Hạn chế ăn 5 thực phẩm chứa nhiều muối này nếu không muốn sức khỏe suy giảm
The Healthy đã chỉ ra 5 thực phẩm chứa nhiều muối mà bạn nên hạn chế để tránh tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày.
Những thực phẩm quen thuộc chứa nhiều muối hơn bạn nghĩ. Đồ họa: Ngọc Ánh
1. Bột yến mạch ăn liền: Bột yến mạch ăn liền là lựa chọn phổ biến cho các bữa sáng vội vàng, đặc biệt là trong mùa đông. Dù yến mạch rất tốt cho sức khỏe, song một khẩu phần bột yến mạch ăn liền có thể chứa tới 200 mg muối. Vì vậy, hãy thay bữa sáng của bạn bằng yến mạch nguyên chất, với một ít sữa chua và quả mọng để thúc đẩy vị giác.
Video đang HOT
2. Rau đóng hộp: Rau và đậu đóng hộp thường được mua dự trữ. Tuy nhiên, mỗi hộp rau cũng chứa khoảng 200 mg muối. Rau củ đông lạnh sẽ là lựa chọn tốt hơn cho bữa ăn của bạn.
3. Phô mai: Muối trong phô mai giúp kiểm soát vi khuẩn, kiểm soát độ ẩm, cải thiện kết cấu và hương vị. Đồng thời, chúng có công dụng như một chất bảo quản. Vì vậy, hầu hết các loại phô mai đều có lượng muối “khổng lồ”. Chẳng hạn, pho mát tiệt trùng có 420 mg muối mỗi ounce. Con số này với pho mát xanh là khoảng khoảng 325 mg. Nếu vẫn thích phô mai, bạn có thể chọn các loại có hàm lượng muối thấp hơn như phô mai Thụy Sĩ, dê, ricotta và mozzarella tươi.
4. Thịt nguội: Thịt nguội được cho là một trong thực phẩm chứa nhiều muối nhất vì mỗi khẩu phần có thể chứa tới 700 mg muối. Thay vì thịt nguội, bạn nên sử dụng trứng luộc hoặc các loại rau cho món sandwich sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
5. Ngũ cốc: Mọi người thường lo lắng về hàm lượng đường trong ngũ cốc ăn sáng. Nhưng thực tế, lượng muối trong các sản phẩm ngũ cốc cũng rất lớn, khoảng từ gần 200 đến 300 mg mỗi khẩu phần. Mặc dù mức được đề xuất là bổ sung tối đa 2.300 mg muối mỗi ngày, nhưng nếu bạn tăng gấp đôi hoặc gấp ba khẩu phần được liệt kê trên hộp, điều này có thể khiến sức khỏe của bạn suy giảm khi ăn quá nhiều như vậy.
Trung Quốc hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania vì vấn đề Đài Loan
Trung Quốc tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania sau nhằm đáp trả việc quốc gia châu Âu cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện.
Tòa nhà nơi Đài Loan đặt văn phòng đại diện ở thủ đô của Lithuania (Ảnh: AFP).
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/11 thông báo, họ đã chính thức hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania xuống mức "đại biện" nhằm phản đối việc quốc gia châu Âu cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện ở thủ đô Vilnius. Theo quy định quốc tế, người đứng đầu cơ quan ngoại giao một nước thường chia làm 3 cấp đại biện, công sứ và đại sứ, trong đó đại biện là cấp thấp nhất.
Đài Loan có văn phòng đại diện ở nhiều nước châu Âu khác, nhưng thường được sử dụng với cái tên là "văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc". Tuy nhiên, việc Lithuania cho phép sử dụng tên "Văn phòng đại diện Đài Loan" đã khiến Trung Quốc phản đối vì Bắc Kinh luôn coi hòn đảo là lãnh thổ cần phải được thống nhất bằng mọi giá, kể cả dùng vũ lực.
"Chính phủ Trung Quốc quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa 2 nước nhằm bảo vệ chủ quyền và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế. Chính phủ Lithuania phải chịu mọi hậu quả từ hành động này", thông báo của cơ quan ngoại giao Trung Quốc cho biết, nhấn mạnh hành động của Lithuania "tạo ra một tiền lệ xấu trên trường quốc tế".
Bắc Kinh cáo buộc phía Lithuania đã "từ bỏ các cam kết chính trị được đưa ra khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc", đề cập tới chính sách "Một Trung Quốc".
Trước đó, Trung Quốc đã rút đại sứ từ Lithuania về nước và yêu cầu Vilnius có hành động tương tự. Trung Quốc được cho đã dừng tàu chở hàng tới Lithuania và ngừng cấp phép xuất khẩu thực phẩm.
Hàn Quốc: Xác nhận trường hợp mắc cúm gia cầm độc lực cao đầu tiên sau 7 tháng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 2/11 xác nhận lần đầu tiên trong 7 tháng qua tại nước này xuất hiện trường hợp nhiễm cúm gia cầm độc lực cao ở chim hoang dã, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lây nhiễm sang các trang trại chăn nuôi gia cầm. Nhân viên kiểm dịch tiến hành...