Haiti chật vật đối phó tình trạng mất an ninh
Chính phủ Haiti đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mới sau khi xảy ra vụ bắt cóc 17 nhà truyền giáo người Mỹ cùng gia đình, bao gồm phụ nữ và trẻ em, vào ngày 16/10 ở thành phố Port-au-Prince của nước này.
Binh sĩ Haiti gác tại thủ đô Port-au-Prince ngày 6/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ The New York Times dẫn nguồn tin an ninh địa phương cho biết trong số các con tin có cả trẻ em. Những người này thuộc tổ chức Christian Aid Ministries, đã bị bắt cóc khi họ di chuyển tới sân bay trên một chiếc xe buýt để thả một số thành viên trong đoàn xuống đó trước khi tiếp tục đến một điểm đến khác ở Haiti. Các tổ chức dân sự đã kêu gọi thả tự do ngay lập tức nhóm con tin trên cho dù họ mang quốc tịch nào. Tờ The Washington Post đưa tin một thành viên trong nhóm bắt cóc đã gửi tin nhắn kêu cứu trên ứng dụng WhatsApp và người này cho biết không rõ địa điểm bị giam giữ.
Hỗn loạn chính trị ở Haiti kéo dài đã nhiều năm, các vụ bắt cóc dân thường ngày càng tăng, bất kể người giàu hay nghèo. Cơ quan an ninh Haiti bước đầu xác định thủ phạm là một băng nhóm tội phạm có vũ trang có tên 400 Mawozo. Địa bàn hoạt động của nhóm này là giữa thủ đô Port-au-Prince và khu vực biên giới với CH Dominica. Trong nhiều tháng qua, nhóm này chuyên tiến hành các vụ bắt cóc tống tiền không chỉ người nước ngoài mà cả người Haiti và số tiền chuộc mà nhóm này đưa ra thường cao hơn nhiều so với thu nhập hằng năm của người dân đảo quốc Caribe này. Đây không phải lần đầu tiên nhóm Mawozo nhắm mục tiêu tới người nước ngoài. Hồi tháng 4/2021, nhóm này đã bắt cóc 10 người, trong đó có 2 tu sĩ Công giáo người Pháp, trong 20 ngày để đòi tiền chuộc.
Lợi dụng tình hình an ninh bất ổn, cuộc khủng chính trị sau vụ ám sát cố Tổng thống Jovenel Moise, các băng nhóm tội phạm vũ trang đã nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động trong khi năng lực lực lượng an ninh bị hạn chế.
Theo ông Gedeon Jean, Giám đốc Trung tâm phân tích và nghiên cứu nhân quyền, các băng nhóm tội phạm tại Haiti có quy mô tổ chức tốt, kiểm soát nhiều địa bàn và có nguồn tài chính dồi dào nhờ các vụ bắt cóc tống tiền, do vậy cảnh sát Haiti gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn hoạt động tội phạm. Thống kê của tổ chức này cho thấy trong 3 tháng đầu năm nay, đã xảy ra 629 vụ bắt cóc tại nước này, trong đó có 29 vụ liên quan đến người nước ngoài, tăng mạnh so với con số 231 của cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Haiti đã bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise vào tháng 7 vừa qua trong khi thảm họa tự nhiên tàn phá nghiêm trọng hệ thống cơ sở hạ tầng vốn đã yếu kém của nước này.
17 nhà truyền giáo Mỹ cùng gia đình bị bắt cóc
17 nhà truyền giáo Mỹ và các thành viên trong gia đình đã bị một băng đảng bắt cóc ở thủ đô Haiti hôm 16/10.
Biểu tình tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise (Ảnh: AFP).
Báo New York Times dẫn lời các quan chức an ninh địa phương cho biết, 17 nhà truyền giáo người Mỹ và gia đình của họ, bao gồm cả trẻ em, đã bị các thành viên của một băng đảng bắt cóc vào ngày 16/10 ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti.
Vụ bắt cóc xảy ra khi các nhà truyền giáo đang rời một trại trẻ mồ côi ở Haiti - quốc gia Caribe đang chìm trong khủng hoảng.
Các quan chức địa phương cho biết, các nhà truyền giáo đã bị bắt cóc khi đang di chuyển bằng xe buýt để đưa một số thành viên của nhóm đến sân bay, trước khi tiếp tục đến một điểm đến khác ở Haiti.
Jennifer Viau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết Washington "đang xem xét vấn đề này".
"Sức khỏe và sự an toàn của công dân Mỹ ở nước ngoài là một trong những ưu tiên cao nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ. Chúng tôi đã nắm được thông tin trên và chưa có thông tin bổ sung để cung cấp vào lúc này", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Đại sứ quán Mỹ tại Haiti không trả lời yêu cầu bình luận ngoài giờ làm việc.
Một phát ngôn viên của cảnh sát Haiti cho biết đang tìm kiếm thông tin về vấn đề này.
Báo cáo không cho biết thông tin chi tiết về các nhà truyền giáo hoặc nhà thờ của họ.
Bạo lực băng đảng gia tăng khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và cản trở hoạt động kinh tế ở Haiti - quốc gia nghèo nhất châu Mỹ.
Bạo lực gia tăng sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise vào tháng 7 và một trận động đất vào tháng 8 khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Nghi phạm thực hiện vụ bắt cóc mới nhất nhằm vào các nhà truyền giáo Mỹ được cho là một băng đảng vũ trang từng thực hiện nhiều vụ cướp, bắt cóc trong nhiều tháng qua ở khu vực giữa Port-au-Prince và biên giới giáp Cộng hòa Dominica.
Các băng nhóm có vũ trang đã kiểm soát các khu vực nghèo nhất của thủ đô của Haiti trong nhiều năm. Chúng đã mở rộng phạm vi hoạt động đến các khu vực khác của Port-au-Prince và vùng lân cận, gieo rắc nỗi kinh hoàng thông qua các vụ bắt cóc.
Hơn 600 vụ bắt cóc được ghi nhận trong 3 quý đầu năm 2021, so với 231 vụ cùng kỳ năm ngoái, theo Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu Nhân quyền - một nhóm xã hội dân sự có trụ sở tại thủ đô của Haiti.
Trong nhiều năm qua, Haiti đã bị tê liệt bởi một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc, và vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise đã khiến quốc gia Caribe này thêm hỗn loạn.
Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát tại nhà riêng khoảng hơn 1h sáng ngày 7/7 ở vùng ven thủ đô Port-au-Prince. Giới chức Haiti đã bắt giữ nhiều nghi phạm, trong đó có 18 nghi phạm là cựu quân nhân Colombia. Mặc dù vậy, các nhà điều tra Haiti vẫn chưa thể xác định ai có thể là chủ mưu đằng sau vụ ám sát chấn động này.
Hồi đầu tháng này, bà Martine Moise, phu nhân Tổng thống Moise, tuyên bố sẽ truy lùng đến cùng cho đến khi những kẻ giết người bị đưa ra công lý.
Hội đồng Bảo an LHQ gia hạn hoạt động của phái bộ tại Haiti Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 15/10, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 2600 về việc gia hạn hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Haiti (BINUH) đến ngày 15/10/2022. Toàn cảnh phiên bỏ phiếu về Nghị quyết 2600 gia hạn hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại...