Hạm đội hỗn hợp Trung Quốc – Nga sẽ chạy xuyên qua eo biển Nhật Bản
Nga – Trung đang tích cực chuẩn bị cho cuộc tập trận chung chống cướp biển, khủng bố trong một bối cảnh quốc tế đặc biệt.
Tàu săn ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs của Hạm đội Thái Bình Dương – Hải quân Nga.
Sáng ngày 15/4, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã tổ chức lễ xuất quân long trọng tại vịnh Sitelieluoke (đọc âm Hán) ở Vladivostok.
4 chiếc tàu chiến tham gia buổi lễ sau đó đã trực tiếp nhổ neo rời khỏi nơi đóng quân. Chúng sẽ tham gia cuộc diễn tập trên biển liên hợp Nga-Trung sắp tới.
Cuộc diễn tập quy mô lớn nhất của hải quân hai nước
Trang mạng của Bộ Quốc phòng Nga ngày 13/4 cho biết: “Từ ngày 22-29/4/2012, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc diễn tập liên hợp hải quân “Hợp tác trên biển-2012″ tại biển Hoàng Hải.
Đây sẽ là một cuộc sát hạch quan trọng nhất và lần đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương Nga trong năm. Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tận dụng cơ hội này thể hiện sức mạnh trên biển và điểm đặc biệt của mình với đối tác nước ngoài”.
Phó Tư lệnh Hải quân Nga Sukhanov gần đây nhấn mạnh, cuộc diễn tập lần này sẽ là cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển quy mô lớn nhất trong những năm gần đây của hải quân hai nước.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Trước đó, Hạm đội Thái Bình Dương đã tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp song phương “Sứ mệnh hòa bình-2005″ vào năm 2005 được tổ chức trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Quy mô cuộc diễn tập lần này sẽ lớn hơn lần trước. Tàu chiến tham gia diễn tập bao gồm 3 tàu chống hạm cỡ lớn là “Đô đốc Tributs”, “Nguyên soái Shaposhnikov”, “Đô đốc Vinogradov” và tàu kéo Pechenegs kiểu -37, 522.
Tham gia diễn tập còn có 4 máy bay trực thăng phiên bản hải quân Ka-27 và binh sĩ thủy quân lục chiến (lính thủy đánh bộ).
Chỉ huy các tàu chiến tham diễn lần này của Hải quân Nga là tàu săn ngầm cỡ lớn – tàu chỉ huy Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương.
Tàu săn ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Shaposhnikov” Nga.
Một sĩ quan của Bộ Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Nga cho biết: “Ngoài tàu Đô đốc Tributs là trực tiếp đến địa điểm diễn tập sau khi tham gia xong cuộc diễn tập chống cướp biển ở vịnh Aden, tất cả các tàu chiến tham diễn của Hạm đội Thái Bình Dương đều xuất phát từ vịnh Sitelieluoke, sáng sớm ngày 22/4 sẽ đến cảng biển của Trung Quốc.
Cũng trong ngày 22/4, tàu chiến hải quân Nga sẽ tham gia hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm Hải quân Trung Quốc. Ngày 24/4, hai bên chính thức bắt đầu diễn tập quân sự liên hợp. Số lượng tàu chiến tham diễn của Nga và Trung Quốc sẽ hơn 20 chiếc”.
Video đang HOT
Cùng chạy xuyên qua eo biển Nhật Bản
Căn cứ vào “Lệnh tham gia diễn tập quân sự liên hợp hải quân Trung-Nga 2012 của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga” do Tư lệnh Hải quân Nga Vysotsky ký cách đây không lâu, trong thời gian diễn tập, Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc sẽ cử tàu khu trục tên lửa cùng với tàu chiến Nga hợp thành biên đội hỗn hợp, cùng chạy xuyên qua eo biển Nhật Bản đi vào biển Hoàng Hải,
tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên vùng biển gần Thanh Đảo. Sau khi hoàn thành toàn bộ chương trình diễn tập, Hải quân Nga và Trung Quốc sẽ còn tổ chức lễ duyệt binh trên biển liên hợp tại biển Hoàng Hải.
