Hai xu hướng thay đổi quan trọng của ngành giáo dục

Theo dõi VGT trên

Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và với sự ra đời của các công nghệ mới, nhiều kỹ năng sẽ sớm trở nên lỗi thời. Thời của “công việc trọn đời” đã không còn nữa.

Hai xu hướng thay đổi quan trọng của ngành giáo dục - Hình 1

(Ảnh: Adobe Stock).

Các kỹ năng cần thiết mà các doanh nghiệp mong đợi trong tương lai có thể sẽ khác rất nhiều so với những gì được giảng dạy trong quá khứ. Do đó, ngành giáo dục cũng cần thích ứng kịp thời với sự biến chuyển này.

Nói cách khác, chúng ta cần thay đổi những kiến thức đang được giảng dạy, đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy để phản ánh chính xác quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực, chứ không chỉ riêng ngành giáo dục.

Cải cách nội dung kiến thức

Giáo dục ở mọi cấp độ đều phải có sự tiến triển để có thể dạy cho trẻ các kỹ năng cần thiết để tồn tại trong một thế giới đang không ngừng thay đổi. Nhiều công việc lứa học sinh ngày nay sẽ làm trong tương lai thậm chí còn chưa tồn tại. LinkedIn dự đoán sẽ có tới 150 triệu công việc liên quan đến các công nghệ tân tiến trong vòng năm năm tới, và hầu hết những vị trí công việc “hot” nhất trong năm 2022 này đều có thể làm từ xa.

Trong một bài viết về trường học trong tương lai, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã liệt kê những nhóm kỹ năng thiết yếu sẽ quyết định một nền giáo dục và học tập chất lượng cao trong tương lai như sau:

- Các kỹ năng của công dân toàn cầu (bao gồm nhận thức về thế giới rộng lớn và sự bền vững)

- Các kỹ năng đổi mới và sáng tạo (bao gồm tư duy phân tích và giải quyết vấn đề)

- Các kỹ năng công nghệ (bao gồm lập trình và khoa học dữ liệu)

- Các kỹ năng giao tiếp xã hội (bao gồm trí tuệ cảm xúc, sự thấu cảm, hợp tác và nhận thức về xã hội).

Ngày nay, rất nhiều vị trí công việc đã được máy móc tự động hóa, khiến cho các kỹ năng thiên về cảm xúc và giao tiếp xã hội vốn có của con người trở nên cần thiết trong nguồn lực trong tương lai hơn bao giờ hết.

Thay đổi phương pháp giảng dạy

Video đang HOT

Giáo dục chính quy xuất phát điểm từ khoảng thời gian cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên bùng nổ, và nó đã cho thấy cách ta tiếp cận với giáo dục không hề có nhiều sự thay đổi kể từ đó. Trong các lớp học và giảng đường trên toàn thế giới, hầu hết học sinh sinh viên vẫn phải ngồi hướng về bục giảng, lắng nghe giáo viên truyền đạt những lý thuyết mà họ thường được yêu cầu học thuộc.

Để có thể hoàn thành sứ mệnh giảng dạy các kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21 và tạo nên những nhà lãnh đạo mà thế giới đang tìm kiếm, chúng ta cần thay đổi cách thức truyền đạt kiến thức.

Cụ thể, các giáo viên trong tương lai nên trở thành những người hỗ trợ, thay vì những người truyền đạt lại kiến thức. Một số yếu tố có thể thúc đẩy sự thay đổi này có thể kể đến như:

- Tăng số lượng nội dung chuyển đổi số và khuyến khích học tập trực tuyến: Đây là một xu hướng đã được đại dịch Covid-19 đẩy nhanh tiến độ.

- Cá nhân hóa việc học tập với tốc độ và định hướng riêng: Việc học tập sẽ trở nên linh hoạt và phù hợp với tốc độ, nhu cầu của từng học sinh.

- Khuyến khích hợp tác trong học tập với các bài tập nhóm và giải quyết vấn đề: Xu hướng này phản ánh chính xác hơn thị trường lao động thế kỷ 21.

