Hầm xương theo cách kỳ lạ này, nước sẽ trong vắt, ngọt lừ, càng nấu càng ngon
Chỉ cần cho thêm thứ củ, quả sẵn có này vào nồi ninh xương, đảm bảo nước trong vắt, ngọt lừ, càng nấu càng ngon.
Để có được nồi nước xương nhanh nhừ, nước trong, thơm ngon, bạn cần chú ý ở tất cả các khâu, từ chọn xương, sơ chế xương đến khi hầm. Và đừng quên chuẩn bị sẵn 1 cũ hành tím được nướng thơm và đu đủ xanh, đảm bảo với cách này, nồi xương của bạn lúc nào cũng trong vắt, ngọt thơm.
Nếu thấy thịt có màu hồng nhạt, nhấn vào có độ đàn hồi và không bị nhớt thì đấy chính là phần xương ngon
Tùy vào món ăn mà bạn có thể chọn phần xương lợn phù hợp. Thế nhưng, khi chọn nguyên liệu bạn cần chú ý chọn được phần xương ngon. Nếu thấy thịt có màu hồng nhạt, nhấn vào có độ đàn hồi và không bị nhớt thì đấy chính là phần xương ngon.
Ngược lại, nếu thấy thịt có màu đỏ đậm, nhớt và không đàn hồi thì đấy là thịt đã để lâu ngày, bạn chớ dại mua kẻo rước bệnh vào người.
Bạn nên chần sơ xương lợn trước khi hầm
Việc làm sạch, khử mùi hôi của xương lợn trước khi chế biến rất quan trọng. Bởi nếu làm sai thì nồi nước hầm của bạn sẽ có mùi hôi, nhiều bọt và không ngọt.
Cách sơ chế xương lợn rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa chúng với nước muối pha loãng và chút gừng đập dập. Sau đấy, chần sơ qua xương với nước sôi để mùi hôi, các tạp chất bị cuốn sạch.
Cách hầm xương nhanh nhừ, nước trong
Video đang HOT
Trong quá trình ninh xương, chú ý hớt bọt thường xuyên để nước xương được trong hơn
Bạn cho xương và một củ hành tím đã nướng và 1 thìa cafe muối vào nồi, sau đấy cho phần nước thích hợp vào ngập xương và đun với lửa lớn. Khi nước trong nồi sôi thì hạ nhỏ lửa.
Đun với lửa nhỏ sẽ giúp nước ngọt trong xương tiết ra từ từ, nước dùng vì thế mà đậm đà, hấp dẫn hơn. Khi hầm xương, bạn cũng đừng quên hớt bọt thường xuyên để nước dùng trong vắt.
Đặc biệt, muốn xương nhanh nhừ bạn đừng quên cho khoảng nửa quả đu đủ xanh vào hầm cùng. Đu đủ sẽ giúp xương nhanh mềm, nước dùng ngọt và hấp dẫn hơn.
Xử lý khi nước dùng bị đục
Lược lại với rây cũng là cách giúp nước hầm xương trong vắt
- Lược nước dùng qua một xoong khác với một khăn vải mỏng rồi đun lại.
- Lấy một lòng trắng trứng, đánh tan cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
- Nếu ninh xương gà mà bị đục thì có thể cho tiếp xương gà vào đun cũng làm cho nước trong hơn.
- Cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô (nấm hương) hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.
Lưu ý: Không nêm nếm nước xương bằng bột nêm vì loại gia vị này làm từ hạt xương hầm sẽ khiến cho nồi nước dùng bị đục. Thay vào đó, hãy nêm bằng muối. Bạn cũng có thể sử dụng rau củ như cà rốt, hành tây, củ cải… làm cho nồi nước dùng có vị ngọt tự nhiên thay vì cho bột ngọt.
K.N
Cách làm lẩu bò nhúng dấm tuyệt hảo như nhà hàng
Một trong những món ngon từ thịt bò là lẩu bò nhúng dấm. Đây là một món ăn dễ làm với các bước chế biến khá đơn giản phù hợp cho bữa cơm sum họp gia đình.
Thịt bò dùng để nhúng lẩu khá phong phú, dễ ăn. Với một gia đình 4 người, món lẩu bò nhúng dấm là một sự lựa chọn tuyệt vời cho cả gia đình sum họp vào cuối tuần. Món lẩu này khó nhất ở công đoạn chế biến nước lẩu và pha mắm nêm chấm bò. Dưới đây là hướng dẫn bí quyết làm lẩu bỏ nhúng dấm cực ngon cho gia đình bạn.
