“Hâm nóng” việc học sau Tết
Sau một kỳ nghỉ Tết dài ngày đầy vui vẻ và hấp dẫn, những thói quen sinh hoạt cũng bị thay đổi không nhỏ sẽ khiến học sinh khó khăn và không mấy hứng thú khi trở lại trường.
Đây là một thực tế làm “đau đầu”, vất vả không chỉ với gia đình mà còn cả nhà trường trong việc ổn định nền nếp cho học sinh trở lại. Để việc học hành những ngày trong và sau Tết bớt vất vả cần có biện pháp “hâm nóng” việc học hành, sinh hoạt, nền nếp phù hợp, hiệu quả.
“Thả phanh” hoàn toàn
Trong những ngày Tết, học sinh thường không phải lo làm bài tập, không lo bị cô giáo kiểm tra bài hoặc quở trách và cũng không bị bố mẹ ép học bài vào mỗi buổi tối… Tất cả những nỗi lo học hành của trẻ tạm “gác” lại để nhường chỗ cho vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại “thả phanh”. Chính vì vậy, nói đến Tết thì chẳng HS nào không thích và mong đến tới Tết. Tuy nhiên, có một lịch sinh hoạt trong những ngày Tết càng được “thả phanh” và thay đổi bao nhiêu thì sau Tết càng khó khăn hơn trong việc thiết lập lại thói quen nề nếp học tập, sinh hoạt của trẻ bấy nhiêu.
Chị Thanh – một nhân viên văn phòng tại Hà Nội kể: Bé Thuý con gái chị quen chơi khuya và ngủ thả phanh tới 8-9h sáng suốt đợt nghỉ Tết dài thế nên vào ngày trở lại trường học bé nhất định không chịu dậy tới trường dù chị vừa dỗ dành lẫn “nạt nộ”. Cuối cùng, sợ muộn làm chị đành “bất lực” để con ở lại nhà với ông bà nội.
Tình trạng đó không chỉ diễn ra với nhà chị Thanh mà đến công sở nào trong những ngày đầu năm thì tình trạng chị em đã than thở về nền nếp sinh hoạt đảo lộn là phổ biến. Có chị lo lắng con khó trở lại nếp sinh hoạt cũ nên khi bắt đầu phải đi học đã bắt con đi ngủ sơm hơn, nhưng cũng nhiều ông bố lại bênh con, để con chơi “nốt”. Và kết quả nhiều bé sáng dậy trong tình trạng hoặc cuộn chặt chăn rên rỉ, mè nheo, không chịu ăn uống… chỉ thích đi chơi.
Đối với những HS ở cấp học lớn hơn, sau một thời gian dài đi ngủ lúc 12-1h đêm và ngủ nguyên đến trưa 10-11h mới dậy, đồng hồ sinh học gần như bị thay đổi hoàn toàn. Thế nên không ngạc nhiên khi đến ngày đi học, các bạn khó khăn trong việc dậy sớm và trễ học là chuyện đương nhiên. Không những thế còn đến lớp với tâm trạng lơ mơ, vật vã làm cho đầu óc không tỉnh táo, rất khó tiếp thu bài vở. Cộng thêm dư vị của không khí Tết còn bao trùm khắp lớp nên lớp học càng trở nên nhộn nhịp với đủ lại hoạt động vui chơi càng khiến các em mất tập trung, chán học. Nhiều HS sẵn tiền mừng tuổi, nên cũng sẵn sàng trốn vài tiết học để trốn vào hàng nét chơi điện tử, chat chit…
“Hâm nóng” học tập cách nào?
Video đang HOT
Rõ ràng sau một kỳ nghỉ dài đầy vui vẻ và hấp dẫn như kỳ nghỉ Tết thì trẻ có thể sẽ khó khăn và không hứng thú với việc trở lại với học tập, trường học. Chính vì vậy để tránh tình trạng trên, gia đình cha mẹ cần lên một kế hoạch nghỉ Tết hợp lý cho trẻ.
Kinh nghiệm nhiều bậc phụ huynh cho thấy, sau kỳ nghỉ bố mẹ sẽ rất vất vả để đưa trẻ vào “guồng” học tập nếu trẻ thiếu tính tự giác. Do đó, bố mẹ nên luôn nhắc nhở trẻ việc học tập. Không nên để trẻ ăn chơi, ngủ nghỉ, học tập thoải mái hoàn toàn trong cả kỳ nghỉ Tết.
Gợi cho trẻ niềm vui trở lại trường.