- Rút ngắn thời gian học tập: Theo một nghiên cứu bởi Microsoft, khoảng thời gian con người có thể chú ý chỉ vỏn vẹn tám giây (còn ít hơn của cá vàng). Trong tương lai, nhiều ngành học sẽ cần phải cải cách để có những nội dung ngắn gọn, súc tích hơn.

- Trải nghiệm học tập nhập vai: Khai thác và đưa công nghệ thực tế ảo, như VR và AR, vào lớp học sẽ đem các chủ đề học tập tới gần hơn với thực tiễn đời sống và giúp học sinh nắm bắt môn học.

4 dấu hiệu "bế tắc" của chương trình - sách giáo khoa mới

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.

Năm học 2021-2022 mới là năm thứ 2 ngành giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng thời gian qua đã có nhiều chuyện lùm xùm về những hạn chế của một số đầu sách giáo khoa ở lớp 1, lớp 2 và lớp 6.

Hết chuyện "sạn" trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh Diều), sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)... thì bây giờ lại đang ồn ào chuyện không dạy chữ "P" trong sách Tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).

Phải nói rằng có rất nhiều chuyện đáng bàn đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà dư luận phản ánh, lên tiếng ngay từ khi chương trình tổng thể, chương trình môn học còn trong quá trình lấy ý kiến cho dự thảo chứ không chỉ riêng sách giáo khoa bây giờ.

Chỉ tiếc những ý kiến của các nhà giáo, các chuyên gia và những người quan tâm đến giáo dục nước nhà đã không được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm thấu đáo nên khi thực hiện ở các nhà trường thì những sai sót đó càng khó được khắc phục.

4 dấu hiệu bế tắc của chương trình - sách giáo khoa mới - Hình 1

Văn bản "Tôi đi học" trong sách giáo khoa lớp 1, tập 2 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) bị cắt gọt tùy tiện. Ảnh: Vương Thuỷ

Nhìn lại những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa trong mấy chục năm qua

Kể từ năm 1945 đến nay, ngành giáo dục nước nhà đã có 5 lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa, đó là: cải cách giáo dục năm 1950; cải cách giáo dục năm 1956; cải cách giáo dục năm 1979; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2000; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2018.

Trong những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2000 và năm 2018.

Bởi lẽ, chương trình, sách giáo khoa năm 2000 thì tập trung vào việc tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

Đến chương trình, sách giáo khoa năm 2018 thì hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Nhìn lại những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa trong mấy chục năm qua, chúng tôi thấy lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa năm 2000 và năm 2018 là được triển khai toàn diện nhất, có đầu tư nhiều nhất.

Hơn nữa, trong số những tổng chủ biên, chủ biên, tác giả chương trình tổng thể, chương trình môn học và sách giáo khoa của chương trình năm 2018 có rất nhiều người đã là tác giả chương trình, sách giáo khoa năm 2000.

Tuy nhiên, về cơ bản thì hơn 20 năm qua thì giáo dục nước nhà vẫn chưa được định hình rõ nét. Việc đổi mới giáo dục vẫn gặp nhiều khó khăn, đang đi trên một con đường gập ghềnh nhiều trắc trở và manh mún.

Chỉ tính riêng chương trình năm 2000 cũng có quá nhiều chuyện đáng bàn. Sách giáo khoa là mặt hàng độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và dẫn đến tình trạng nhiều đầu sách được thiết kế chỉ dùng một lần rồi bỏ nên đã gây ra rất nhiều lãng phí.

Sự ra đời của mô hình trường học mới (VNEN) rồi cũng nhanh chóng c.hết yểu... cùng với dự án 87 triệu USD.

Đó là chưa kể hàng loạt sách giáo khoa Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật được thay đổi giữa chừng theo nhiều dự án đi kèm cùng gần chục lần giảm tải, tích hợp chủ đề... khiến cho giáo viên phải quay như chong chóng trước những thay đổi của Bộ.

Chưa có lần thay đổi chương trình nào có những thị phi, rối rắm như chương trình 2018

Năm học 2020-2021, Bộ triển khai thực hiện chương trình 2018 ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa.

Trong số này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 4 bộ sách, gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục; và 1 bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện cuốn chiếu. Năm học 2020-2021 triển khai ở lớp 1; năm học 2021-2022 triển khai ở lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023 triển khai ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Năm học 2023-2024 triển khai ở lớp 4, lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 triển khai ở lớp 5, lớp 9, lớp 12.

