Hamas kiếm tiền bằng cách nào?
Hamas được cho là có ngân sách hoạt động rơi vào khoảng 300 triệu USD, lực lượng này kiếm tiền thông qua các quỹ từ thiện giả, thuế, buôn lậu, rửa tiền và tiền ảo.
Theo Insider, tham gia vào một cuộc xung đột quân sự tiêu tốn rất nhiều tiền của. Tuy vậy, lực lượng Hamas vẫn tìm ra cách để đối đầu với Israel – quốc gia nhận gần 4 tỷ USD viện trợ quân sự mỗi năm từ Mỹ.
“Hamas có 2 thành phần chính, dịch vụ xã hội và quân sự. Phía dịch vụ xã hội rất thành công trong việc gây quỹ, rồi số tiền này được chuyển sang mục đích quân sự. Ngân sách hoạt động của tổ chức này rơi vào khoảng 300 triệu USD”, ông Victor Asal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (Ấn Độ) cho biết.
Tổ chức từ thiện giả
Hamas từ lâu đã liên kết với rất nhiều quỹ từ thiện hoạt động dưới vỏ bọc hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn ở Dải Gaza. Trên thực tế, vẫn có một số quỹ thực sự giúp người dân Palestine tiếp cận với dịch vụ y tế và hàng hóa thiết yếu, nhưng phần lớn đều là bình phong cho các hoạt động quân sự của Hamas.
Vào năm 2003, Bộ Tài chính Mỹ đã liệt 5 quỹ từ thiện khác nhau (tới từ Anh, Thụy Sĩ, Áo, Lebanon và Pháp) vào danh sách tổ chức khủng bố vì ủng hộ Hamas. Tới năm 2009, Bộ Tư pháp Mỹ kết án lãnh đạo quỹ từ thiện Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Đất Thánh (HLF) vì có liên quan tới Hamas.
Sự hỗ trợ từ Iran
Ông Matthew Levitt, cựu chuyên gia tình báo của FBI cho biết, ngoài khoản tiền kiếm được từ các quỹ từ thiện giả, sự hỗ trợ từ Iran là nguồn thu chính của Hamas. Mỗi năm, Hamas nhận từ Iran khoảng 70-100 triệu USD.
“Với Iran, việc hỗ trợ Hamas cho phép họ gia tăng tầm ảnh hưởng ở Trung Đông mà không phải trực tiếp xung đột với Israel”, ông Levitt nói.
Trước đó, chính quyền Israel từng cáo buộc Iran cung cấp cho Hamas khoảng 100 triệu USD mỗi năm. Vào năm 2021, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông tin về việc Hamas được tài trợ vũ khí bởi Iran và một số quốc gia Vùng Vịnh.
Hamas kiếm tiền chủ yếu nhờ đánh thuế và các quỹ từ thiện giả. Ảnh: BS
Thu thuế, đầu tư và buôn lậu
Theo ông Levitt, khả năng kiếm tiền từ các hoạt động ở Dải Gaza của Hamas đã gia tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây. Lực lượng này kiểm soát “bất kỳ thứ gì vượt qua biên giới của họ” và đánh thuế chúng.
“Hamas đánh thuế mọi thứ, từ những đường hầm dùng để buôn lậu hàng từ Ai Cập, cho tới khoản tiền dùng để trả lương cho nhân viên chính quyền Gaza”, ông Levitt nói.
Tiền thuế đã trở thành nguồn thu lớn nhất trong thời gian gần đây của Hamas, vượt qua cả số tiền hỗ trợ từ Iran. Vào năm 2021, Hamas kiếm được khoảng 12 triệu USD mỗi tháng từ hàng hóa của Ai Cập nhập khẩu vào Gaza. Lực lượng này sau đó dùng tiền thuế để đầu tư vào các dự án bất động sản và khai thác mỏ ở Trung Đông và châu Phi.