Quan chức Bộ Quốc phòng Nga từng tiết lộ, cuộc diễn tập quân sự lần này sẽ do 2 bộ phận hợp thành, đó là công tác chuẩn bị cơ bản của Bộ chỉ huy và hạm đội; hai bên cùng diễn tập tại biển Hoàng Hải.
Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo – Hạm đội Bắc Hải – Hải quân Trung Quốc.
Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, “Hai nước Nga, Trung Quốc tổ chức cuộc diễn tập quân sự trên biển lần này, chủ yếu là tăng cường diễn tập liên hợp của hải quân các khoa mục như chống cướp biển, chống khủng bố.
Trong diễn tập, Nga và Trung Quốc sẽ thực hiện tiếp tế trên biển, cùng buộc phải đi qua vùng biển nguy hiểm, cùng đánh bại các cuộc tấn công của vũ khí hải-không quân xuất hiện trên biển, liên hợp triển khai các hành động tìm kiếm và cứu nạn trên biển”.
Quan chức Nga nhấn mạnh: “Hải quân hai nước Nga, Trung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú từ hộ tống chống cướp biển ở vịnh Aden.
Quân đội hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ trong các nhiệm vụ như bảo vệ việc đi lại an toàn của tàu thuyền và giải cứu những tàu thuyền gặp khó khăn”.
Quan chức này tiết lộ, Bộ Tư lệnh hải quân hai nước Trung Quốc và Nga hiện đang thảo luận các vấn đề như tổ chức công tác quản lý và phối hợp, hành động quân sự liên hợp trên biển và công tác bảo đảm cho các hành động đặc biệt.
Hải quân Nga hoạt động tích cực bất thường
Đối với Hải quân Nga, diễn tập quân sự trên biển liên hợp Nga-Trung là một phần trong rất nhiều các cuộc diễn tập quân sự song phương và đa phương mà họ sẽ tham gia trong năm nay.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tàu chiến Nga năm nay sẽ thăm hơn 40 cảng biển của nước ngoài, tham gia nhiều cuộc diễn tập hải quân quốc tế, các nước hợp tác gồm Mỹ, Anh, Pháp.
Các cuộc diễn tập có sự tham gia của Hải quân Nga bao gồm các cuộc diễn tập liên hợp như diễn tập quốc tế “Frukus 2012″, diễn tập hải quân “Baltops 2012″ tổ chức ở biển Balic, diễn tập “Ionex 2012″ tổ chức ở biển Ionian, “Monarch 2012″, “Pomor 2012″ “Northern Eagle 2012″ và “Rimpac 2012″.
Tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Vinogradov của Hải quân Nga.
Thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận
Các nhà phân tích cho rằng, từ năm 2005 đến nay, quân đội hai nước Trung Quốc và Nga đã tổ chức nhiều lần diễn tập quân sự liên hợp trong khuôn khổ SCO, đã phát huy vai trò tích cực đối với việc nâng cao khả năng cùng ứng phó với các thách thức và mối đe dọa mới, bảo vệ hòa bình, ổn định của thế giới và khu vực.
Tháng 8/2011, khi thăm Nga, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Trần Bỉnh Đức đã đạt được đồng thuận với các nhà lãnh đạo Quân đội Nga: Hải quân hai nước xác định tổ chức một cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển từ tháng 4-5/2012.
Đối với cuộc diễn tập lần này, Trung Quốc nhấn mạnh, cuộc diễn tập lần này nhằm tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hai nước Trung-Nga, nâng cao khả năng cùng ứng phó với các thách thức và mối đe dọa mới, bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thế giới.
Máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-27 của Nga.
Cục trưởng Cục Thông tin, Bộ Quốc phòng Nga Gennachenko cho biết, các cuộc diễn tập liên hợp của Nga-Trung và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là hợp tác hữu nghị giữa quân đội các nước có quan hệ đối tác chiến lược, không nhằm vào nước thứ ba.
Mặc dù vậy, trong thời điểm Mỹ chuyển trọng điểm chiến lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Nga liên tục gia tăng mức độ coi trọng ý nghĩa chiến lược của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp Nga-Trung lần này đã gây ra sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tàu săn ngầm cỡ lớn, tàu chỉ huy Varyag, Hạm đội Thái Bình Dương Nga.