Thế nhưng, chỉ sau gần 2 năm triển khai thì những bất cập, hạn chế đã xảy ra.

Thứ nhất là sự biến mất của 2 bộ sách: Cùng học để phát triển năng lực và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục một cách bí ẩn, khó hiểu khiến cho những trường học đã thực hiện 2 bộ sách này gặp khó khăn.

Thứ hai là việc Bộ chủ trương "tích hợp" nhiều môn học ở cấp trung học cơ sở khiến cho các nhà trường lúng túng trong việc bố trí giáo viên, xếp thời khóa biểu, phân chia tỉ lệ kiến thức, vào điểm kiểm tra.

Một môn học có 2-3 giáo viên dạy, thậm chí Nội dung giáo dục địa phương có tới 6 viên dạy trên định mức cả năm cho môn học này là 35 tiết. Có những môn học dạy, kiểm tra độc lập như Âm nhạc, Mĩ thuật nhưng khi vào điểm thì gộp chung thành môn Nghệ thuật.

Chẳng có lần đổi mới nào lại "lạ" như lần này. Một số môn học chỉ 1 cuốn sách giáo khoa mà có từ 2- 6 giáo viên dạy nhưng cuối cùng lại cộng dồn vào 1 đầu điểm và 1 nhận xét chung.

Thứ ba là chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ giao cho các nhà xuất bản thực nghiệm trên một phạm vi hẹp và đưa vào giảng dạy đại trà ngay nên gần như các sách giáo khoa đều có "sạn".

Tất nhiên, khi phát hiện ra "sạn" thì phải chỉnh sửa, bổ sung trên một diện rộng và những thiệt thòi, khó khăn thì giáo viên, học trò và phụ huynh...nhận hết.

Thứ tư là việc bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa còn hình thức, qua loa chưa chú trọng chất lượng. Các nhà xuất bản chủ trì "tập huấn" nhưng chủ yếu là giới thiệu tác giả và nhấn mạnh ưu điểm của bộ sách mà mình biên soạn, xuất bản là chính.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các nhà trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ, khắc phục.

Một vòng đời của chương trình, sách giáo khoa kéo dài hàng chục năm trời, dạy cho hàng chục triệu con người nhưng nhưng ngay từ khi mới bắt đầu thực hiện đã khiến cho dư luận chưa thực sự yên tâm.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Hoa hậu Khánh Vân xác nhận được cầu hôn, chồng sắp cưới từng ly hôn và có con riêng?
12:59:22 30/06/2024
Lan Ngọc "quậy" nhất đám cưới Midu: Tung ảnh không chỉnh sửa cô dâu chú rể, loạt mỹ nhân Vbiz thành "nạn nhân"
13:51:39 30/06/2024
5 chi tiết đậm mùi hào môn trong đám cưới Midu: Màn cắt bánh "độc nhất vô nhị" chưa khủng bằng việc dùng 1 thứ đắt nhất thế giới!
16:10:47 30/06/2024
Nhan sắc trong trẻo của bạn gái Hoài Lâm trong lễ tốt nghiệp
12:55:25 30/06/2024
Người mẹ 3 con đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Puerto Rico ở độ t.uổi U40
13:16:24 30/06/2024
Động thái của "vua cá Koi" Thắng Ngô sau khi ném nhẫn cưới dứt tình với Hà Thanh Xuân
13:59:44 30/06/2024
Thái tử đế chế LVMH hẹn hò ai trước Lisa? Hết tiểu thư tài phiệt đến luật sư đa tài bảo sao em út BLACKPINK bị so sánh
14:08:37 30/06/2024
Quý bà xanh mặt kể lại tình ảo lừa 6 tỷ đồng, hồi chuông cảnh tỉnh phụ nữ nhẹ dạ
12:56:45 30/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ly hôn 4 năm trời, vừa gặp mẹ chồng đã kêu 'Hôm nào đưa con tới chơi, tôi cho phép đấy', tôi chỉ cười rồi nói một câu nhưng mặt bà tái nhợt mặt mũi

Góc tâm tình

17:52:00 30/06/2024
Cảm thấy chẳng còn chuyện gì để nói nên tôi tạm biệt mẹ chồng cũ ra về. Câu nói kia, tôi chỉ nói ra hiện thực chứ chẳng có ý mỉa mai, mát mẻ gì bà.