Rửa tiền và tiền ảo
Để lưu thông dòng tiền của mình, Hamas chủ yếu dựa vào các hoạt động rửa tiền thương mại và giao dịch tiền kỹ thuật số. Phương án này giúp cho các hoạt động của Hamas khó bị theo dõi và không bị nghi ngờ. “So với 100 USD, số lương thực cùng giá trị có thể tiến vào Dải Gaza mà ít bị để ý hơn”, ông Levitt cho biết.
Sau khi Hamas bất ngờ tấn công Israel vào ngày 7/10, chính phủ Mỹ đã cam kết viện trợ nhân đạo 100 triệu USD cho người dân Palestine. Tuy vậy, tờ Wall Street Journal cho rằng phần lớn số tiền này sẽ rơi vào tay Hamas, do tổ chức này kiểm soát tất cả hoạt động ở Dải Gaza.
“Rất khó kiểm soát dòng tiền viện trợ nhân đạo, Hamas có thể sử dụng chúng cho mục đích quân sự thay vì cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân”, ông Alex Zerden, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ nói.
Thủ tướng Israel ra tuyên bố rắn sau khi Hamas thả 2 con tin người Mỹ
Lực lượng Hamas ngày 20.10 thả hai người Mỹ trong số khoảng 200 con tin bị Hamas bắt giữ trong các cuộc tấn công ngày 7.10 ở miền nam Israel.
Chính phủ Israel cho hay hai mẹ con người Mỹ Judith Tai Raanan và Natalie Shoshana Raanan đã trở lại Israel vào cuối ngày 20.10, theo AFP. Không có thông tin chi tiết nào được đưa ra về tình trạng của họ, nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden nhanh chóng cho hay ông "rất vui mừng" trước tin này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 20.10 xác nhận Hamas đã thả hai con tin người Mỹ nhưng cho rằng lực lượng này vẫn giam giữ 10 công dân Mỹ khác trong số khoảng 200 người bị bắt giữ ngày 7.10.
"Vẫn còn 10 người Mỹ khác mất tích trong cuộc xung đột này. Chúng tôi biết rằng một số người trong số họ đang bị Hamas bắt làm con tin, cùng với khoảng 200 con tin khác bị giữ ở Gaza", ông Blinken nói với các phóng viên, nhấn mạnh tất cả con tin "nên được trả tự do ngay lập tức và một cách vô điều kiện", theo AFP.
Bà Judith Tai Raanan và con gái Natalie Shoshana Raanan sau khi được Hamas thả ngày 20.10. Ảnh Reuters
Hai mẹ con người Mỹ nói trên là những con tin đầu tiên được cả hai bên trong cuộc xung đột Hamas-Israel xác nhận là đã được thả kể từ khi các tay súng Hamas tấn công vào miền nam Israel ngày 7.10, giết chết 1.400 người và bắt giữ khoảng 200 con tin. Israel sau đó tiến hành những vụ đánh bom trả đũa liên tục, khiến ít nhất 3.785 người ở Gaza thiệt mạng, theo AFP dẫn số liệu từ cơ quan y tế Gaza.
Sau khi 2 con tin người Mỹ được thả, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không từ bỏ nỗ lực đưa trở lại tất cả những người bị bắt cóc và mất tích. Cùng lúc, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành chiến thắng", theo Reuters.
Điểm xung đột: Thách thức lớn khi tấn công Gaza; vì sao Mỹ chưa muốn Israel đánh Hezbollah?
Phát ngôn viên Abu Ubaida của Lữ đoàn Izz el-Deen al-Qassam thuộc cánh vũ trang của Hamas nói rằng hai con tin người Mỹ đã được thả để đáp lại những nỗ lực hòa giải của Qatar, "vì lý do nhân đạo và để chứng minh cho người dân Mỹ và thế giới thấy rằng những tuyên bố của ông Biden và chính quyền của ông ấy là giả dối và vô căn cứ".
Hamas còn nói rằng họ đang hợp tác với Qatar và Ai Cập để giải phóng các con tin "dân sự", dấu hiệu cho thấy có thể sẽ có thêm nhiều con tin được trả tự do, theo AFP.