Theo Giáo Dục VN
Báo Nga: Trung Quốc sẽ có 5 tàu sân bay, 400 tàu chiến vào năm 2020
Để phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất, ngăn chặn Mỹ, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi số lượng tàu chiến và chế tạo thêm 4 tàu sân bay vào năm 2020.
Ý tưởng tàu sân bay hạng nặng Trung Quốc của dân mạng.
Ngày 10/4, tờ "Thời báo Đài Bắc" dẫn bài viết từ trang mạng bình luận quân sự Nga cho rằng, Trung Quốc sẽ không thỏa mãn với một chiếc tàu sân bay tân trang, có kế hoạch đến năm 2020 tiếp tục chế tạo 2 tàu sân bay thông thường và 1 tàu sân bay động cơ hạt nhân, đồng thời tiếp tục chế tạo 200 tàu chiến.
Nếu tin này là thật, thì khi đó quy mô của Hải quân Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, lên tới 400 chiếc. Hơn nữa, còn có nhà phân tích khác cho rằng, Trung Quốc sẽ chế tạo 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân, chứ không phải 1 chiếc.
Trang mạng này cho rằng, Hải quân Trung Quốc còn tiếp tục phát triển tàu ngầm và lực lượng tên lửa, mục tiêu chủ yếu là phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất.
Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, "chuỗi đảo thứ nhất (từ quần đảo Ryukyu kéo xuống Đài Loan, Philippines đến biển Đông) luôn giam chân Trung Quốc, đã cản trở Trung Quốc phát huy vai trò của một cường quốc khu vực".
Một mục tiêu rõ ràng khác của Hải quân Trung Quốc là ngăn chặn Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập, ngăn cản hoặc trì hoãn sự triển khai của Hải quân Mỹ ở khu vực này.
Mặc dù Trung Quốc cũng đang quan tâm tới Ấn Độ Dương, nhưng Bắc Kinh cho rằng triển khai hải quân ở đó chủ yếu là để giải quyết vấn đề cướp biển.
Tàu chiến Hải quân Trung Quốc.
Nếu con số được bài báo dẫn ra là thật, thì quy mô hạm đội hiện đại của Hải quân Trung Quốc (hiện nay có 200 tàu chiến) đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi. Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình lắp ráp, dự kiến đưa vào hoạt động nhân ngày 1/8 - kỷ niệm thành lập Quân đội Trung Quốc.
Số lượng tàu sân bay mà Bắc Kinh có kế hoạch chế tạo vẫn đang trong quá trình bàn bạc, thảo luận, một số nhà phân tích cho rằng, số lượng tàu sâu bay hạt nhân là 2 chiếc, chứ không phải 1 chiếc.
Bài viết chỉ ra, trong quá trình hiện đại hóa hải quân, Quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục dốc sức phát triển máy bay phiên bản hải quân J-15, máy bay cảnh báo sớm, máy bay trực thăng vận tải Z-8.
Trung Quốc hiện đang phát triển một máy bay cánh quạt 2 turbin cảnh báo sớm và tác chiến chống tàu ngầm (ASW).
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, trên tàu sân bay sẽ mang theo máy bay do thám trên biển, nhưng là Y-8 phiên bản chống tàu ngầm.
Máy bay chiến đấu J-15 phiên bản hải quân bay thử.
Máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn đa năng Z-8 của Trung Quốc.
Máy bay tuần tra trên biển Y-8 của Công ty Công nghiệp Máy bay Thiểm Tây.
Biên đội tàu ngầm Hải quân Trung Quốc.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C tạo thành một mạng lưới chỉ huy chống tàu ngầm trên không chặt chẽ cho tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Mỹ đang đẩy mạnh tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ có có kế hoạch đưa tàu chiến đấu duyên hải USS Independence đến Singapore tập trận trong thời gian tới.
Theo Giáo Dục VN
Mạng TQ tiết lộ ngày chính thức hoạt động của Thi Lang Các phương tiện truyền thông quốc tế thời gian qua đưa ra những phỏng đoán về thời gian và khu vực hoạt động của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Mới đây, Hải Quân Trung Quốc đã công bố báo cáo chính thức về thời gian bắt đầu hoạt động của tàu sân bay này, trên một kênh thông tin không...