọt
Nhiều người quan niệm, khi mang thai nếu người mẹ thích ăn thức ăn chua nghĩa là đang mang thai bé gái, còn đồ ngọt là món "khoái khẩu" của mẹ trong thai kỳ thì nhất định mẹ đang có một bé trai.
Kiểm tra nhẫn
Đây là một cách thú vị để biết giới tính của em bé. Buộc chiếc nhẫn cưới của mẹ vào sợi chỉ hoặc dây chuyền và xoay nó trên bụng của mẹ. Nếu nó di chuyển trong vòng tròn thì trong tương lai mẹ có thể có một bé trai.
phunutoday
Dinh dưỡng thai kỳ cho người ăn chay Em ăn chay trường 12 năm rồi, đang mang thai tháng thứ 3. Em biết ăn chay không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé nhưng cứ ăn mặn là em nôn hoặc đau bụng. Giờ em chỉ có thể uống sữa bà bầu và ăn hoa quả, thực hiện theo chế độ ăn chay chuẩn. Xin hỏi liệu có tốt...