Vụ Phanh nè: Luật sư vào cuộc, phê phán "bé đường", kênh Chưa biết "xin lỗi"

Netizen

17:51:22 30/06/2024
Những ngày qua, ồn ào của Hùng Didu - Phanh nè và tài khoản Chưa biết nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Hiện tại, sau hơn 2 ngày mất tích, nữ tiktoker đã lộ diện với vẻ ngoài tiều tụy.

Chấm điểm tuỳ hứng gây bức xúc, dàn khán giả Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là ai?

Tv show

17:50:21 30/06/2024
Cư dân mạng bức xúc với cách bình chọn của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai khi anh tài có màn biểu diễn xuất sắc, nhưng điểm số nhận về lại thấp đến khó hiểu.

Lở đất tại Kyrgyzstan, ít nhất 1.300 người phải sơ tán

Thế giới

17:43:41 30/06/2024
Bộ Tình trạng khẩn cấp Kyrgyzstan cho biết tỷ lệ lở đất tại nước này trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6/2024 tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tránh lạm dụng kem chống nắng trong mùa hè

Làm đẹp

17:32:51 30/06/2024
Tuy nhiên, không ít người đã và đang lạm dụng kem chống nắng với suy nghĩ sai lầm: Càng bôi nhiều, bôi liên tục thì làn da sẽ được bảo vệ tối đa, tránh đen sạm trong mùa hè.

Những món đồ tuy là hot trend nhưng chị em tuyệt đối không nên diện khi đi làm

Thời trang

17:18:48 30/06/2024
Với một môi trường có sự yêu cầu cao đối với trang phục như chốn công sở thì việc mang những chiếc quần legging có thiết kế bó sát sẽ khiến tổng thể outfit của chị em trở nên thiếu nghiêm túc và chuyên nghiệp.

Cô dâu Midu thay tới 4 bộ váy lộng lẫy thì chú rể Minh Đạt cũng có hẳn 2 bộ lễ phục, đứng cạnh nhau mà visual tràn màn hình

Phong cách sao

17:17:34 30/06/2024
Từ đầu ngày, các thông tin xung quanh lễ cưới đã khiến dân tình vô cùng mong ngóng, ai nấy cũng chờ đợi được nhìn thấy những khoảnh khắc đáng nhớ của nữ chính Midu đêm nay.

Truy tìm đối tượng mở xưởng cơ khí để chế tạo s.úng quân dụng trái phép

Pháp luật

17:03:39 30/06/2024
Trước đây, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương khám phá chuyên án tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và đã khởi tố bắt tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 21 đối tượng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nư...

Wonderland mất ngôi vương phòng vé, lỗ t.iền tỷ, Gong Yoo cũng không cứu nổi

Phim châu á

16:51:33 30/06/2024
Sau gần 1 tháng ra rạp, Wonderland chỉ bán được gần 620.895 vé, tương đương với 5,8 tỷ won (khoảng 107,3 tỷ đồng). Thành tích này đồng nghĩa với việc bộ phim điện ảnh đình đám đã lỗ, không hề đại náo phòng vé như khán giả đã kỳ vọng

Hoạt hình hành trình tìm lại cội nguồn của cô bé dũng cảm

Phim âu mỹ

16:34:32 30/06/2024
Hãng Skydance Animation vừa giới thiệu bộ phim hoạt hình viễn tưởng WondLa về cô bé Eva tìm lại quê hương.Nhân vật chính trong phim hoạt hình là cô bé Eva t.uổi teen sống trong hầm trú ẩn dưới lòng đất từ nhỏ và được nuôi dưỡng bởi robot...

Gợi ý thực đơn cơm tối cuối tuần ngon miệng với 3 món làm nhanh

Ẩm thực

16:25:45 30/06/2024
Bữa cơm tối cuối tuần chỉ với 3 món đơn giản nhưng thơm ngon, hấp dẫn bạn và gia đình sẽ cảm thấy vô cùng ngon miệng!