Cha mẹ có thể giúp con bằng cách sử dụng các loại lịch gắn tường hoặc bảng kế hoạch cá nhân để trẻ tự đánh dấu các bài tập đến hạn phải nộp, khi nào có bài kiểm tra, hoạt động ngoại khoá. Việc học trong ngày Tết không nhất thiết phải ép trẻ mở sách vở, ngồi tính toán hoặc đánh vật với bài tập làm văn mà có thể học theo hình thức đố vui vẻ. Ví như, trong khi đi đường, hoặc nấu nướng tại nhà bố mẹ có thể cùng con học, và ôn tập kiến thức theo hình thức học mà vui như làm nhẩm phép tính đối với môn Toán, gợi ý cách làm bài tập làm văn hay và đủ ý, điền từ còn thiếu vào câu văn…
Đặc biệt nên nhắc nhở trẻ biết ngày nào phải quay lại trường học tập, ôn tập nhẹ nhàng bài vở để tránh việc quên kiến thức. Tránh tình trạng ngày mai đi học thì tối muộn mới giục con học, nhồi nhét kiến thức sẽ không đạt kết quả gì. Buổi tối cuối cùng của kỳ nghỉ, các bậc phụ huynh có thể đề nghị bé soát thời khóa biểu và kiểm tra xem con đã chuẩn bị tốt tất cả các môn học ngày mai chưa. Nếu bé có điều gì chưa rõ, bạn nên giúp trẻ.
Làm mới góc học tập của trẻ với việc lau chùi cẩn thận bàn ghế, kê ngay ngắn gọn gàng, sắp xếp giá sách khoa học… cũng sẽ tạo không khí mới mẻ, sinh động, kích thích trẻ muốn ngồi vào bàn học và “chăm” ngồi vào bàn học hơn. Rất đơn giản mà hiệu quả, đó là cha mẹ có thể đặt một khung ảnh đẹp trên bàn, một chiếc đồng hồ đẹp mắt, một chiếc đèn bàn được trang trí sinh động hoặc một hộp bút lạ, đáng yêu.
Việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Được nghỉ, trẻ được ở nhà, ăn ngủ tự do và được cha mẹ dẫn đi chơi thoải mái khắp nơi, nhiều trẻ mang tâm trạng uể oải, không thích đến trường hoặc học tập với thái độ chểnh mảng. Khi còn mệt mỏi, hứng thú ôn bài và khả năng tiếp thu bài của trẻ sẽ giảm. Trẻ khó có thể nhồi nhét vào đầu kiến thức mới khi dư âm về chuyến du lịch vẫn còn in dấu trong đầu, hoặc mệt mỏi khi vừa có một hành trình du lịch dài ngày trở về nhà. Vì vậy, trong Tết, cha mẹ cần lên kế hoạch những chuyến đi chơi xa hợp lý sao cho trẻ không bị mệt. Tránh tình trạng trở về nhà hôm trước thì hôm sau đã phải cắp sách đến trường. Bên cạnh đó, không cho bé thức khuya, nhớ cho trẻ ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho ngày mới đi học.
Các nhà tâm lý GD cũng khuyên rằng cần gợi cho trẻ niềm vui khi trở lại trường, được gặp lại các bạn, thầy cô giáo ở lớp học thân yêu. Đối với trẻ, năm mới sẽ có nhiều điều mới để khoe và năm mới càng phải cố gắng học tập để đạt được nhiều kết quả mới, điểm cao mới. Đặc biệt, cha mẹ hãy biết tạo hứng thú niềm vui học tập trở lại bằng cách bắt đầu từ môn học trẻ thích nhất hoặc học khá nhất sau đó mới đến các môn học, lĩnh vực khác. Vì như vậy, trẻ sẽ thấy hào hứng, hiệu quả. Nên cho con làm những bài tập dễ đến khó, để trẻ không nản chí khi gặp bài khó.
Cha mẹ cũng cần lưu ý, hiệu quả từ việc học nhóm cũng khá tốt. Bởi khi học nhóm trẻ sẽ thực hiện tốt việc làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên chỉ có thể tiến hành đối với những trẻ cùng học một lớp để có cùng bài tập, cùng bài kiểm tra và có những ngày học hợp lý, cùng có những khó khăn như thế trẻ sẽ có hứng thú học hơn. Học nhóm không phải để giải quyết mọi bài tập khó, nhưng việc học nhóm giúp HS vận dụng mọi thứ hiệu quả hơn.
La mắng, đánh đòn khi trẻ có biểu hiện thụ động đến lớp là thái độ tiêu cực ở người lớn. Vì vậy, nếu trẻ có lơ là trong những ngày đầu trở lại lớp, đừng dùng roi vọt để răn dạy trẻ. Thay vào đó, cần giúp trẻ tìm thấy niềm vui học tập bằng cách hỏi con về cuộc trò chuyện giữa chúng với bạn bè trong ngày đến lớp đầu tiên sau Tết. Đặc biệt, không nên bắt con học với cường độ quá cao, hoặc dồn ép chúng vào các lớp học thêm ngay tuần đầu tiên sau Tết. Cần dành chút thời gian ngồi bên bàn học cùng con để giải thích ngay những kiến thức mà chúng chưa kịp tiếp thu tại lớp. Nếu bé chưa thực sự hào hứng lắm, sao bố mẹ không bắt đầu với con bằng một cuốn truyện tranh, trái bóng, trò chơi nào đó. Sau giờ học, trẻ cần được giải trí, thư giãn bằng một trò chơi nhẹ nhàng giúp vận động tay chân.
Theo Ngọc Hà
GD & TĐ
Cánh thiệp in hoa
Hồi ấy, tôi chọn học ban D nhưng không phải theo năng lực của mình mà vì hai đứa bạn thân nhất thời cấp hai của tôi đều chọn ban đó, nên tôi muốn theo.
Tôi thích nhất là giờ sử, vì giáo viên giảng bài rất hay, rất lôi cuốn. Thầy vừa giảng, vừa kể những câu chuyện liên quan đến bài học bằng chất giọng truyền cảm nên cả lớp im phăng phắc lắng nghe. Mỗi lần kiếm tra bài, học sinh nào đạt điểm 10 đều được thầy tặng một cánh thiệp in hoa rất đẹp. Trong đó, thầy viết những lời động viên và ký tên. Chỉ vậy thôi mà đứa nào cũng thích nên giờ học của thầy rất hiếm khi có trò không thuộc bài.
"Thầy em bị cắt Amidal
Do giảng bài nhiều nên... dư thịt chàm vàm
Phải vô bệnh viện làm phẫu thuật
Dù đau đớn mấy cũng phải cam.
Giờ thầy, lớp học buồn hiu hắt
Người khác dạy thay chẳng thể bằng
Điểm mười vẫn có, nhưng không thiệp
Những cánh lan, hồng... vắng chủ nhân.
Mai mốt thầy em xuất viện về
Chắc sẽ giảng bài như... tỉ tê
Nhỏ giọng để đừng sưng cuống họng
Sợ lắm dây đờn với thuốc mê!"
Không may cho tôi, lúc đó cô giám thị tình cờ đi ngang lớp, thấy ồn ào nên rẽ vào đọc hết bài thơ rồi hỏi ai là tác giả? Tôi đỏ mặt đứng lên. Cô nói hành động như thế là thiếu tôn trọng giáo viên. Cô giảng cho tôi một bài học rồi bảo sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Khi hay chuyện, cô chủ nhiệm rất ngạc nhiên. Bởi ở lớp, tôi vốn là một học sinh ngoan hiền. Cô không nghĩ là tôi làm thế.
Tiết sinh hoạt chủ nhiệm, cô rầy cả lớp. Còn với tôi, cô gọi lên bảo đợi khi thầy sử đi dạy lại thì gặp thầy xin lỗi, nếu không sẽ bị kỷ luật. Tôi hoảng quá, không ngờ chỉ một chút nghịch ngợm bộc phát bất chợt mà gây họa. Tôi hứa với cô sẽ xin lỗi thầy. Nhưng khi thầy đi dạy lại rồi, tôi cứ lần lữa mãi... Tôi thấy "quê" và không muốn để lại ấn tượng xấu trong lòng thầy. Khi biết sáng chủ nhật nào thầy cũng chơi bóng rổ ở sân trường, tôi quyết định chọn thời điểm đó để gặp thầy và nói lời xin lỗi. Thật không ngờ, thầy không giận dữ như tôi tưởng, cũng không trách móc gì. Với nụ cười thật hiền, thầy xoa đầu tôi như đứa trẻ và bảo rằng: "Sau này, đừng như thế nữa nghe chưa. Thầy biết em quý thầy và chỉ muốn đùa vui qua thơ, nhưng viết trên bảng của lớp như vậy là quá... gan! Mà em làm thơ hay đấy chứ!". Tôi đỏ mặt, rối rít cảm ơn thầy rồi "rút" êm. Với tôi, việc đó trở thành một kỷ niệm khó quên của tuổi học trò. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in.
Sau lần đó, tôi trở nên ngoan hơn, học hành chăm chỉ hơn nhưng chuyện đùa vui với bạn bè thì không có gì thay đổi, vẫn là cây tiếu lâm của lớp, vẫn có những hành vi nghịch ngầm nhưng đã biết giới hạn trong phạm vi cho phép. Và, lớp học luôn sôi nổi trong giờ ra chơi, luôn đầy ắp tiếng cười bởi những trò hài hước của tôi, phối hợp với sự đồng diễn của các bạn rất nhịp nhàng, ăn ý...
Năm tháng học trò rồi cũng qua. Mùa chia tay rồi cũng đến dù không ai muốn. Chúng tôi bịn rịn nói lời tạm biệt và chúc nhau thi tốt trong kỳ thi tốt nghiệp sắp đến. Rồi sau đó, mỗi người một nơi. Có đứa tiếp tục tiến xa hơn trên con đường học vấn nhưng cũng có người phải từ giã bút nghiên bước vào đời, niềm vui tuổi học trò đành bỏ lại sau lưng...
Rồi 30 năm sau... Giờ đây, tôi đã là một phụ nữ tóc điểm sương. Nhưng mỗi khi có ai đó nhắc đến tuồi học trò thì những kỷ niệm thời đi học lại ùa về khiến tôi thấy lòng mình rưng rưng...
Theo người lao động
Bệnh ung thư vào từ... mồm "Bên cạnh yếu tố cơ địa đột biến gen, tập quán ăn uống đóng vai trò quan trọng, có thể dẫn đến ung thư" - BS Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, nói. Mầm bệnh từ chế độ ăn uống, ngủ nghỉ Theo BS Thịnh, trước đây khi người dân còn nghèo, thường ăn nhiều loại rau...