Chiến đấu cơ Israel tiếp tục tấn công Gaza?
Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp tục. Báo chí Palestine đưa tin máy bay Israel đã tấn công 6 ngôi nhà ở phía bắc Gaza vào sáng sớm nay 21.10, khiến ít nhất 8 người Palestine thiệt mạng và 45 người bị thương, theo Reuters.
Người Palestine ngày 19.10 tập trung quanh các tòa nhà dân cư bị phá hủy trong các cuộc tấn công của Israel vào thành phố Zahra ở phía nam thành phố Gaza. Ảnh Reuters
Israel đã yêu cầu tất cả dân thường sơ tán khỏi phía bắc của Dải Gaza, trong đó có cả thành phố Gaza. Nhiều người vẫn chưa rời đi vì sợ mất tất cả và không còn nơi nào an toàn để đi khi các khu vực phía nam Gaza cũng đang bị tấn công.
Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cho hay hơn 140.000 ngôi nhà, gần 1/3 tổng số nhà ở Gaza, đã bị hư hại, trong đó có gần 13.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.
Cửa khẩu Rafah vì sao trở thành huyết mạch sống còn với người Gaza?
Cộng đồng quốc tế đang tập trung vào việc viện trợ cho Gaza thông qua một điểm tiếp cận không do Israel kiểm soát, cửa khẩu Rafah ở biên giới giữa phía nam Gaza và Ai Cập. Tổng thống Biden, đã đến thăm Israel hôm 18.10, cho hay ông tin rằng các xe tải chở hàng viện trợ sẽ đến Gaza trong vòng 24-48 giờ tới.
Cho đến nay, các nhà lãnh đạo phương Tây chủ yếu đề nghị hỗ trợ chiến dịch của Israel chống lại Hamas, mặc dù ngày càng có nhiều lo ngại về hoàn cảnh khó khăn của dân thường ở Gaza.
Trong khi đó, nhiều quốc gia Hồi giáo đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và các cuộc biểu tình yêu cầu chấm dứt bắn phá Gaza đã diễn ra tại nhiều thành phố trên khắp thế giới Hồi giáo trong ngày 20.10, theo Reuters.
Ông Biden nêu lý do Hamas tấn công Israel
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20.10 cho rằng cuộc tấn công ngày 7.10 của Hamas vào Israel nhằm phá vỡ khả năng bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Xê Út. "Một trong những lý do khiến Hamas tiến tới Israel... họ biết rằng tôi sắp ngồi lại với người Ả Rập Xê Út", Tổng thống Biden nói tại một buổi gây quỹ tranh cử, theo Reuters.
Chiến hạm Mỹ diệt tên lửa hướng về Israel do lực lượng Houthi phóng từ Yemen
Khả năng bình thường hóa quan hệ với Ả Rập Xê Út và các quốc gia Ả Rập khác là ưu tiên hàng đầu của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến công du tới Riyadh vào tháng 6, dù ông thừa nhận sẽ không có tiến triển gì sắp diễn ra.
Hôm 8.10, ông Blinken nói với CNN rằng "sẽ không có gì ngạc nhiên khi một phần động cơ (của cuộc tấn công) có thể là làm gián đoạn những nỗ lực gắn kết Ả Rập Xê Út và Israel lại với nhau".
Sau đó, trong chương trình 60 phút của Đài CBS ngày 15.10, Tổng thống Biden nói rằng triển vọng bình thường hóa "vẫn còn tồn tại, sẽ mất thời gian".
Hàn Quốc nâng khuyến cáo đi lại đến Israel và Liban Ngày 19/10, Chính phủ Hàn Quốc nâng khuyến cáo đi đến 2 nước Israel và Liban, đồng thời hối thúc các công dân rời khu vực này trong bối cảnh xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas leo thang. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Gaza ngày 12/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng tin Yonhap, Bộ Ngoại giao Hàn...