Nguyên liệu làm lẩu bò nhúng dấm:
(Suất cho 4 người ăn)
- 800 gr bò
- Nước hầm xương
- 500 ml dấm, bột nêm
- Nước dừa non 1 quả
- 2 trái chanh
- 1 quả dứa
- Mắm nêm
- Bánh tráng cuốn, bún tươi 1kg
- Rau sống, Dứa, khế, chuối xanh, sả, xà lách, rau thơm bạc hà, rau mùi, giá, cà rốt, dưa chuột bao tử, chuối xanh, khế tỏi, hành tây, sả, chanh, hành củ, gia vị
Lưu ý chọn thịt bò: Bò dùng để nhúng lẩu nên chọn loại thăn bò nõn hoặc phile bò mềm, dễ ăn.
Cách làm lẩu bò nhúng dấm:
- Chế biến nước lẩu (nước dấm nhúng thịt): xay quả dứa, chắt lấy nước cốt, đổ vào nồi, thêm khoảng hai bát nước hầm xương hoặc nước lã, một quả dừa tươi, 1 củ hành tây cắt nhỏ, 1/3 bát dấm rồi nêm vào chút bột nêm, đun sôi rồi nếm sao cho chua ngọt vừa đủ. Cắt hai cây sả rồi đập dập cho vào nồi nước cho thơm, đun sôi nhẹ cho nước nhúng hòa đều.
- Pha mắm nêm: Dứa gọt vỏ, bỏ sạch mắt mang băm nhỏ rồi để ra một tô lớn. Giã tỏi cùng với dứa, ớt băm nhỏ vào quậy đều. Pha chế với tỉ lệ: 1 phần mắm nêm 1,5 phần đường nước cốt chanh cho vừa chua nhẹ dứa tỏi ớt băm nhỏ trộn đều.
Thịt bò nhúng giấm nên chọn loại thăn bò, thái lát mỏng. Ảnh minh hoạ
- Thịt bò: Miếng thịt bò cần được xắt lát thật mỏng (cố gắng xắt càng mỏng càng tôt nhưng đừng để cho thịt vụn). Sau đó cần ướp thịt với hành củ xắt mỏng và chút gia vị rồi để cho nó thấm khoảng 30 phút).
- Với xà lách thì cần tách thành từng bẹ, nhặt sách rau thơm bỏ cọng, giá sống rửa sạch chặt bỏ mũi, dưa chuột bao tử chuối xanh và khế cần được xắt lát mỏng, thái khúc dài tầm 5cm để cuốn, ngâm với nước cho trắng. Rửa sạch rau sống rồi vẩy nước cho thật khô để ráo nước.
Thịt bò sau khi nhúng lẩu cuốn với xà lách, rau thơm rất dễ ăn. Ảnh minh hoạ
- Dọn nồi nước nhúng ra bàn ăn trên bếp ga hoặc bếp điện, xung quanh bày thịt bò, rau sống, bún, bánh tráng. Ban đầu để lửa to cho lẩu sôi sau đó vặn nhỏ vừa phải cho nồi lẩu đủ sôi là được, bạn nhúng thịt bò vào nồi để chín gắp ra cuộn ăn cùng với bánh tráng, rau sống, dưa chuột, bún...
Lẩu bò nhúng dấm là lựa chọn tuyệt vời cho bữa cơm sum họp gia đình. Ảnh minh hoạ
Trời sắp vào thu nên một nồi lẩu cùng nước lẩu chua chua vị giấm, thơm ngon dai dai của bòn, mặn ngọt của mắm nêm là sự kết hợp hoàn hảo cho bữa cơm gia đình. Hãy cùng thay đổi và làm mới món ăn hàng ngày cho gia đình bạn bằng món ăn độc đáo này nhé.
Theo VietQ
Bữa sáng thơm ngậy với bánh giò nóng Bánh giò nóng hổi, chỉ cần ăn không cũng đã rất ngon rồi. Và nếu thích, bạn có thể ăn bánh kèm dưa góp, giò lụa hoặc tương ớt cay cay. Bánh giò nóng Bánh giò là một loại bánh quen thuộc của người dân Việt Nam. Bánh được nhiều người yêu thích bởi lớp bột mềm mượt, béo ngậy, thơm mùi lá...